Động vật không xương sống ( phần 3 ) Hình dạng ngoài cá Lưỡng tiêm Cá Lưỡng tiêm (còn được gọi là cá guột, cá văn xương) có kích thước nhỏ: chiều dài khoảng từ 3 – 7cm, màu trắng hồng, gần như trong suốt. Cơ thể dẹp 2 bên, 2 đầu nhọn. Dọc theo lưng có một gờ thấp, được gọi là vây lưng, phát triển kéo dài bọc lấy phần đuôi, tạo thành vây đuôi có hình mũi mác. Vây đuôi ở mặt bụng kéo dài tới lỗ bụng rồi chia thành 2 nếp gấp nhỏ chạy song song với nhau dọc 2 bên cơ thể. Đầu mút phía trước thân có lỗ trước miệng rộng, nằm ở mặt bụng, xung quanh có viền 10 – 20 đôi xúc tu, hình thành nên phễu miệng. Lỗ hậu môn nằm phía cuối thân và hơi lệch về bên trái. Lỗ bụng làm cho xoang mang thông với ngoài. Đặc điểm chung Phân ngành Sống đầu Phân ngành Đầu sống chỉ có ít loài sống ở biển, còn giữ được nhiều nét điển hình của ngành như dây sống và ống thần kinh tồn tại suốt đời. Dây sống có thể kéo dài tới mút đầu con vật nên được gọi là Đầu sống. Hình dạng nhóm động vật này giống cá. Chỉ có một lớp là Cephalochordata), một họ (họ Mang miệng – Branchiostomidae), 2 giống và 28 loài. Là một phân ngành nhỏ, cấu tạo cơ thể nguyên thủy nhưng điển hình của Dây sống: - Tính chất phân đốt còn khá rõ ràng, phần đầu chưa phân hoá, hệ sinh dục và hệ bài tiết còn phân đốt - Bộ xương mới chỉ có dây sống kéo dài về phía trước, nhưng chưa có hộp sọ - Ống thần kinh chưa phân hoá thành não bộ và tuỷ sống. Cảm giác phát triển yếu. - Hệ tuần hoàn kín nhưng không có tim. - Có xoang bao quanh các khe mang, do đó khe mang không thông thẳng ra ngoài. Bao mang là bộ phận bảo vệ mang, giúp cho con vật thích nghi với lối sống vùi trong cát. Nguồn gốc tiến hoá của động vật Dây sống Về nguồn gốc của động vật Dây sống đã có nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm được nhiều nhà khoa học chấp nhận là không thể tìm nguồn gốc của động vật Dây sống mà chỉ dựa vào hoá thạch. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì nên tìm nguồn gốc của động vật Dây sống từ các động vật đang sống, đặc biệt là ở các giai đoạn phát triển sớm. Có giải thuyết cho rằng tổ tiên động vật Dây sống là một nhóm động vật Chân khớp nào (Arthropoda) đó. Căn cứ để đưa ra giả thuyết này là cơ thể động vật Dây sống cũng phân đốt như Chân khớp. tuy nhiên giả thuyết này không tồn tại lâu vì sơ đồ cấu trúc cơ thể của động vật Chân khớp không phù hợp với sơ đồ cấu trúc cơ thể của động vật Dây sống như dây thần kinh nằm ở mặt bụng, tim nằm ở mặt lưng… Đầu thế kỷ XX, sau khi phát hiện ra nhóm động vật Mang râu (Pogonophora), có nhiều đặc điểm giống với động vật Mang ruột (Enteropneusta) và động vật Mang lông (Pterobranchia) thuộc ngành Nửa dây sống, thì nhiều nhà khoa học đã khẳng định mối quan hệ họ hàng của động vật Dây sống với động vật Mang ruột và từ đó với động vật Da gai và các ngành động vật Có miệng thứ sinh khác. Gần đây, nghiên cứu ở Da gai hoá thạch Stylophora người ta thấy chúng không có đối xứng, có dãy khe mang hầu nằm