1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Chỉ đạo” con xài tiền lì xì pot

5 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 123,08 KB

Nội dung

“Chỉ đạo” con xài tiền lì xì Hầu như năm nào, đến Tết cũng có ít nhiều bài viết về chuyện lì xì cho trẻ em, với motip khuyên cha mẹ nên qua việc lì xì này mà dạy con biết cách sử dụng tiền, ý nghĩa của chuyện “mừng tuổi”. Nhưng thực sự, có lẽ ít có bài học nào được rút ra từ đây vì đã từ lâu, chuyện lì xì không còn là chuyện của trẻ em nữa mà đã thành một “hoạt động “ đem lại những ích lợi hay quyền lợi cho người lớn. Với những gia đình có ý thức dạy con, và bố mẹ có khả năng “làm chủ bản thân” thì việc xử lý chuyện lì xì chỉ là chuyện nhỏ. Họ “can đảm” để chỉ lì xì cho con trẻ (con họ và con bạn bè ) những đồng tiền có mệnh giá nhỏ với yêu cầu đơn giản là mới và đẹp (ví dụ: đồng 10 nghìn đỏ thắm trước đây ) và kèm theo những lời chúc thật chân tình. Còn với những người xem chuyện khoe của hay coi trọng vật chất, muốn “mua” sự thán phục của lũ trẻ thì “không dám” bỏ vào phong bao những tờ tiền có mệnh giá dưới 20.000 đồng, mà thông thường là 50 – 100.000 đồng, tờ USD hay AUD. Cũng không cần nhắc đến những người buộc phải lì xì cho “con của sếp” như một cách mua chuộc hay hối lộ ngầm mà chỉ muốn nói rằng, những giá trị tinh thần của ngày Tết đã ngày một “biến tấu” và mai một theo cùng với những giá trị tinh thần của những ngày lễ lạt khác. Điều cần nói hơn, có lẽ là qua đó, nên giúp các ông bố, bà mẹ trẻ có thể biết thêm thế nào là “giá trị tinh thần” của chuyện “mừng tuổi”. Nói rõ hơn, nên cho bố mẹ có sự hiểu biết để có thể dạy con biết ý nghĩa của việc lì xì và biết rằng, chuyện lì xì chỉ là hệ quả của lòng thương yêu và kính trọng qua những lời chúc mà trẻ con gửi đến người lớn, chứ không phải đó là sự “trao đổi” theo công thức chúc Tết để được lì xì. Nếu nói theo tính logic thì người lớn “cám ơn” và “mừng tuổi” con trẻ qua việc lì xì chứ không phải bổn phận “phải li xì” cho con. Và trẻ con thì chúc tuổi và chúc Tết người lớn để được nhận lại những chiếc phong bao đỏ thắm (mang điều may mắn) chứ không phải là ra “đòi tiền lì xì “ bằng những lời chúc qua quýt, thậm chí “xếp hàng” để nhận tiền “phân phát”. Như thế, sẽ có hai vấn đề: Cần xem chuyện lì xì là một hoạt động mang giá trị tinh thần trong một loạt các “tục lệ” của ngày Tết như Tiễn ông Táo – cúng Giao Thừa – Đón ông bà, gia tiên về ăn Tết – Hái lộc đầu xuân – Không ăn nói tục tằn trong 3 ngày Tết v.v.v và bố mẹ nên giải thích đơn giản cho con cái hiểu trước ngày Tết ý nghĩa của các hoạt động này. Không cần thiết phải đặt nặng chuyện “quản lý tiền lì xì” cho con hay dạy cho con biết xài tiền lì xì cho đúng cách. “Chỉ đạo” con cách xài tiền nghĩa là bố mẹ cũng coi trọng giá trị của đồng tiền nằm trong đó (chỉ khi nào con được lì xì khá nhiều thì mới “chú ý” để dạy con biết xài tiền, đại loại như nên bỏ ống, gửi tiết kiệm hay mua học cụ,v.v…). Không cần phải đợi đến khi trẻ có tiền lì xì mới “buộc” con phải tiêu tiền hợp lý mà là một quá trình tiệm tiến, dạy con “từ thủa lên 5 “. Đến khi thấy con nắm trong tay cả trăm nghìn tiền lì xì một lúc, mới “lên kế hoạch” dạy con thì e là vô ích, thậm chí còn phản tác dụng (trẻ sẽ phản ứng: Đây là tiền của con mà – Đúng quá! – Con muốn mua gì thì mua chứ – Đúng luôn! Thế là bố mẹ, hoặc dùng “sức mạnh của quyền lực” để buộc trẻ không được tiêu bằng cách bỏ ống hay gửi tiết kiệm vào tủ của mẹ! Hoặc lại ra sức “dụ con” thậm chí là “năn nỉ” con tiêu tiền vào những điều mà mình cho là có ích, trong khi chính đứa trẻ không hiểu tại sao lại phải như vậy!). Điều này vô tình lại đi ngược lại nguyên tắc giúp con có khả năng “ra quyết định” và sau đó là chấp nhận hậu quả của quyết định (biết chịu trách nhiệm) mà đó lại là hai trong số những kỹ năng sống mà chúng ta đang hì hục dạy trẻ học “như vẹt”. Nói tóm lại, không nên “tách” chuyện lì xì ra để xem đây là một “cơ hội” dạy con cách dùng tiền, mà nên “gắn” hoạt động lì xì vào một chuỗi những giá trị tinh thần mà trẻ con cần được biết để tiếp tục “truyền thống” đón Tết, mừng Xuân cho đúng với ý nghĩa và giá trị của những ngày đầu xuân. . con cái hiểu trước ngày Tết ý nghĩa của các hoạt động này. Không cần thiết phải đặt nặng chuyện “quản lý tiền lì xì cho con hay dạy cho con biết xài tiền lì xì cho đúng cách. “Chỉ đạo” con. “Chỉ đạo” con xài tiền lì xì Hầu như năm nào, đến Tết cũng có ít nhiều bài viết về chuyện lì xì cho trẻ em, với motip khuyên cha mẹ nên qua việc lì xì này mà dạy con biết. đến khi trẻ có tiền lì xì mới “buộc” con phải tiêu tiền hợp lý mà là một quá trình tiệm tiến, dạy con “từ thủa lên 5 “. Đến khi thấy con nắm trong tay cả trăm nghìn tiền lì xì một lúc, mới

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w