1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bạn cần biết gì trong trường hợp cha mẹ bạn bị cấp cứu doc

6 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 98,25 KB

Nội dung

Bạn cần biết gì trong trường hợp cha mẹ bạn bị cấp cứu Nếu cha mẹ bạn đã từng bị cấp cứu, bạn có thể cung cấp những thông tin quan trọng cần thiết để bác sỹ có thể cứu chữa cho họ không? Bạn có biết tên bác sỹ của họ không? Mẹ bạn có đang uống thuốc gì không? nếu có thì thuốc gì? Cha bạn đã từng bị phẫu thuật bao giờ chưa? Giống như đa số mọi người, bạn chắc là không trả lời được câu hỏi nào trong số này. “Đôi khi bản thân các phụ huynh lớn tuổi không thể tự cung cấp các thông tin sức khoẻ khi bị cấp cứu, vì thế nhân viên cấp cứu y tế phải lấy thông tin dựa vào vợ/chồng hay các con đã trưởng thành của họ.” - Bác sỹ Paul Takahashi, chuyên gia lão khoa tại Mayo Clinic, Rochester, cho biết: “Có nhiều điều bạn nên biết. Cũng như khi bạn điền thông tin vào phiếu trường hợp khẩn cấp cho con bạn ở nhà trường, bạn nên biết những thông tin tương tự về cha mẹ bạn”. Hãy tự hỏi mình các câu hỏi sau để kiểm tra xem bạn đã sẵn sàng can thiệp nếu cha mẹ bạn bị cấp cứu hoặc cần sự giúp đỡ của bạn hay chưa: - Tên bác sỹ của cha mẹ bạn là gì? - Cha mẹ bạn có dị ứng với loại thuốc nào không? - Cha mẹ bạn có đăng ký chỉ định điều trị không? - Gia đình bạn có ai bị bệnh đái đường không? - Cha mẹ bạn có thuộc về tổ chức chăm sóc sức khoẻ nào không? - Cha mẹ bạn có uống rượu không? - Cha mẹ bạn đã bỏ thuốc lá trong 5 năm trở lại đây? - Cha mẹ bạn có đang uống thuốc làm loãng máu không? - Trong trường hợp khẩn cấp, cha mẹ bạn có muốn được giáo sỹ rửa tội không? - Bạn có cần biết thêm về sức khoẻ của cha mẹ bạn không? Xin đừng ngạc nhiên nếu phần lớn câu trả lời là “Không biết”. Vì khi con người khi lớn lên, già đi, bắt đầu tự chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân mình họ thường không chia sẻ các thông tin như vậy. Nhưng đây lại chính là những câu bác sỹ có thể hỏi bạn trong trường hợp cha mẹ bạn không thể trả lời. Sau đây là 10 điều bạn cần biết về sức khoẻ của cha mẹ bạn, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: 1. Tên bác sỹ. Nếu bạn không biết gì hơn, thì đây sẽ là thông tin quan trọng nhất. Tại sao ư? Vì người bác sỹ này sẽ cung cấp rất nhiều các thông tin cần thiết còn lại cũng như quá trình sức khoẻ chi tiết của cha mẹ bạn. 2. Ngày sinh. Thường thường hồ sơ bệnh lý và thông tin bảo hiểm được sắp xếp theo thứ tự ngày sinh. Điều đó cải thiện được thông tin trong trường hợp khẩn cấp hay có cơn bệnh. 3. Những thứ gây dị ứng: điều này đặc biệt quan trọng nếu cha mẹ bạn di ứng với loại thuốc nào đó, ví dụ penicillin. 4. Giấy đăng ký chỉ định điều trị. Giấy đăng ký chỉ định điều trị là giấy tờ pháp lý chỉ ra quyết định của một người về việc chăm sóc sức khoẻ cho họ, ví dụ như thực hiện hồi sức hay dùng thiết bị duy trì sự sống. 5. Những vấn đề sức khoẻ lớn. bao gồm các bệnh như đái đường hay tim mạch 6. Những thuốc đang dùng: Cụ thể như thuốc làm loãng máu 7. Tôn giáo. Điều này rất quan trọng trong trường hợp cần truyền máu. 8. Thông tin bảo hiểm. 9. Những phẫu thuật trước đây. Liệt kê quá trình điều trị trước đây, như phẫu thuật động mạch vành chẳng hạn. 10. Thói quen sống. Cha mẹ bạn có uống rượu hay hút thuốc không? Để giúp bạn chăm sóc cha mẹ già của mình, hãy thử điền mẫu sau và cất nó trong ví của bạn: Thông tin y tế của Ngày sinh Tên bác sỹ Điện thoại của bác sỹ Những thứ gây dị ứng Công ty bảo hiểm Có Chỉ định điều trị không? ở đâu? Tình trạng sức khoẻ Các thuốc đang dùng Các phẫu thuật trước đây Tôn giáo . Bạn cần biết gì trong trường hợp cha mẹ bạn bị cấp cứu Nếu cha mẹ bạn đã từng bị cấp cứu, bạn có thể cung cấp những thông tin quan trọng cần thiết để bác sỹ có thể cứu chữa cho. xem bạn đã sẵn sàng can thiệp nếu cha mẹ bạn bị cấp cứu hoặc cần sự giúp đỡ của bạn hay chưa: - Tên bác sỹ của cha mẹ bạn là gì? - Cha mẹ bạn có dị ứng với loại thuốc nào không? - Cha mẹ bạn. thể hỏi bạn trong trường hợp cha mẹ bạn không thể trả lời. Sau đây là 10 điều bạn cần biết về sức khoẻ của cha mẹ bạn, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: 1. Tên bác sỹ. Nếu bạn không biết gì hơn,

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w