sau hậu môn, có các que xương nằm giữa cơ thể giống như dây sống, có dây thần kinh lưng. Người ta dự đoán rằng động vật Da gai này sử dụng khe mang hầu để lọc thức ăn như động vật Dây sống nguyên thuỷ ngày nay. Tuy nhiên ý kiến này cũng cần được nghiên cứu thêm. Một giả thuyết khác cho rằng tổ tiên của động vật Dây sống là từ Giun đốt cũng căn cứ vào tính chất phân đốt cơ thể. Giả thuyết này cũng thiếu cơ sở vì Giun đốt là động vật Có miệng nguyên sinh, dây thần kinh cấu tạo theo kiểu bậc thang… Theo Xêvecxốp, tổ tiên của động vật Dây sống là động vật hình giun, có miệng thứ sinh, ít phân đốt, có đối xứng 2 bên và có thể xoang thứ sinh. Cơ thể Dây sống và 14 – 17 khe mang thông với phần đầu của ống tiêu hoá. Dạng tổ tiên này được đặt tên là động vật không sọ nguyên thủy (Acrania primaitiva). Động vật này có thể được hình thành từ kỷ Cambri, có lối sống ít cử động, ở đáy, lọc thức ăn và hô hấp thụ động như cá Lưỡng tiêm hiện sống. Từ tổ tiên này phát sinh ra nhóm Có sọ nguyên thủy (Protocraniata) tiến bộ hơn, não bộ và giác quan phát triển để hình thành nhóm động vật Có xương sống hiện đại. Mặt khác từ tổ tiên này cũng phát sinh hai nhánh chuyên hoá tồn tại cho đến ngày nay là Có bao và Đầu sống Đặc điểm chung Ngành Dây sống Ngành Dây sống bao gồm nhiều loài động vật có hình dạng, kích thước và lối sống rất khác nhau, nhưng chúng có cấu tạo chung đặc trưng cho ngành: - Cơ thể có một dây sống (chorda dorsalis). Cấu tạo của dây sống là một mô liên kết gồm các tế bào có không bào lớn. Dây sống dẻo, xốp, hình que chạy dọc phần lưng, nằm dưới ống thần kinh và trên ống ruột. Dây sống có chức năng là một bộ xương trục, nâng đỡ và làm cứng cơ thể. Dây sống có nguồn gốc nội bì, có thể tồn tại suốt đời ở các nhóm động vật Dây sống thấp, còn ở các nhóm động vật Có xương sống thì dây sống chỉ có ở giai đoạn phôi hay ấu trùng. Dạng trưởng thành của động vật Có xương sống, các đốt sống (cấu tạo bằng sụn hay xương thay thế dây sống). - Hệ thần kinh trung ương là một ống thần kinh chạy dọc cơ thể, nằm ở mặt lưng. Trong lòng ống thần kinh hình thành xoang thần kinh (neurocoelum). Ống thần kinh có phần trước phình rộng, hình thành nên não bộ, phần sau hình trụ là tuỷ sống. Ở động vật Có xương sống, ống thần kinh được bảo vệ trong hộp sọ (phía trước) và xương sống (phần sau). Ống thần kinh có nguồn gốc nội bì. - Phần đầu ống tiêu hoá (thành hầu) thủng nhiều lỗ thông với bên ngoài để hình thành khe mang, là cơ quan hô hấp. Khe mang có thể tồn tại suốt đời (đối với nhóm động vật sống dưới nước, còn nhóm động vật sống trên cạn thì khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi hay ấu trùng. Căn cứ vào sự hình thành khe mang trong quá trình phát triển phôi: có sự lõm vào của ngoại bì và sự lộn ra của lớp nội bì của hầu mà xác định khe mang vừa có nguồn gốc từ ngoại bì vừa có nguồn gốc nội bì. - Một đặc điểm khác cần lưu ý là cơ thể động vật Dây sống có đuôi luôn ở phía sau và nhô ra quá vị trí của lỗ hậu môn. Đuôi cũng là một trong số cơ quan vận chuyển chủ yếu của động vật Dây sống. Ngoài ra động vật Dây sống vẫn mang các đặc điểm chung của động vật Đa bào khác như: Cơ thể có đối xứng 2 bên giống hầu hết các ngành động vật khác. Có thể xoang thứ sinh giống với các ngành động vật phân đốt từ Giun đốt trở về sau. Có miệng thứ sinh giống với Da gai, Hàm tơ và Nửa dây sống Còn biểu hiện tính chất phân đốt cơ thể ở một số cơ quan như thần kinh, cơ xương, tuần hoàn, bài tiết… Nguồn gốc phát sinh Ngành nửa dây sống Trong ngành Nửa dây sống, lớp Mang lông nguyên thuỷ hơn lớp Mang ruột. Các đại diện lớp Mang lông có thể giống với tổ tiên chung của ngành Da gai và ngành Dây sống. Tuy nhiên do có đời sống định cư nên lớp Mang lông ít biến đổi so với tổ tiên: Vẫn giữ lại các xúc tu cảm giác bắt mồi bằng tiêm mao. Ngược lại Mang ruột lại là những động vật vận động tích cực hơn, chúng đã mất xúc tu cảm giác, dùng vòi có cơ khoẻ để bắt mồi hay đào cát, bùn lọc chất cặn bã hữu cơ. Theo nhiều nhà khoa học thì sự phân ly tiến hoá của Mang ruột tuy có nhiều so với Mang lông nhưng vẫn ở mức độ thấp. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học không thể xác định được sự phát sinh chủng loại của ngành Nửa dây sống. Mặc dù vậy tất cả đều nhất trí cho rằng nhiều đặc điểm của ngành Nửa dây sống có quan hệ với ngành Da gai và cả ngành Dây sống. Các đặc điểm có quan hệ với cả 2 ngành là: 1) Có miệng thứ sinh (hình thành hậu môn từ miệng phôi) 2) Phân cắt trứng theo kiểu phóng xạ 3) Xoang cơ thể hình thành từ xoang trong túi phôi giữa. Bên cạnh đó ngành Nửa dây sống có các đặc điểm giống với ngành Dây sống: 1) Hầu thủng nhiều khe mang 2) Dây thần kinh có xoang thô sơ như Dây sống 3) Có mầm dây sống Mặt khác ngành Nửa dây sống cũng có các đặc điểm giống với động vật Da gai: 1) Sự phát triển phôi và ấu trùng tornaria rất giống với ấu trùng bipinnaria của Sao biển. 2) Hoạt động lấy nước và thải nước rất giống với hoạt động của hệ thống ống dẫn nước của động vật Da gai. Diều này chứng tỏ động vật Da gai và động vật Nửa dây sống có chung một tổ tiên. Từ các dẫn liệu trên cho thấy ngành Nửa dây sống gần gũi với động vật Da gai hơn là động vật Dây sống. Như vậy 3 ngành động vật là Nửa dây sống, Da gai và Dây sống có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phát sinh từ một tổ tiên chung và đã tách ra từ rất sớm. . Động vật không xương sống ( phần 3 ) Hình dạng ngoài cá Lưỡng tiêm Cá Lưỡng tiêm (còn được gọi là cá guột, cá văn xương) có kích thước nhỏ: chiều dài khoảng từ 3 – 7cm, màu trắng. phát hiện ra nhóm động vật Mang râu (Pogonophora), có nhiều đặc điểm giống với động vật Mang ruột (Enteropneusta) và động vật Mang lông (Pterobranchia) thuộc ngành Nửa dây sống, thì nhiều. động vật Có xương sống thì dây sống chỉ có ở giai đoạn phôi hay ấu trùng. Dạng trưởng thành của động vật Có xương sống, các đốt sống (cấu tạo bằng sụn hay xương thay thế dây sống) . - Hệ thần