Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ dưới 6 tuổi Hãy tạo điều kiện cho trẻ được tự do khám phá và trải nghiệm thế giới bên ngoài thay vì bao bọc trẻ kỹ lưỡng. Đây là lời khuyên các chuyên gia tâm lý trẻ em dành cho các bậc phụ huynh. Để trẻ có đủ sức khỏe tham gia vào các hoạt động ngoài trời, phụ huynh hãy đảm bảo cho bé nguồn dinh dưỡng tối ưu, nghĩa là vừa đảm bảo cho sự phát triển mỗi ngày vừa tăng cường khả năng tự chống chọi những tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch phụ thuộc tới 70% vào hệ vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, ngoài việc giữ gìn vệ sinh, ăn chín, uống sôi thì bổ sung vi khuẩn tốt để tạo sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là cách hữu hiệu để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Hiện nay, khoa học dinh dưỡng thế giới khuyến cáo bổ sung Synbiotics (phức hợp giữa Probiotics - vi khuẩn tốt và Prebiotics - thức ăn cho vi khuẩn tốt) vào các chế phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ nhằm đem lại sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh Synbiotics có tác dụng tăng cường các yếu tố miễn dịch, giảm tần suất nhiễm các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xấu gây ra như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa, tiêu chảy… Khi hệ miễn dịch mạnh khỏe thì khả năng chống chọi bệnh tật cũng tốt hơn, trẻ có thể vui chơi, khám phá và học hỏi tốt hơn. Sức khỏe và sự phát triển của trẻ không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng tốt và môi trường sống sạch, mà còn là việc giúp cho trẻ có khả năng phát triển tốt trong mọi điều kiện sống thực tế. Điều đó có được khi trẻ có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại thực phẩm và môi trường xung quanh. Tập cho trẻ ăn được tất cả các loại thức ăn là điều mà cha mẹ nên làm ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Việc này vừa giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt với các loại thực phẩm, vừa khiến trẻ thích ăn và dễ ăn hơn. Chế biến bữa ăn nhiều màu sắc, kể cho trẻ nghe các câu chuyện về mỗi loại thức ăn nào đó (ví dụ như câu chuyện cây thì là, sự tích cây vú sữa) hay đơn giản là đố trẻ biết tác dụng của quả cà rốt, tôm cá sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với mỗi bữa ăn. Đứa trẻ nào cũng cần được làm quen với sự thay đổi thời tiết như mùa nóng, lạnh, lúc trời nắng, mưa… và các loại vi khuẩn xấu. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ sẽ có dịp “thực hành tác chiến” và biết cách xây dựng “hàng rào phòng ngự”. Vì vậy, bố mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ chơi đùa ngoài trời, không nhất thiết lúc nào cũng trang bị nón, vớ, áo ấm. Để trẻ nhanh hòa nhập với môi trường bên ngoài gia đình, cần tập cho trẻ thích nghi với đám đông từ sớm. Ví dụ như trước khi đi mẫu giáo, hãy cho bé đến trường vào mỗi 8h sáng và 4h chiều để làm quen với không khí ở trường học cũng như không gian sinh hoạt mới. Với trẻ nhỏ hơn, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm giữa các gia đình có con nhỏ cùng độ tuổi cũng là cách giúp trẻ thêm dạn dĩ và chủ động hơn trong giao tiếp. Trẻ em thích được làm người lớn, bắt đầu từ việc chủ động chăm sóc bản thân. Khoảng một tuổi, trẻ đã có thể nhớ công dụng của một số đồ vật đơn giản như lược để chải đầu, khăn để lau mặt, bô để đi cầu… Khi đó, hãy tập cho bé cách tự chăm sóc bản thân. Kỹ năng này đòi hỏi trẻ học thông qua việc mô tả song song với thực hành. Ví dụ như việc tự vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa mặt hay rửa tay đúng cách trước khi ăn. Bắt đầu tập cho bé vệ sinh răng miệng (khi trẻ có từ 8 cái răng trở lên) bằng việc thực hành đánh răng trước mặt bé. Đến khi trẻ thấy thích và muốn làm giống mẹ thì ba mẹ hãy cho bé một chiếc bàn chải nhỏ để bé tự chải răng. Bài hát về bảng chữ cái cũng là một gợi ý hay trong quá trình trẻ thực hành vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn. Làm ướt tay bé rồi tắt nước, tiếp đó cho xà phòng và bắt đầu hát. Khi kết thúc bài hát cũng là lúc tay bé đã được rửa sạch và lau khô. Đừng quên khen ngợi khi trẻ làm đúng và động viên nếu trẻ chưa làm được. . Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ dưới 6 tuổi Hãy tạo điều kiện cho trẻ được tự do khám phá và trải nghiệm thế giới bên ngoài thay vì bao bọc trẻ kỹ lưỡng. Đây là lời khuyên các. tâm lý trẻ em dành cho các bậc phụ huynh. Để trẻ có đủ sức khỏe tham gia vào các hoạt động ngoài trời, phụ huynh hãy đảm bảo cho bé nguồn dinh dưỡng tối ưu, nghĩa là vừa đảm bảo cho sự phát. của trẻ không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng tốt và môi trường sống sạch, mà còn là việc giúp cho trẻ có khả năng phát triển tốt trong mọi điều kiện sống thực tế. Điều đó có được khi trẻ