1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trị đau răng

5 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 73 KB

Nội dung

Mẹo nhỏ hiệu quả bất ngờ Thay vì chịu đựng cơn đau răng, bạn hãy lấy đá lạnh xoa vào mu bàn tay. Khi cảm thấy đau răng, bạn chỉ cần xoa nhẹ đá lạnh trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ. Cơn đau của bạn sẽ giảm một nửa. Để chữa đau nhức răng, bạn lấy quả sung dùi một lỗ nhỏ, moi bỏ hết hạt, đổ đầy muối vào rồi sao thật khô, tán nhỏ, lấy bột bôi vào nơi đau. Một số bài thuốc chữa bệnh răng miệng khác: Chữa răng sâu: Lá húng giổi tươi sắc đặc, lấy nước súc miệng và ngậm thường xuyên. Chữa chảy máu răng kéo dài 3-4 ngày: Lấy lá mướp phơi khô hoặc sao khô, tán nhỏ mịn, bôi vào nơi đau. Chữa sưng mộng răng: Lấy vỏ quả bàng nấu với muối ăn, ngậm 5-10 phút, nhổ ra không nuốt. Hoặc: Quả bồ kết đốt cháy tồn tính (tức cháy 70%) đem giã nhỏ, kèm với rượu ngậm, không uống. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Các nhà khoa học Canada phát hiện, mẹo vặt kể trên giúp chữa đau răng mà không cần mở miệng. Theo họ thì các dây thần kinh nhỏ nằm ở khu vực này kích thích một vùng nào đó của não nên ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ gương mặt và tay. Quả sung. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào. Bài thuốc đơn giản và hiệu nghiệm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau răng. Không tự nhiên mà đau Đau răng thường là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng. Mỗi chiếc răng đều có phần lợi (nướu) bao xung quanh, vì một lý do nào đó vùng lợi này sưng tấy hoặc viêm nhiễm cũng khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Nhưng phổ biến nhất đau răng chủ yếu do sâu răng gây nên. Sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ đối tượng nào nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các cách vệ sinh răng miệng hay chế độ ăn uống không khoa học. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng: - Sâu răng - Sưng phồng hay viêm nhiễm nướu (lợi) - Do việc uống quá nhiều các loại nước giải khát có đường - Do sự phá hủy của cacbonhydrat và đường - Ăn uống không khoa học - Do viêm nhiễm răng - Do sự nứt hay vỡ răng Cách điều trị đơn giản - Ngâm một nhánh tỏi trong một chén nước muối, sau đó dùng bông gòn thấm vào chỗ răng đau. - Lấy một nhánh hành sống, giã nhuyễn đặt vào trong miệng chỗ bị đau. - Lấy lá cam, sao khô tán nhuyễn rịt vào vùng răng bị đau. - Dùng lá của cây lúa mì ép lấy nước và súc miệng. - Nhai vỏ của cây đinh hương và rịt vào chỗ răng đau, thậm chí bạn có thể dùng dầu của cây đinh hương cũng có thể cải thiện tình hình. Khi bị đau nhức răng mà chưa kịp đến nha sĩ, bạn có thể tạm thời làm dịu cơn nhức bằng cách lấy nhân hạt na nghiền nhỏ, đặt vào hố răng. Hạt na có tính sát khuẩn tốt. Một số biện pháp giảm đau răng khác: - Lấy một cái hoa cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức. Dân gian cũng lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng. Cây cúc áo thuộc loài cỏ nhỏ, thường được trồng làm cảnh, cao 40-70 cm. Lá hình trứng thon dài, mép có răng cưa, hoa màu vàng, đế quả màu nâu. Toàn thân có vị cay tê đặc biệt, nhất là hoa. Tinh dầu trong cây chứa spilantein và spilantola, có tính sát khuẩn, gây tê. - Ngắt một cành của cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Nhựa cây này có tính sát khuẩn, giảm đau, dân gian thường dùng để chữa đau răng, sâu răng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương thuốc trên chỉ mang tính tạm thời, sau đó bạn phải đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị một cách bài bản. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Xưa đã có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng tuy không làm chết người nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Hoa cúc áo. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống Trong Đông y có huyệt thương dương mà khi bấm vào đó ta có thể làm giảm cơn nhức răng. Vị trí và cách xác định huyệt: Huyệt này nằm ở trên đầu ngón tay trỏ, cách gốc móng tay về phía ngón cái khoảng 0,2mm trên đường tiếp giáp da gan ngón tay và mu ngón tay. Bạn bị đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Ví dụ, đau răng hàm bên phải thì chọn huyệt ở ngón tay trỏ bên phải, đau răng hàm bên trái thì bấm huyệt thương dương ở ngón tay trỏ bên trái. Cách làm này không thể chữa cho bạn khỏi bị sâu răng, hay bệnh viêm lợi răng nhưng ít nhất cũng làm giảm đau giúp bạn có thể bình tĩnh đi đến bác sĩ khám răng mà không còn bị hành hạ bởi các cơn nhức răng nữa. Theo Sức Khỏe & Đời Sống Dân trí) - Nếu một cái răng đau thì nhiều khi ảnh hưởng đến sức khoẻ, ăn uống, công việc…khiến bạn lúc nào cũng mệt mỏi khó chịu. Nó có thể hơi nhoi nhói đau, đau liên tục hoặc đến mức độ đau “khủng khiếp” nhức buốt đến tận xương tuỷ. Đau răng là một trong những điều khó chịu nhất mà hầu hết mọi người có thể phải trải qua. Cách giải quyết tốt nhất là đến ngay nha sĩ và kiểm tra răng miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa có điều kiện đến nha sĩ ngay lập tức, thì có thể dùng một số thảo dược ở nhà để giảm đau tạm thời. Đau do sâu răng 1. Nhúng một miếng bông gạc y tế vào tinh chất vani và ép chặt nó lại rồi để vào chỗ răng bị sâu. Phải chắc chắn rằng, bạn đang chữa răng sâu gây đau nhức, nếu là bệnh khác như viêm lợi thì có thể nó sẽ gây khó khăn cho bác sĩ tìm ra căn nguyên của việc đau nhức vùng miệng. 2. Tinh dầu đinh hương là một loại thảo dược chữa đau răng rất tốt. Nhưng điều quan trọng là bạn nên cẩn thận, tránh để quá nhiều tinh dầu đinh hương trong lợi vì có thể nó sẽ gây viêm loét miệng. 3. Dùng một ít bột nghệ cho vào chỗ răng sâu. Nó sẽ giảm đâu mà không có bất kì ảnh hưởng phụ nào đối với răng lợi. Hoặc cho bột nghệ vào bông gạc y tế và để vào lỗ hổng của răng bị sâu. Bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau răng ngay. 4. Một cách khác cũng rất dễ thực hiện là bóc một nhánh tỏi và nhét vào chỗ răng bị sâu. Nước tỏi ép như một thuốc gây tê tự nhiên, sẽ làm giảm cơn đau ngay tức thì. Chảy máu chân răng 1. Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu. 2. Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế với lượng tương đương nhau sau đó xay ra và để vào chỗ đau. Nó giúp lành vết thương nhanh chóng mà lại giảm đau có hiệu quả. Đây chỉ làm phương pháp tạm thời giúp bạn giải toả cơn đau răng, hay chảy máu lợi khi chưa kịp đi nha khoa. Còn để chữa đau răng tận gốc thì cần phải đến bệnh viện khám để biết tình trạng sâu răng của bạn nặng hay nhẹ mà có phương pháp điều trị khác nhau. Có thể do cao răng gây chảy máu, hoặc men răng bạn bị yếu dễ gây sâu răng. Cần chữa trị dứt điểm và khi mới bị đau nhẹ hoặc có triệu chứng sâu răng thì bạn nên đến nha sĩ luôn. Đừng chủ quan coi thường hay cố gắng chịu đau đến khi bị nặng rất khó chữa, đau nhức buốt và rất tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Bạn cũng cần có phương pháp vệ sinh răng miệng cho đúng cách theo lời khuyên của nha sĩ bạn nhé. Minh Anh Theo JH . bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau răng. Không tự nhiên mà đau Đau răng thường là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng. Mỗi chiếc răng đều có phần lợi (nướu) bao xung. giác đau đớn. Nhưng phổ biến nhất đau răng chủ yếu do sâu răng gây nên. Sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ đối tượng nào nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các cách vệ sinh răng miệng. nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Nhựa cây này có tính sát khuẩn, giảm đau, dân gian thường dùng để chữa đau răng, sâu răng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương thuốc trên

Ngày đăng: 12/07/2014, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w