Tăng sức hấp dẫn cho shopping trực tuyến Bình minh của thế giới số đã lan tỏa khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Có vẻ mọi danh từ đều được đính thêm chữ e (electronic). Thậm chí, từ “ôm”, “hôn” giờ đây cũng có chữ e. Vậy ai nói mua sắm, một trong những thú tiêu khiển được ưa thích của mọi người, nằm ngoài xu hướng này? Electronic shopping hoặc e-shopping (mua sắm qua mạng Internet) xuất hiện từ năm 1993. Tại Việt Nam, hình thức mua sắm này vẫn còn non trẻ. Tỷ lệ người dùng Internet hiện chiếm 25% dân số Việt Nam, nhưng chỉ 8% số này mua hàng hóa qua mạng. Hiện nay, hầu hết cửa hàng trực tuyến đều xuất thân từ chợ mua bán thực hoặc các diễn đàn mua bán tương tự eBay.com. Cửa hàng trực tuyến chính thức của các doanh nghiệp hoặc thương hiệu quần áo vẫn chưa phổ biến tại thị trường bán lẻ có mức hấp dẫn hàng đầu thế giới này. Có một số lý do gây trở ngại cho sự phát triển của mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Những thế mạnh Mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn. Hầu hết các website mua sắm tại Việt Nam quy tụ nhiều cửa hàng trực tuyến. Chẳng hạn như 123mua.com.vn có khoảng 15.000 cửa hàng thành viên ảo, đa dạng về thương hiệu, màu sắc, chất lượng, giá cả phục vụ những người nghiện mua sắm qua mạng. Giá cả hàng hóa mua trên mạng cũng thường rẻ hơn. Người bán không phải tính thêm các chi phí nhân viên, bảo dưỡng hoặc mặt bằng văn phòng do các giao dịch được thực hiện qua Internet. Những yếu tố đó là lợi thế của người bán. Theo anh Hà Nguyễn - Tổng giám đốc website mua sắm trực tuyến www.1001shoppings.com, mua sắm trực tuyến rất dễ tiếp cận người tiêu dùng, vì vậy loại hình mua sắm này tạo ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức độ cạnh tranh giữa những người bán trực tuyến cũng khá gay gắt, nhưng lại giúp người mua có thể sở hữu món hàng với giá cả và chất lượng ưng ý nhất. Về phía người bán, khách hàng, khách tham quan cửa hàng trực tuyến không bị giới hạn ở đối tượng, độ tuổi, giới tính, thu nhập nào cụ thể. Hầu như ai cũng có thể vào Internet. Vậy chuyện mua sắm qua mạng đa dạng hơn kiểu mua sắm truyền thống. Nó đã vượt ra khỏi Việt Nam, đồng nghĩa với khách hàng tiềm năng của bạn ở mọi nơi trên thế giới. Với những lợi ích trên, vì sao mua sắm trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến như những nước khác. Điều gì khiến thị trường Việt Nam “do dự” trong việc phát triển loại hình mua bán hiện đại này? Các khuyết điểm Dù lượng người dùng Internet tại Việt Nam đang tăng nhanh nhưng họ vẫn chưa hiểu thấu đáo về e-shopping. Rất nhiều người vẫn chưa biết trình tự mua bán trên mạng được thực hiện ra sao. Người tiêu dùng đã quen việc thấy, sờ hoặc thậm chí “ngửi” sản phẩm trước khi móc hầu bao mua hàng. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng về thói quen và hành vi người tiêu dùng mà e-shopping không thể đáp ứng được. Chị Mai Phương, một người thường mua sắm trực tuyến trong ba năm qua cho biết, “đôi khi hình ảnh sản phẩm trên website khác hình ảnh thực”. Nhằm khắc phục nhược điểm này, eBay Việt Nam yêu cầu người bán phải có hình ảnh rõ ràng và mô tả chi tiết về sản phẩm cần bán. Ông Nguyễn Hòa Bình, Giám đốc Điều hành Peacesoft Solutions, công ty cung cấp dịch vụ web cho eBay Việt Nam giải thích:“Chúng tôi có cả một chương trình bảo vệ khách hàng khi họ nhận sản phẩm không giống như đã mô tả trên website”. Thói quen cũng là yếu tố khiến người tiêu dùng lưỡng lự khi mua sắm qua mạng. Kế đó là yếu tố lòng tin của người mua đối với người bán không đủ mạnh. Như bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tiền bạc, niềm tin là yếu tố chính giúp cho giao dịch thành công. Ít người mua nào dám dũng cảm giao tiền của mình cho một người hoàn toàn xa lạ hoặc mạo hiểm tiết lộ thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng. Song vì sao người mua lại hồ nghi và thiếu niềm tin? Lý do phần lớn là vì họ sợ sẽ trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Theo chị Mai Phương: “Mua sắm trực tuyến cũng tương tự những hoạt động mua bán khác. Chúng ta càng sử dụng Internet nhiều thì luật càng phải chặt chẽ, hoàn thiện hơn”. Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Giám đốc phụ trách sản phẩm của Công ty Dịch vụ phần mềm VNG (sở hữu website mua sắm trực tuyến www.123mua.com.vn) đã thừa nhận vấn đề trên. Ông cho biết: “Những qui định pháp lý trong lĩnh vực mua bán trực tuyến không rõ ràng. Một câu hỏi lớn dành cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ là giải pháp cải thiện khung pháp lý nhằm ngăn chặn nguy cơ lừa đảo người mua hàng qua mạng, nguyên nhân chính khiến họ ngại sử dụng dịch vụ này”. Hầu hết các website e-shopping đưa ra dịch vụ COD (Cash on Delivery). Đây là phương thức thanh toán ngay sau khi giao hàng. COD là phương thức dễ sử dụng nhất và ít đòi hỏi nhất về thông tin người mua. Theo ông Trần Lê Nhật Quốc - Giám đốc www.giaremoingay.com: “Nếu không tin tưởng phương thức thanh toán trực tuyến, khách hàng có thể chọn dịch vụ thanh toán COD”. Người mua thường ít chịu móc tiền trước khi nhận được thứ họ đã chọn vì lo sản phẩm có thể không được chuyển đến tay họ. Loại hình thanh toán COD góp phần giải quyết vấn đề này vì người bán chỉ nhận tiền khi sản phẩm được chuyển đến cửa nhà của người mua. Giải pháp Nếu e-shopping có thể “làm ăn” phát đạt tại các nước như Singapore, một trong những nước có lượng người mua sắm trực tuyến đông nhất châu Á (khảo sát của tập đoàn thẻ tín dụng Visa), không có lý do gì khiến mua sắm trực tuyến lại không thể phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Khi e- shopping đang nổi lên tại Việt Nam, việc làm cần thiết hiện nay là hướng dẫn tường tận người tiêu dùng về toàn bộ quá trình của e-shopping. Có những kiến thức này, họ sẽ không bị “ngập” hoặc “choáng” khi xem và mua hàng trực tuyến. Người mua sắm trực tuyến cần biết mọi thứ từ chọn sản phẩm, thanh toán và phương thức giao hàng đến các chương trình bảo vệ khách hàng. Các website như eBay Việt Nam và www.chodientu.vn đã tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề, hướng dẫn công chúng những kiến thức cần thiết khi mua hàng trực tuyến. Quan trọng nhất, các website mua bán trực tuyến có thể lấy được niềm tin của người tiêu dùng bằng cách tăng cường độ nhận biết thương hiệu. EBay Inc. đã có mặt trên thế giới Internet từ năm 1995. Hiện nay, cứ mỗi giây, họ bán được lượng hàng hóa trị giá khoảng 2.000 đô-la Mỹ. Qua Internet, truyền hình và quảng cáo báo chí, eBay đã trở thành tên tuổi cho mọi gia đình trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến. Năm 2009, eBay đã được bình chọn là một trong những công ty được tin cậy nhất về bảo mật riêng tư trong cuộc nghiên cứu tiêu dùng do TRUSTe and Ponemon Institute thực hiện. Giaremoingay.com xây dựng thương hiệu bằng hoạt động PR và quảng cáo trực tuyến. Trong khi đó, eBay Việt Nam và chodientu.vn chọn mạng lưới quảng cáo AdNet.vn để quảng bá tên tuổi của họ. Một khi các website mua bán trực tuyến trong nước này xây dựng được tên tuổi và danh tiếng, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thể cởi mở hơn và cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm qua mạng. Người bán và các nhà cung cấp dịch vụ web phải đảm bảo không chỉ chất lượng sản phẩm cần bán mà còn là chất lượng của chính website. Như những cửa hàng trong thế giới thực, nếu mời mọc, có tổ chức, đáng tin cậy, dễ dùng và có tên tuổi, cửa hàng trực tuyến sẽ có được khách hàng trung thành, giành được khách hàng mới. Nếu những website trong nước làm được điều tương tự, người tiêu dùng chỉ cách họ một cú nhấp chuột. . Tăng sức hấp dẫn cho shopping trực tuyến Bình minh của thế giới số đã lan tỏa khắp thế giới, trong đó có Việt Nam bán lẻ có mức hấp dẫn hàng đầu thế giới này. Có một số lý do gây trở ngại cho sự phát triển của mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Những thế mạnh Mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu. giám đốc website mua sắm trực tuyến www.1001shoppings.com, mua sắm trực tuyến rất dễ tiếp cận người tiêu dùng, vì vậy loại hình mua sắm này tạo ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa