Dạy con học nói Mặc dù chúng ta không thể ép bé phát triển nhanh và sớm hơn so với bình thường nhưng những gợi ý của chúng tôi dưới đây có thể giúp con bạn học nói nhanh hơn. Khi ở giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết nói một số từ 2 âm tiết như “papa”, “mama” và sử dụng các từ này để thể hiện niềm vui hoặc sự khó chịu. Đây thường là những từ đầu tiên mà bé có thể nói. Cụ thể hơn, bé đi qua các giai đoạn gồm nói các nguyên âm ngắn (từ 0 – 3 tháng tuổi), bập bẹ các từ lặp đi lặp lại như “bababa”, “dadada” (từ 4-6 tháng tuổi), bập bẹ bằng nhiều âm thanh pha trộn (từ 6 – 9 tháng), tự nói bằng ngôn ngữ của chính mình (từ 10 – 12 tháng tuổi) và biết nói các từ đúng (từ 10 – 18 tháng tuổi). Thông thường, ngay thời điểm bé được 1 tuổi, bé sẽ biết nói được một từ chính xác đầu tiên. Dưới đây là 10 cách để bạn có thể giúp bé biết nói từ đầu tiên đó nhanh hơn: Khuyến khích bé nói liên tục Ngay từ tiếng bập bẹ đầu tiên của bé, bạn có thể khuyến khích bé tham gia vào “cuộc hội thoại” đầy vui vẻ của mình. Hãy trả lời các âm thanh mà bé vừa tạo ra, đồng thời cũng để bé có cơ hội trả lời lại bạn. Dần dần, bé sẽ hiểu được ý bạn từ rất sớm, đây là một kiểu giao tiếp cho và nhận. Nói chuyện với trẻ Hãy nói với bé về những điều hàng ngày bạn gặp, về những thứ xung quanh bạn, điều đó sẽ giúp bé xây dựng được một vốn từ vựng nhất định. Hơn nữa, khi bạn nói chuyện, bé sẽ tập trung sự chú ý vào bạn nhiều hơn, giúp gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con. Tán gẫu với bé Đôi khi, những điều nhỏ bé nhất cũng có thể tạo ra những khác biệt lớn lao, đặc biệt là trong việc giao tiếp với trẻ nhỏ. Từ việc nói với bé là bạn đang thay tã cho bé, tới việc mô tả các bước bạn nấu bữa ăn cho bé, những điều nhỏ bé ấy dần dần sẽ tạo dựng một vốn hiểu biết của bé về những gì đang được nói đến, đang được thực hiện. Hát các bài hát thiếu nhi Ngay cả khi bạn hát sai nhạc thì giai điệu cũng như lời của ca khúc được hát đi hát lại nhiều lần ấy cũng sẽ trở thành một thứ âm nhạc tuyệt diệu trong tai trẻ. Dần dần, các từ lặp lại trong các bài hát sẽ là bước đầu tiên để bé nhớ các từ bé yêu thích. Đọc cho bé nghe Trẻ em thể hiện sự quan tâm tới các cuốn sách sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ. Hãy đọc cho bé nghe các cuốn sách bé yêu thích, trẻ sẽ ngồi im lắng nghe bạn đọc và cũng giống như việc lặp lại lời các bài hát, việc bạn kể câu chuyện lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ giúp xây dựng vốn từ cơ bản cho trẻ. Mô tả những điều bé đang làm Cho dù bé đang sờ khuôn mặt bạn, hay đang khóc vì quá mệt, hãy mô tả cho bé nghe về những điều bé đang làm, đến khi bé biết nói, bé sẽ dễ biết cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói hơn. Ngoài ra, khả năng cảm nhận của trẻ cũng được tăng lên đáng kể. Lặp lại chính mình Nếu đang chuẩn bị cho những năm mẫu giáo đầu tiên của trẻ, bạn nên quen dần với việc lặp lại chính mình. Việc thực hành lặp lại mọi thứ ngay từ khi bé mới sinh ra sẽ làm tăng gấp đôi thời gian bé có thể nói được từ đầu tiên. Chìa khóa của việc dạy trẻ nói chính là việc lặp lại nhiều lần. Khuyến khích trẻ Khi trẻ bắt đầu biết bập bẹ, kể cả khi bé bắt chước, nói lại một từ của bố mẹ, đừng quên dành cho trẻ những lời khen, động viên để trẻ thêm tự tin, cũng như tạo động lực để bé tiếp tục học các từ tiếp theo. Ngôn ngữ của trẻ Cha mẹ có thể làm tất cả những gì có thể để khuyến khích bé học nói, nhưng cần phải nhớ rằng, mỗi bé lại có một kiểu phát triển khác nhau. Mặc dù bạn có thể cổ vũ, giúp bé học nói nhưng không nên ép bé quá mức, sự thất vọng của trẻ cũng sẽ trở thành một nguyên nhân khiến bé chậm nói. . Dạy con học nói Mặc dù chúng ta không thể ép bé phát triển nhanh và sớm hơn so với bình thường nhưng những gợi ý của chúng tôi dưới đây có thể giúp con bạn học nói nhanh. thời gian bé có thể nói được từ đầu tiên. Chìa khóa của việc dạy trẻ nói chính là việc lặp lại nhiều lần. Khuyến khích trẻ Khi trẻ bắt đầu biết bập bẹ, kể cả khi bé bắt chước, nói lại một từ của. nhận. Nói chuyện với trẻ Hãy nói với bé về những điều hàng ngày bạn gặp, về những thứ xung quanh bạn, điều đó sẽ giúp bé xây dựng được một vốn từ vựng nhất định. Hơn nữa, khi bạn nói chuyện,