III/ KẾT BÀI: Tóm lại qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam
Trang 1Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
BÀI LÀM I/ MỞ BÀI:
Kim Lân sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc
II/ THÂN BÀI:
Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu
Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội
du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ
con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu cũng là kháng chiến”.
Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt Nỗi nhớ làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên Ông nhớ từ con đường làng đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập “Caho ôi, ông lão nhớ làng Nhớ cái làng quá!” Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ
để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…Và rồi một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách Từ đó, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…
Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương anh hùng trong cuộc chiến Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của
quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên Vui quá!” Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người
đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!” Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn” Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra” Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch triền miên Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý bàn tán về “cái chuyện ấy” Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít.”
Nỗi ám ảnh nặng nề, cảm giác đau xót, nhục nhã đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai kể từ lúc ông nghe cái tin dữ ấy Bi kịch dâng lên đến đỉnh cao Ông Hai bị đẩy vào trong tình cảnh bế tắc tuyệt
vọng khi bà chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi “ Thế là tuyệt đường sinh sống!” Ông đi đâu bây giờ? Khắp
Trang 2nơi, “không chỉ cái đất Thắng này mà cả ở Đài, Nhã Nam, Bố Hạ, Cao Thượng… ở đâu nghe đến người làng chợ Dầu là người ta đuổi như đuổi hủi” Còn ai muốn chứa chấp người dân của cái làng Việt gian này nữa
chứ? Trước mắt ông Hai chỉ có hai con đường Ở lại thì không được rồi Còn về làng… Vừa chớm nghĩ đến
thôi, ta đã thấy ông Hai gạt phắt đi ngay “Về làm gì cái làng ấy nữa Chúng nó làm Việt gian theo Tây cả rồi”.Và ông cũng khẳng định: “ về làng là phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ” Dù ông Hai luôn ước mong được trở về làng, nhưng lúc này ông lại khẳng định: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
Mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế trước mắt làm cho ông Hai bế tắc Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc
ấy, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ:
- À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc Vẻ đẹp ấy rất đáng tự hào ca ngợi Đến giây phút này, từ trong bi kịch của ông Hai, ta lại thấy sáng ngời lên một tình cảm cao đẹp khác Đó là tinh thần yêu nước, gắn bó với kháng chiến, với cụ Hồ.Tình cảm thiêng liêng ấy
đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê
Cho nên, khi nghe tin làng Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai là người sung sướng nhất Ông vui
tươi rạng rỡ hẳn lên, “ mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ…” Ông mua quà cho con, ông chạy đi
“khoe” cái tin nhà mình bị đốt, “ khoe” cái tin làng Dầu không theo giặc Nỗi mất mát về nhà cửa dường như tan biến trong niềm hạnh phúc dâng trào – Làng chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào giờ đây vẫn
là làng kháng chiến
Có thể nói, ông Hai là nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong kháng chiến Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, họ vẫn còn bỡ ngỡ Nhưng rồi cảm giác
ấy tan đi nhanh chóng, họ đón nhận cách mạng với tình cảm chân thành, với lòng hăm hở nhiệt tình Họ háo hức hoà nhịp cùng phong trào kháng chiến, học hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương Cách mạng đã trở thành một phần trong cuộc đời của họ Lòng trung thành, tình cảm gắn bó bền chặt của người nông dân trong kháng chiến làm cho chúng ta xúc động Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người nông dân để từ đó khắc hoạ nên một bức chân dung gần gũi và sống động
Trong tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong
sự bế tắc đến tuyệt vọng, qua đó làm nổi bật tâm hồn tính cách và tình yêu của ông Hai đối với làng quê, đất nước Ngôn ngữ diễn đạt mộc mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn
III/ KẾT BÀI:
Tóm lại qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam lại có thể đánh thắng kẻ thù đầu
sỏ như thực dân Pháp Bài học sâu sắc nhất đối với mỗi người chúng ta khi đọc truyện ngắn này là tình yêu quê hương đất nước, là lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà cao cả
Đề 2: Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu
Bài làm
Trang 3Đồng chí là tiếng gọi thân thương tha thiết, biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí Với lời thơ chân chất, tràn đầy tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc
Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành thân quen Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thật xúc động :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khổ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" Từ "xa lạ" gặp nhau Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là "đôi người xa lạ", vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm "Hai người" cụ thể quá Đôi người là từng "đôi" một - nhiều người Trong đơn vị quân đội ấy, ai cũng thế Hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên một sự xa lạ trong không gian và tình cảm Nhưng khi tham gia kháng chiến, những con người ấy cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau Vì thế họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương nhau và gọi nhau là
