Nghệ thuật quản lý nhân sự Cho dù có quyền cao đến mấy, học vấn cao đến đâu, giỏi đến thế nào, một người quản lý hách dịch chỉ khiến cho đội ngũ nhân viên “sợ” trước mặt, chứ không thể k
Trang 1Nghệ thuật quản lý nhân sự
Cho dù có quyền cao đến mấy, học vấn cao đến đâu, giỏi đến thế nào, một người quản lý hách dịch chỉ khiến cho đội ngũ nhân viên “sợ” trước mặt, chứ không thể khiến cho họ “kính phục” trong lòng
Đội ngũ nhân viên là “tài sản” quan trọng nhất của một doanh nghiệp
Sự thành bại trong phát triển doanh nghiệp có một phần quan trọng do
sự quản lý nhân viên tốt hay không tốt
Hòa đồng với nhân viên
Các nhà quản lý cao cấp trong tập đoàn Sony đều không có phòng làm việc riêng Đây chính là cách xóa bỏ sự ngăn cách giữa quản lý và nhân viên Sony luôn hy vọng các cấp quản lý và nhân viên có thể làm việc trong cùng một môi trường Để tăng thêm mối quan hệ hài hòa giữa cấp trên và cấp dưới, có một thời gian Giám đốc điều hành Sony, ông Akio Morita, thường xuyên ở lại ăn tối với cấp dưới, nói chuyện với họ và bàn
Trang 2luận về công việc cho đến đêm khuya
Không hách dịch
Cho dù có quyền cao đến mấy, học vấn cao đến đâu, giỏi đến thế nào, một ngườiquản lý hách dịch chỉ khiến cho đội ngũ nhân viên “sợ” trước mặt, chứ không thể khiến cho họ “kính phục” trong lòng Quan hệ giữa quản lý và nhân viên như thuyền và biển Nếu nhà quản lý tối cao của một doanh nghiệp chỉ biết vênh mặt,coi thường cấp dưới; chỉ biết ra oai không biết quý trọng nhân viên; chỉ yêucầu mọi người tôn trọng mình
mà không bao giời tôn trọng người khác; chỉ biết phê bình cấp dưới nhưng không cho phép cấp dưới bình luận về mình… thì doanh nghiệp
đó chỉ có độc nhất một con đường và đó là con đường đi đến thất bại
Trang 3Giúp nhân viên vượt khó
Quan tâm đến đời sống, việc làm của nhân viên, giải quyết các vấn đề ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của nhân viên… là phương pháp tốt nhất kích thích tính tích cực của cấp dưới Đối với những nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống, các cấp quản lý phải quan tâm, động viên, an ủi và là chỗ dựa giúp họ vượt qua khó khăn “Có ân tất báo” là
lẽ thường tình Sự giúp đỡ của lãnh đạo dành cho nhân viên trong cơn hoạn nạn sẽ được đền gấp trăm gấp vạn lần
Không nóng giận vô cớ
Một lần nóng giận vô cớ của nhà quản lý có thể ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên Nhưng một số người quản lý, lãnh đạo lại không ý thức được việc này Họ hay nổi cáu với nhân viên và đôi khi còn coi nhân viên là chỗ để họ trút giận Khi nhân viên bị xúc phạm, nhà quản lý khó có thể sửa sai và làm cho quan hệ cấp trên-cấp dưới hòa thuận như cũ
Trang 4Thưởng phạt phân minh
Thưởng phạt rõ ràng Đối với nhân viên từng phạm lỗi, nhà quản lý vẫn phải khen thưởng, nếu họ có công, cống hiến tốt Đối với nhân viên vốn được yêu quý, ngườiquản lý vẫn xử phạt thích đáng nếu họ làm điều sai trái Có như thế, người lãnh đạo mới khiến cho cấp dưới “tâm phục, khẩu phục” Quan trọng nhất là khi thưởngphạt, lãnh đạo đều phải nói rõ nguyên nhân Có như vậy, nhân viên được thưởng mới hãnh diện, nhân viên bị phạt cũng là bài học cho mọi nhân viên khác noi theo
Giữ thể diện cho nhân viên
Điều tối kỵ của nhà quản lý làtrách mắng nhân viên trước mặt khách hàng hoặc trước mặt người thứ ba Cần tôn trọng thể diện của nhân viên trước mặt người khác và đây chính là điều kiện không thể thiếu trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi hòa đồng giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới