1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Ẩn họa mang tên Enrofloxacin pptx

5 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ẩn họa mang tên Enrofloxacin Sau những nỗ lực của cơ quan chức năng, sự hưởng ứng của doanh nghiệp và người nuôi, vấn nạn Trifluralin trên thủy sản đã tạm thời lắng dịu. Thế nhưng hiện nay, các DN xuất khẩu thủy sản lại lên tiếng về nguy cơ mất thị trường vì loại hoạt chất có tên là Enrofloxacin. Năm 2010, sau khi tăng cường kiểm tra 100% các lô hàng của Việt Nam về hóa chất Trifluralin, hiện Nhật Bản lại tiếp tục cảnh báo sẽ tăng cường kiểm tra chất kháng sinh Enrofloxacin trong thuỷ sản từ VN trên 30% các lô hàng. Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Cty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), Chủ tịch Ủy ban tôm VASEP bày tỏ lo ngại: "Thị trường tôm VN chủ yếu tiêu thụ ở Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ chất kháng sinh này cho phép dưới 0,6 ppb (0,6 phần tỉ) - nghĩa là gần như cấm hiện diện trong sản phẩm. Ở Nhật Bản chỉ cho phép tồn lưu trong thực phẩm dưới 10 ppb. Ngày 7/3/2011 vừa qua, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định tăng cường kiểm tra thủy sản xuất từ VN đối với chất kháng sinh Enrofloxacin, nếu chỉ cần phát hiện có thêm 1 lô hàng bị phát hiện có chất này vượt mức cho phép, Nhật sẽ nâng mức kiểm tra lên 100% lô hàng như đang kiểm hoá chất Trifluralin đang áp dụng”. Không chỉ có Enrofloxacin, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cũng đã lên tiếng cảnh báo về việc người nuôi tôm đang lạm dụng chất khác là Benzalkonium Chloride (BKC) – chất được xem để tẩy trùng, diệt tảo, vi sinh vật, nấm… trong việc cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thay cho chất Trifluralin đã bị cấm. Lời cảnh báo từ thị trường Nhật cho thấy không chỉ các DNXK thủy sản VN mà cả người nuôi tôm cần thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ uy tín chất lượng sản phẩm tôm VN, trong đó đặc biệt là không thể thờ ơ bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn trong việc sử dụng hóa chất kháng sinh. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề trên là điều không dễ. Bởi trên một vùng nuôi tôm rộng lớn trải dài theo các tỉnh ven biển ở vùng ĐBSCL, các nhà máy chế biến thủy sản thu mua tôm nguyên liệu từ nhiều nơi. Do đó chỉ cần một số ít người nuôi tôm vì thiếu hiểu biết trong việc sử dụng thuốc hoặc lạm dụng cũng sẽ dẫn tới làm ảnh hưởng và vô tình gây họa cho con tôm VN. Theo các cán bộ Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ, kết quả nghiên cứu, phân tích từ thực tế tôm nuôi cho thấy, nếu sử dụng chất kháng sinh như cảnh báo trên trong nuôi tôm, phải mất 28 ngày sau khi sử dụng lần cuối thì tồn lưu chất này mới giảm còn khoảng 10ppb, vừa đủ để có thể vào được thị trường Nhật Bản, nhưng không thể bán vào thị trường Bắc Mỹ. Như vậy, nếu không có những biện pháp kịp thời, nhiều khả năng tôm VN sẽ bị kiểm tra 100% vào thị trường Nhật. Qua kiểm chứng thực tế từ nhiều người dân nuôi tôm trong vùng, loại hóa chất kháng sinh Enrofloxacin hay BKC hầu như ai cũng biết và những người nuôi tôm chuyên nghiệp đã loại bỏ chất này từ lâu. Thậm chí rất nhiều hộ nuôi tôm đã chuyển sang dùng chất vi sinh, thảo dược theo hướng nuôi tôm sạch. Ông Võ Hồng Ngoãn, một người dân nuôi tôm có tiếng ở xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu khẳng định: “Đó là những hóa chất “xưa rồi”, chỉ có một số người nuôi tôm không hiểu biết thì mới lạm dụng. Còn những người nuôi tôm có thâm niên chúng tôi, chẳng ai dùng". Dù vậy, theo ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng thì 2 loại hóa chất này tuy không có trong danh mục 20 hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, nhưng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững, chúng ta cần tuyên truyền vận động người dân hạn chế tối đa việc sử dụng. Và như đã đề cập, để không xuất hiện thêm sự cố tương tự như Trifluralin, các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng tìm hiểu sâu hơn các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nước nhập khẩu, từ đó có sự xem xét để quyết định việc cho phép hay cấm việc sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng những hoạt chất này trong nuôi trồng thủy sản. “Các chương trình khuyến ngư tăng cần thời lượng phát sóng hướng dẫn người nuôi tôm về tác hại của việc sử dụng kháng sinh tràn lan, nhất là nhóm kháng sinh Quinolones và các dẫn xuất của nó, trong đó Enrofloxacin là một dẫn xuất và dẫn xuất khác sử dụng khá phổ biến là Ciprofloxacin. Người nuôi tôm nào có sử dụng kháng sinh nêu trên phải có ghi sổ và chỉ thu hoạch tôm ít nhất sau 28 ngày kể từ lần sử dụng cuối” - ông Hồ Quốc Lực HỮU ĐỨC - THÀNH CÔNG . Ẩn họa mang tên Enrofloxacin Sau những nỗ lực của cơ quan chức năng, sự hưởng ứng của doanh nghiệp và. nay, các DN xuất khẩu thủy sản lại lên tiếng về nguy cơ mất thị trường vì loại hoạt chất có tên là Enrofloxacin. Năm 2010, sau khi tăng cường kiểm tra 100% các lô hàng của Việt Nam về hóa chất. chất Trifluralin, hiện Nhật Bản lại tiếp tục cảnh báo sẽ tăng cường kiểm tra chất kháng sinh Enrofloxacin trong thuỷ sản từ VN trên 30% các lô hàng. Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Cty CP Thực

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:20

Xem thêm: Ẩn họa mang tên Enrofloxacin pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN