Viêm ruột thừa Viết bởi Y học NET Thứ ba, 08 Tháng 7 2008 01:00 Ruột thừa là một túi có hình ống hẹp dính vào với ruột. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn, nó sẽ trở nên viêm và dẫn đến viêm ruột thừa. Nếu sự tắc nghẽn vẫn tiếp tục diễn ra, các mô viêm sẽ nhiễm trùng và bắt đầu chết đi do thiếu máu và cuối cùng dẫn đến vỡ ruột thừa. Viêm ruột thừa là một bệnh hay gặp ở khoảng 6% dân số. Thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi, nhưng nó có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Gia tăng cảnh giác để có thể nhận biết và điều trị kịp thời những trường hợp viêm ruột thừa ở những người già và trẻ em là rất cần thiết vì đó là những người có tỷ lệ bị biến chứng cao. NGUYÊN NHÂN Hiện vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng của viêm ruột thừa. Người ta nghĩ rằng những chất thải từ hệ tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn. Viêm ruột thừa không di truyền và không lây nhiễm từ người này sang người khác được. TRIỆU CHỨNG Viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng một cơn đau mơ hồ ở giữa bụng, xung quanh rốn. Cơn đau di chuyển dần đến phần bụng dưới bên phải (phía trên hông phải) sau 24 giờ. Theo những mô tả cổ điển, cơn đau bụng của viêm ruột thừa thường đi kèm với nôn ói, chán ăn và sốt. Tuy nhiên, hơn phân nửa những người bị viêm ruột thừa không bị tất cả những triệu chứng trên cùng một lúc. Những trường hợp thường gặp hơn là sự kết hợp của một vài trong số các triệu chứng trên. • Cần phải mất từ 4 - 48 giờ để các triệu chứng của viêm ruột thừa tiến triển. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể sẽ bị chán ăn, nôn ói và đau bụng theo những mức độ khác nhau. Một số người có thể bị táo bón, tiêu chảy. • Những triệu chứng sớm của viêm ruột thừa thường khó phân biệt được với những bệnh khác như viêm dạ dày-ruột. Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện với dự đoán là mình bị viêm ruột thừa nhưng lại xuất viện với chẩn đoán là viêm dạ dày-ruột. Viêm ruột thừa thật sự thường hay bị chẩn đoán nhầm với viêm dạ dày-ruột ở giai đoạn đầu của bệnh. • Trẻ em và người già thường có ít triệu chứng hơn gây khó chẩn đoán hơn nên tỷ lệ các biến chứng cũng cao hơn. KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CAN THIỆP CỦA Y HỌC Gọi cho bác sĩ nếu như bạn bị đau bụng dưới ở giữa hoặc bên phải cấp kèm với sốt và nôn ói. Nếu đau bụng kéo dài hơn 4 giờ, cần phải đến phòng cấp cứu để được đánh giá ngay lập tức. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG • Xét nghiệm: không cần phải xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán viêm ruột thừa, tuy nhiên, một mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích đếm số lượng bạch cầu có trong máu. Số lượng bạch cầu thường tăng đơn độc trong trường hợp này. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp trường hợp số lượng bạch cầu ở giới hạn bình thường và tăng số lượng bạch cầu cũng có thể gặp ở một số bệnh khác. Có thể bạn sẽ được thử nước tiểu để tìm xem có nhiễm trùng đường niệu hay không (hoặc bạn có thai hay không, nếu là phụ nữ), đây cũng có thể là những nguyên nhân gây đau bụng. • Chẩn đoán hình ảnh: viêm ruột thừa được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng cổ điển và khám lâm sàng. Tuy nhiên, những phương tiện chẩn đoán hình ảnh sẽ được sử dụng nếu như chẩn đoán vẫn chưa được chắc chắn. Thường bạn sẽ được chụp CT scan vùng bụng và vùng chậu để đánh giá xem cơn đau có phải là do viêm ruột thừa gây ra hay không. Siêu âm có thể được dùng để đánh giá trên trẻ em. ĐIỀU TRỊ Tại nhà Không được điều trị tại nhà, nếu như nghi ngờ, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu. Tránh ăn hay uống nước vì điều này có thể làm cuộc mổ trở nên phức tạp hơn, hoặc có thể phải hoãn cuộc mổ lại. Nếu bạn đang khát, hãy rửa miệng qua bằng nước. Không uống thuốc xổ, kháng sinh, hoặc thuốc giảm đau, vì chúng có thể làm chậm trễ chẩn đoán và có thể gây vỡ ruột thừa hoặc gây ra những dấu hiệu giả, làm bác sĩ chẩn đoán khó khăn hơn. Phẫu thuật Phương pháp điều trị viêm ruột thừa tốt nhất là cắt bỏ ruột thừa trước khi nó bị vỡ hoặc thủng. Trong khi chờ đợi được phẫu thuật, có thể bạn sẽ được truyền dịch để tránh mất nước. Bạn không được phép ăn hoặc uống vì như vậy sẽ làm cho việc gây mê trong phẫu thuật trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Thường bạn sẽ được phẫu thuật qua nội soi (đưa một camera vào ổ bụng qua một vết cắt nhỏ ở thành bụng). Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, có thể các bác sĩ sẽ phải mở bụng để có thể lấy ruột thừa ra. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Sau phẫu thuật, nếu mọi chuyện đều ổn, bạn có thể sẽ dần dần phục hồi với chế độ ăn bình thường và không được hoạt động thể lực trong ít nhất từ 2 đến 4 tuần. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra vết mổ trong 1 tuần kế tiếp để xem có bị nhiễm trùng hay không. Phòng ngừa Không có cách nào để tiên đoán xem viêm ruột thừa sẽ xảy ra lúc nào do đó cũng không có cách phòng ngừa. Tiên lượng Với những trường hợp viêm ruột thừa không có biến chứng, hầu hết các bệnh nhân sẽ hồi phục mà không để lại hậu quả lâu dài nào. Nếu bị vỡ ruột thừa thì nguy cơ bị biến chứng cao lên gấp 10 lần, trong đó có cả tử vong. Nguy cơ cũng gia tăng ở những bệnh nhân còn nhỏ hoặc quá già và những người đã bị suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm cả những bệnh nhân bị đái tháo đường. Theo emedicinehealth - Y học NET dịch ********** Đau bụng Thứ ba, 19 Tháng 8 2008 01:00 Chỉ mục bài viết Đau bụng Nguyên nhân Triệu chứng Khi nào cần đến sự can thiệp y khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng Điều trị Các bước tiếp theo Tất cả các trang Trang 1 trong tổng số 7 trang. Các cơn đau bụng có thể có nhiều cường độ khác nhau, có thể chỉ là một cơn đau dạ dày nhẹ cho đến một cơn đau cấp tính nặng nề. Cơn đau thường không đặc hiệu và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều cơ quan bên trong ổ bụng. Đôi khi, cơn đau liên quan trực tiếp đến một cơ quan nào đó, chẳng hạn như bàng quang hay buồng trứng. Các cơn đau cũng thường có nguồn gốc từ hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như có thể nguyên nhân cơn đau là do viêm ruột thừa, cơn co thắt do tiêu chảy, hoặc do ngộ độc thức ăn. Kiểu đau và vị trí đau có thể giúp cho bác sĩ tìm ra được nguyên nhân. Cũng cần phải tính đến cường độ và thời gian kéo dài của cơn đau khi xác định chẩn đoán. Một số tính chất chung của đau bụng là: • Cơn đau có thể là đau nhói, đau âm ỉ, đau như bị dao đâm, co thắt, đau như bị xoắn vặn, đau như bị xuyên thủng và một số kiểu đau khác. • Cơn đau có thể thoáng qua, kéo dài trong ít phút, hoặc trong vòng vài giờ hay lâu hơn. Đôi khi, cường độ của cơn đau có thể tăng và giảm xen kẽ nhau trong một khoảng thời gian nào đó. • Đôi khi cơn đau có thể mạnh đến mức làm người bệnh lăn lộn mà không có cách làm giảm đau. Cũng có lúc cơn đau có thể giảm đi sau khi nôn. • Cơn đau có thể làm bệnh nhân muốn ở một chỗ và không cử động cơ. Hoặc cơn đau làm cho bệnh nhân bồn chồn, không yên, cố gắng thay đổi tư thế để tìm tư thế tốt nhất để giảm đau. Các bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra xem cơn đau xuất phát từ vị trí nào của bụng trong lúc xác định nguyên nhân của cơn đau bằng cách gợi ra một số câu hỏi như : "- Bạn bắt đầu thấy đau vào lúc nào ? Bạn thấy đau lần đầu tiên ở đâu?" - và khám bụng. Bác sĩ cũng có thể ấn nhẹ vào một số khu vực nhất định để tìm cảm giác đau, hoặc gõ và một số khu vực nhất đinh để xác định kích thước và vị trí chính xác của các tạng trong ổ bụng. Khi bạn bắt đầu được hỏi những câu đại loại như: "Bạn đau âm ỉ hay đau nhói?", "Cơn đau kéo dài trong bao lâu?" và "Bạn có bị ói không?" là lúc bác sĩ đang muốn khu trú lại những nguyên nhân khả dĩ gây ra cơn đau của bạn. Khi quá trình hỏi bệnh và thăm khám kết thúc, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lời khuyên bệnh nhân về những bước tiếp theo cần làm, hoặc cho bệnh nhân làm xét nghiệm máu, cũng có thể chụp X-quang và những phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác để xác định nguyên nhân của cơn đau. Nôn và buồn nôn không phải là một bệnh mà là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh khác nhau. Vấn đề của chúng bắt nguồn từ các bệnh nguyên nhân. Nôn và buồn nôn có thể là do say tàu xe hoặc say sóng, hoặc do điều trị ung thư gây mất nước và các chất điện giải. Nôn và buồn nôn còn được biết đến dưới dạng những triệu chứng của ốm nghén ở những phụ nữ có thai. • Buồn nôn là cảm giác khó chịu rõ ràng ở cổ họng và dạ dày có thể dẫn đến nôn, nó là tín hiệu được gửi từ não để báo động cho bạn biết rằng cơ thể mình đang có gì đó không ổn. • Nôn là hành động làm trống dạ dày bằng những cơn co thắt mạnh để tống xuất những chất có trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Nôn có thể dưới dạng những đợt sóng tương tự như những chuyển động tự nhiên của ruột (nhu động ruột) nhưng theo chiều ngược lại, và những co thắt không tự chủ của thành dạ dày và thực quản sẽ tống xuất những chất có trong dạ dày ra ngoài. Đôi khi ho hoặc khạc đàm từ phổi ra ngoài dễ bị lầm với nôn. Chỉ được gọi là nôn khi nó xuất phát từ dạ dày. • Ọe là những co thắt của dạ dày và thực quản những không nôn các chất ra ngoài. Đôi khi người ta gọi hiện tượng này là nôn khan. . Viêm ruột thừa Viết bởi Y học NET Thứ ba, 08 Tháng 7 2008 01:00 Ruột thừa là một túi có hình ống hẹp dính vào với ruột. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn, nó sẽ trở nên viêm và dẫn đến viêm. viêm ruột thừa thường khó phân biệt được với những bệnh khác như viêm dạ dày -ruột. Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện với dự đoán là mình bị viêm ruột thừa nhưng lại xuất viện với chẩn đoán là viêm. viêm và dẫn đến viêm ruột thừa. Nếu sự tắc nghẽn vẫn tiếp tục diễn ra, các mô viêm sẽ nhiễm trùng và bắt đầu chết đi do thiếu máu và cuối cùng dẫn đến vỡ ruột thừa. Viêm ruột thừa là một bệnh hay