"đồng chí"
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí"
Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết Giọng thơ đang liền mạch nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, bỗng ngắt nhịp đột ngột Từ Đồng chí lại được tách ra làm câu riêng, một đoạn riêng Với cấu trúc thơ khác thường ấy tác giả đã làm nổi bật ý thơ Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động lòng người Câu thơ chỉ có một từ Đồng chí - một tiếng nói thiêng liêng Đồng chí một sự cảm kích về nhiều đổi thay kì lạ trong quan hệ tình cảm Thế là thành đồng chí
Tình cảm ấy lại đựơc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu Những lúc kề bên nhau, họ lại kể cho nhau nghe chuyện quê nhà Chuyện "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" cả chuyện "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Từ những lời tâm tình ấy cho ta hiểu rằng : Các anh chiến sĩ mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với quê nhà và khi ra đi hình bóng quê hương đều mang theo trong họ Các anh lại cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau Trong gian lao vất vả họ lại tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí Làm sao các anh có thể quên được những lúc ướt mồ hôi, cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng không thiếu niềm vui Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá dẫu trời có buốt giá thì miệng vẫn cười tươi Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng cách nắm lấy bàn tay Thật giản dị và cảm động Không phải là những vật chất của cải, không phải là những lời hoa mĩ phô trương Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồng chí là bàn tay nắm lấy bàn tay Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên tất cả những ý nghĩ thiêng liêng cao đẹp của mối tình đồng chí :
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Câu thơ vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng Tác giả tả cảnh những người lính phục kích chờ giặc trong đêm sương muối Súng hướng mũi lên trời có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính trữ tình Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị
Trang 4cho người đọc Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ
Bằng ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sự khái quát cao, Chính Hữu đã cho ta thấy rõ quá trình phát triển của một tình cảm cách mạng trong quân đội Ở đây nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những chi tiết thực của cuộc sống thực trong đời thường của người chiến sĩ, không phô trương, không lãng mạn hóa, thi vị hóa, chính những nét thực đó tạo nên sự thành công của tác phẩm Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt mới trong phương pháp sáng tác và cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thơ thời kì chống Pháp
Đề 3 Em hãy Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc Có
nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài
thơ xuất sắc nhất Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Năm 1976, sau ngày đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, lăng Bác được khánh thành Nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam đã ra thăm lăng Bác Cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã làm một bài thơ như một lời bộc bạch chân tình của hàng triệu người con miền Nam với Bác Đây là một bài thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, làm cho người đọc xúc động
Hai khổ thơ đầu là những dòng cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi được lần đầu đến thăm lăng Bác: một chút tự hào, xen lẫn vui sướng, lẫn xúc động khi sắp đc kề cận bên Ng` cha thân yêu của dân tộc.Bằng những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, nhôn ngữ bình dị mà hàm súc, tinh tế, đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc vô cùng sâu sắc
Hai khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với Bác Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc,từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý
Bài thơ được phân chia theo bố cục thời gian, và khổ thơ đầu tiên nói về cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy lăng Bác từ xa
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Câu thơ đầu tiên thật ngắn gọn nhưng nó lại là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng triệu người con miền Nam Một tiếng “con” thật ấm áp, gần gũi, thể hiện lòng kính yêu to lớn đối với Bác Bác thật
gần gũi với người dân, như là một vị cha già của dân tộc “Con ở miền Nam” - mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi
đau và một niềm tự hào Miền Nam gian khổ và anh hùng, miền Nam đi trước về sau, miền Nam thành đồng
Tổ quốc, miền Nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo trở về trong đại gia đình Việt Nam đây Bác ơi! Nhà thơ mong nhìn thấy Bác một lần sau khi đất nước đã giải phóng nhưng thật đau xót, Bác đã không còn Vì vậy, từ
“viếng” đã được nhà thơ thay bằng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau cũng như bày tỏ niềm tin rằng Bác vẫn
sống mãi
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Đập vào mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh ngắt trước lăng Bác Cây tre - biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng
Trang 5tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường Ở Bác có tất cả những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên
