Bài thuốc trịđaurăng từ thăngma
Thăng ma có tên khoa học là Rhizoma Cimifugae, là dạng cây thảo, sống lâu năm,
cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa,
đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống.
Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung
Quốc. Nước ta hiện chưa trồng được cây thăngmamà phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ.
Theo Đông y, thăngma có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn, vào các kinh tỳ, vị,
phế và đại trường. Có công hiệu tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên,
thấu ban, sởi… Chủ trị chứng dịch thời khí, chướng khí, nhức đầu, đau cổ họng,
lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, trúng độc gây đau bụng, sốt rét, lòi dom,
phụ nữ băng huyết, bạch đới. Liều sử dụng trung bình cho các dạng thuốc sắc hay
súc miệng là 4 – 10g mỗi ngày.
Tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến đaurăngmà có bài thuốc chữa bệnh phù hợp. Sau
đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc trịđaurăng từ thăngma để bạn đọc
tham khảo:
1. Đaurăng do thực hỏa (Thực hỏa nha thống)
Tà tại phần huyết (sưng đỏ có xuất huyết): thăngma 3g, xuyên hoàng liên 3g, đơn
bì 10g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Nếu tà tại phần khí (sưng không xuất huyết): dùng thăngma 3g, xuyên hoàng liên
3g, đơn bì 10g, sinh địa 15g, đương quy 15g, kinh giới tuệ 9g, phòng phong 9g, tế
tân 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày.
Do trường vị tích nhiệt (chỗ sưng lở loét): dùng sinh đại hoàng 6g, huyền minh
phần 6g (hòa vào thuốc sau), thạch cao 20g, liên kiều 10g, hoàng cầm 6g, chi tử
6g, bạc hà 3g, cam thảo 1g, thăngma 2g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
2. Đaurăng do hư hỏa (hư hỏa nha thống)
Bài thuốc: sinh địa 20g, thục địa 20g, huyền sâm 40g, sắc uống ngày 1 thang, chia
2 lần. Hoặc sử dụng phương lục vị: thục địa 80g, sơn dược 40g, sơn thù nhục 40g,
phục linh 30g, đơn bì 30g, trạch tả 30g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn,
ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g chiêu với nước muối nhạt.
3. Đaurăng do phong nhiệt (Phong nhiệt nha thống)
Bài thuốc: khương hoạt 5g, độc hoạt 5g, phòng phong 3g, xuyên khung 3g, tế tân
1,5g, bạc hà 3g, sinh địa 9g, hoàng cầm 5g. Sắc uống khi đi ngủ, ngày 1 thang, chia
2 lần.
4. Đaurăng do sâu (Trùng chú tác thống)
Bài thuốc: gồm đương quy 6g, sinh địa 9g, tế tân 3g, can khương 3g, bạch chỉ 9g,
liên kiều 9g, khổ sâm 6g, xuyên tiêu 3g, hoàng liên 5g, cát cánh 3g, ô mai 9g, cam
thảo 5g, sắc lấy nước ngậm nuốt dần dần. Ngày 1 thang, ngày ngậm nuốt từ 2 - 3
lần. Đây là bàithuốc phương định thống tán.
Lưu ý: không dùng khi trên thịnh, dưới hư hay âm hư hỏa vượng.
. thuốc sắc hay súc miệng là 4 – 10g mỗi ngày. Tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến đau răng mà có bài thuốc chữa bệnh phù hợp. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc trị đau răng từ thăng. Bài thuốc trị đau răng từ thăng ma Thăng ma có tên khoa học là Rhizoma Cimifugae, là dạng cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m,. đông bắc Trung Quốc. Nước ta hiện chưa trồng được cây thăng ma mà phải nhập từ Trung Quốc. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Theo Đông y, thăng ma có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn, vào các