Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Đình Vinh ĐIỂM Lớp: DH10TB
Môn học: Luật đầu tư
Câu hỏi:Tìm hiểu trách nhiện quản lý đầu tư của Chính Phủ, bộ Kế hoạch- Đầu tư
và cơ quan các cấp?
Bài làm:
*Trách nhiệm quản lý đầu tư của Chính Phủ:
-Chính phủ có trách nhiệm quản lý đầu tư trong phạm vi cả nước Như ban hành
các nghị định nhằm quản lý hoạt động đầu tư Ví dụ: nghị định số 61/2010/NĐ-CP
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nghị
định số 121/2008/NĐ-CP Về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông hoặc Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Nhà ở, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư bất động sản
-Ngoài ra Chính phủ có trách nhiệm phân công trách nhiệm các bộ, ngành trong
việc quản lý đầu tư
-Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội về các dự án đầu tư trong và ngoài nước
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.( Điều
81 Luật đầu tư năm 2005)
*Trách nhiệm quản lý đầu tư của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ, ngành khác:
Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:
a Tổng hợp chung về đầu tư phát triển Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA; danh mục các chương trình, dự án đầu tư nhóm
A trở lên sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng;
Trang 2b Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, vốn bổ sung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái
phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực, tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA
và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực
Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm
cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung
có mục tiêu khác
c Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước;
d Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm tra các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư
Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
a Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
b Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước
ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT;
c Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh
Trang 3tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài
Về quản lý ODA:
a Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ;
b Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ
c Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại;
d Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn
ODA, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng hàng năm và xử lý các nhu cầu đột xuất đối với các công trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách nhà nước;
đ Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo
về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với
KCN, KKT
Theo Điều 24 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT, nhiệm vụ quản lý Nhà nước KCN, KKT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
Trang 4- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KKT, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về phát triển KCN, KKT trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định tại Quy chế hoạt động của các KKT đã được phê duyệt cho phù hợp với quy định của Nghị định này
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban Quản lý
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan dự kiến phương
án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT theo quy định của Nghị định này
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quốc gia về xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin toàn quốc về KCN, KKT; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ và cung cấp thông tin về KCN, KKT cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ
- Tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế – xã hội của KCN, KKT báo cáo Thủ tướng Chính Phủ
Căn cứ quy định của Luật Đầu tư, Chính phủ phân định trách nhiệm của các bộ
ngành đối với công tác thanh tra về hoạt động đầu tư như sau:
-Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động đầu tư theo thẩm quyền
-Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, theo dõi, kiểm tra,thanh tra chuyên ngành
về việc nộp các loại thuế, phí và lệ phí, thực hiện thủ tục hải quan, quản lý tài chính, giao dịch chứng khoán và hoạt động tài chính khác của các dự án đầu tư
Trang 5-Bộ thương mại chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, mở chi nhánh, văn phòng đại diện và dịch vụ thương mại của các dự án đầu tư
-Bộ tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai, đến bù giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường của các dự án đầu tư
-Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về hoạt động khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm và sở hữu trí tuệ của các dự án đầu tư
-Ngân hàng nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc sử dụng ngoại tệ, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và chuyển ngoại tệ từ nước ngoài và chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam của các dự
án đầu tư
-Các bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật thực hiện việc giám sát, thanh tra chuyên ngành
về hoạt động của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình
Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương
mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng
1 Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và
rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư Hướng dẫn, phổ biến, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư Ban hành các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước
2 Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch tổng thể quốc gia
về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
3 Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu về việc bổ sung quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không nằm trong quy hoạch; có ý kiến với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về sự cần thiết của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
4 Thẩm tra các dự án đầu tư quan trọng quốc gia và dự án đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
5 Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chương
Trang 6trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; thực hiện quản lý quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia
6 Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư
7 Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp
8 Phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức hoạt động thống kê về đầu tư theo quy định của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục
vụ hoạt động đầu tư
9 Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư
10 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư
11 Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư
12 Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ (NGHI ĐỊNH CHÍNH PHỦ)
1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
a Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc;
b Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc;
c Chủ trì lập kế hoạch và phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A;
d Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư
Trang 7của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án cụ thể để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
đ Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Bộ khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và Chủ đầu tư;
e Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát và đánh giá đầu tư khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
2 Các Bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ cụ thể sau:
a Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
b Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);
c Phối hợp theo kế hoạch với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình;
d Giải quyết các kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương và Chủ đầu tư những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình;
đ Có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và Chủ đầu tư;
e Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định
3 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ cụ thể sau:
a Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương;
b Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền
quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);
Trang 8c Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do mình cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
d Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường của các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố; có ý kiến hoặc giải quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các Bộ, ngành và Chủ đầu tư;
đ Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
e Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định
4 Các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty của Nhà nước
Các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty của Nhà nước có các nhiệm vụ cụ thể sau:
a Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý của mình;
b Phát hiện và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị các giải pháp khắc phục; kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh dự án trong trường hợp cần thiết;
c Kiến nghị cấp có thẩm quyền, các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đề cần giải quyết liên quan đến dự án do mình quản lý để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu
tư
5 Chủ đầu tư có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án
Cụ thể như sau:
a Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu,
hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay
Trang 9đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA);
b Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;
b Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định; cung cấp, chia sẻ thông tin qua hệ thống giám sát, đánh giá dự án cấp ngành, địa phương và quốc gia
6 Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương
a Các Bộ, ngành chỉ định một đơn vị (cấp Vụ) làm đầu mối thực hiện các nhiệm
vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành mình; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị khác trực thuộc, các dự án được Bộ, ngành phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới;
b Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh, thành phố;
hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới;
c Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 của Nhà nước chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu
tư của doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc;
d Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự
án thuộc phạm vi quản lý của mình
Trách nhiệm và xử lý vi phạm của các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1 Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc không báo cáo theo quy định;
Trang 10b Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình;
c Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư hoặc do báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thực về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mình quản lý;
d Các Bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư, Chủ đầu tư về những vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về việc
xử lý thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền
2 Xử lý vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư
a Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp;
b Đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, Chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính (2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, đề nghị hình thức cảnh cáo; 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đề nghị chuyển công tác những người
có liên quan thực hiện nhiệm vụ khác)
Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 2 kỳ liền hoặc 3 kỳ trở lên trong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau
c Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ theo quy định
3 Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư:
a Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý
để xử lý theo quy định;