cường “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” ấy Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những
thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi, và vẫn cố gắng đứng thẳng chứ nhất quyết không chịu bị bẻ cong Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi
Đến gần lăng Bác, xếp hàng vào viếng thì tác giả có thêm nhiều cảm xúc mới
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn
dụ sóng đôi với nhau Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất
đỏ Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết Bác là một mặt trời Cái ẩn dụ mặt trời ở đây không biết đã đủ nói về Bác chưa ? Không, nếu nói Bác là mặt trời thì phải nhấn mạnh thêm cho rõ cái đặc tính của vầng mặt trời ấy: rất đỏ Cái mặt trời đang tỏa sáng trên cao kia, cái mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải lúc nào cũng ấm nóng thế đâu! Vầng mặt trời ấy có thể bị bóng đêm lấn át Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam Hôm nay có hai mặt trời chiếu rọi trên đường đời: một mặt trời tỏa sáng trước mặt, một mặt trời tỏa sáng tâm hồn…Như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu Bác sẽ sống mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ Điệp ngữ
“ngày ngày” ý nói rằng nhân dân ta mãi luôn ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi mãi là như vậy Nhịp thơ
của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ đến Bác đã khuất Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn ? Phải rồi Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người
đã khuất Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác Và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên đời đâu Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả, đó chính là những đoá hoa thật sự của đời, là đàn con mà Bác đã cố công tạo nên suốt bảy mươi chín mùa xuân Bác sống trên đời Những bông hoa trong vườn Bác nay đã lớn lên, nở rộ ngát hương kính dâng lên Bác
Vào bên trong lăng Bác, thấy Bác đang nằm đó, nhà thơ lại một lần nữa cố giấu tiếng nấc nghẹn ngào:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng Bác mất thật rồi sao? Không đâu Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ
ngơi chứ Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền” Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những
năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa Khi thì “trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận” Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm Trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi
Trang 6“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu
có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác nâng đỡ mỗi khi vấp ngã Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà Dù Bác ra đi thật sự rồi nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim mỗi người dân Việt Nam
Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Ngày mai phải rời xa Bác rồi Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi
của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là
kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất
cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thùc, ngừng lặng hòan toàn
Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong đó có xen một vài câu bảy và chín chữ Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị
mà cô đúc
Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí
Trang 7Đề 4: Cảm nhận của em về chân dung người lính lái xe trong “ Bài thơ tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước Năm 1964, tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Ông vào bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu Bốn.Từng là lính lái xe
nên ông có những bài thơ viết rất hay về binh chủng này “ Tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu
biểu.Bài thơ là khúc hát ca ngợi những người lính lái xe đã đã vượt lên hiện thực dữ dội, ác liệt của khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ
Bài thơ đã xây dựng một hình tượng độc đáo đó là những chiếc xe, nói cho đúng là cả một tiểu đội xe không có kính chắn gió, chắn bụi băng băng ra trận Mà độc đáo thật, vì chỉ gặp ở Việt Nam, ở những chiến sĩ
lái xe quân sự thời chống Mỹ Có thể nói “chất” độc đáo này được lên men từ chiến trường ác liệt:
“Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Nguyên nhân xe không kính là vậy Đấy là mội hiện thực trần trụi mà tác giả không thể hư cấu
Bên cạnh hiện thực trần trụi đấy là hình ảnh người lính lái xe hiện lên rất đẹp Cứ tưởng với hiện thực
dữ dội, ác liệt, trớ trêu ấy, người lính lái xe phải bó tay, thế nhưng vẫn nổi lên với tư thế:
“Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Nghĩa là xe cứ đi Không những ung dung mà người lính lái xe còn tỏ ra rất chủ động, hiên ngang vượt lên tất cả
Nói đến người lái xe là nói đến con mắt, nói đến cái nhìn Tô đậm cái nhìn của người lái xe, chỉ trong
một dòng thơ, tác giả đã sử dụng 3 lần từ “nhìn” (điệp từ) Nhìn trời là để phát hiện máy bay hay pháo sáng về
ban đêm Nhìn thẳng là cái nhìn nghề nghiệp, hiên ngang Và cũng từ ca - bin không kính, qua cái nhìn đã tạo nên những ấn tượng, cảm giác rất sinh động, cụ thể đối với người lái xe:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái”
Những cảm giác này, dù mang ý nghĩa tả thực hay tượng trưng, đều thể hiện cái thế ung dung tinh thần vượt lên của người lái xe
Hai khổ thơ tiếp, hình ảnh người lái xe được tô đậm Cái tài của Phạm Tiến Duật trong khổ thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh của người lái xe trong thời gian chiến tranh ác liệt
Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt
áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên.
Những cụm từ “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo” chứng tỏ họ không những đã ý thức được mà còn rất quen
với những gian khổ đó
Chính vì thế:
“Chưa cần lửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Và cao hơn:
”Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.”
Đây là những câu thơ đậm chất người lính, nói rất đúng tinh thần và cuộc sống của người lính Các
động tác “phì phèo châm điếu thuốc” tuy có vụng về nhưng sao đáng yêu thế? Cái cười “ha ha” nở ra trên
khuôn mặt lấm lem của mọi người sao mà rạng ngời đến thế? Bởi vậy, đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời và tinh thần hoàn thành nhiệm vụ cao
Trang 8Hai khổ thơ tiếp nói về cảnh sinh hoạt và sự họp mặt sau những chuyến vận tải trên những chặng
“đường đi tới” Vẫn những câu thơ có giọng điệu riêng, đậm chất văn xuôi rất riêng của Phạm Tiến Duật đã
thể hiện được tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến Ở hai khổ thơ này, tác giả vẫn tô đậm cái hình tượng
thơ “xe không kính”, nhưng lại có cách nói khác rất lính:
“Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Khổ thơ cuối cùng, kết thúc bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta một điều như một điều dự báo: đâu chỉ là tiểu đội xe không kính mà tương lai còn là tiểu đội xe không đèn, không mui xe, Hiện thực của cuộc chiến tranh diễn ra còn hết sức ác liệt, người lính lái xe còn phải đối mặt với bao nhiêu nghiệt ngã, thử thách:
“ Không có kính rồi xe không đèn, không có mui, thùng xe có xước” nhưng nhất định họ sẽ hoàn thành nhiệm
vụ, sẽ chiến thắng bởi vì phía trước họ là miến Nam thân yêu và vì họ sẵn có một nhiệt tình cách mạng, một trái tim quả cảm - trái tim người lính Bác Hồ
“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Bài thơ là bức tượng đài nghệ thuật về người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta
Đề 5: Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Kiều bị cấm cung ở lầu Ngưng Bích, nhưng thực chất là bị Tú Bà giam lỏng ở đấy, dùng “Mưu ma chước quỷ” lừa gạt nàng, để buộc nàng phải ra tiếp khách ở lầu xanh Sau lưng nàng là những tai biến, đau
đớn, nhục nhã, ê chề: gia đình bị mắc oan, phải trao duyên cho Thuý Vân, bị Mã Giám Sinh giả danh cưới về làm lẽ và bị gã lừa gạt, làm nhục ngay ở dọc đường, bị Tú Bà xỉ nhục và dở trò đánh đạp để ra uy Từ tâm trạng của mình, nhìn cảnh vật bên ngoài, do đó, những ghi nhận về cảnh là những ghi nhận về tình Vì mối quan hệ tình cảnh đó, người đọc càng hiểu sâu sắc tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích này:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngon nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một mầu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.
Mã Giám Sinh nói dối, mua Kiều về làm vợ lẽ Kiều đã “thất thân” với Mã Thật ra Mã mua Kiều về
cho mụ Tú Bà Tú Bà khi biết hành vi của Mã đã nổi giận đùng đùng, đánh đập Kiều, bắt Kiều tiếp khách
Phẫn uất khi bị lừa dối, bị hành hạ, Kiều quyết định tự vẫn Lo ngại vì vốn liếng có thể “thất thoát” Tú Bà
dùng thủ đoạn khuyên nhủ, dỗ dành và hứa sẽ tìm một nơi xứng đáng cho nàng về sau, Tú Bà đưa Kiều về lầu Ngưng Bích
Sau những đau đớn ê chề, trong lẻ loi, Kiều ngóng đợi tin tức người tình “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng-tinh sương trông mai chờ” Nàng nghĩ về cha mẹ tuổi già bóng xế “Xót thương -quạt nồng đó giờ?”
Chính trong tâm trạng ngổn ngang nhiều nỗi đó, Kiều nhìn ra cái mênh mông của biển cả Từ trong cảnh soi vào lòng mình hiện tại, Kiều gặp lại lòng mình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Giữa cái mênh mông của trời biển, trong màu xanh xam xám của ban chiều, có những cánh buồm lúc
ẩn lúc hiện: chiếc thuyền ra khơi, chiếc thuyền hướng về đất liền Từ nội tâm đang đau khổ, Kiều như nhìn
Trang 9nhận “từ trong ai đó”,”Trong những chiếc thuyền từ biển khơi”, trong tầm mắt xa khơi của cảnh và con
người Đang trông vọng một nỗi hội tụ mà sao lại cách biệt, chia li làm vậy?
Lời thơ bình dị, những gì gợi lên trong âm hưởng của câu thơ - là nổi khắc khoải, xoáy sâu vào lòng Kiều:
“Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Trông ngọn nước đang cuồn cuộn chảy, nhiều cánh hoa trôi dạt Có thật là cánh hoa chăng? Không
phải vậy! Người đọc cảm nhận được trong dòng nước đang cuồn cuộn chảy kia “nhiều cánh hoa trôi dạt”.
Cũng có thể là cánh hoa, cũng có thể là dòng nước cuồn cuộn thiếu gì những bọt bèo trôi nổi Trong cái mênh
mông vô định, cái cảnh “ nước chảy, hoa trôi lỡ làng” ấy gắn hợp với thân phận con người bị ném vào cảnh
sống đầy biến động, đầy bất công và bạc ác - thân phận Thuý Kiều, chúng ta mới hiểu được tâm trạng của nàng Kiều trong lúc này
Lời thơ rất giản dị và hình ảnh ẩn dụ sắc sảo về cuộc đời- cuộc đời người đàn bà (như người đời thường quan niệm “đời hoa”)
Nhiều lần Kiều cũng tự ví mình “Hoa trôi, bèo dạt đã đành Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi” Buồn bã, Kiều lại nhìn vào đồng nội:
Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
Màu mây, màu cỏ nhạt hoà vào với nhau thành một màu “xanh xanh” khó phân biệt Mà làm sao phân biệt được “màu trời, sắc mây” trong cảnh chiều tà, giữa cái mênh mông, bát ngát trong lúc tâm hồn còn nhiều
ngổn ngang như thế Và cuối cùng:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Trong câu thơ, đọc lên, ta nghe có “tiếng gió” và “tiếng sóng biển” đang “ầm ầm” kêu quanh nàng
Kiều như đang ở trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ tưởng như không ngồi trên đất liền nữa mà như đang ngồi
giữa biển khơi, bốn phía “ầm ầm tiếng sóng” Tiếng sóng ở đây, trong câu thơ không phải là âm thanh của tiếng sóng bình thường: sóng vỗ, sóng xô, sóng dào dạt, mà “tiếng sóng kêu” ầm ầm tứ phía, ngầm dự báo
cơn sóng gió, bão táp của cuộc đời thật dữ dội sẽ ập đến với Thuý Kiều, với đoạn trường mười lăm năm lưu lạc đang chờ đợi nàng
Đoạn thơ này hay không những vì đã khái quát được tâm trạng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
mà còn mở ra những điều dự báo về sau của cuộc đời Kiều
Những dự báo mơ hồ của tâm linh không lâu đã đến với Kiều Tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” càng khẳng định ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du trong bút pháp tả cảnh, tả nội tâm nhân vật tài
tình, gợi cảm, để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc xưa và nay, thấm đãm tinh thần nhân đạo sâu sắc
Đề 6: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm
Trang 10trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa
và vầng trăng thức tỉnh Nó như một hồi chuông cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể quên được Cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà Trăng đã thật sự trởø thành “tri kỉ” của người lính trong nhưng năm tháng máu lửa
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được: “Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đâm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong nhữnh năm tháng ở rừng Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông của bể và của những người lính hồn nhiên, chân chất ấy Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phài làm quen với môt hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:
“Từ hồi về thành phá
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương” VàØ rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được,
“người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật