Da của lưỡng cư ẩm và có khả năng hấp thu nước mạnh, do đó lưỡng cư trừ lưỡng cư sống ở nước sống lâu quá trong nước, nước có thể xâm nhập nhiều vào cơ thể.. Trong trường hợp thừa nước t
Trang 1Loài lưỡng cư ( phần 4 )
Cơ quan bài tiết Lưỡng cư (Amphibia)
1 Sản phẩm bài tiết
Do có quá trình phải trải qua sự biến thái, lưỡng cư thường chuyển từ sự tiết ammonia ở giai đoạn ấu trùng sống trong nước đến sự bài tiết urê ở giai đoạn trưởng thành sống trên cạn
Tuy nhiên, sự biến đổi sinh hóa này không phải luôn luôn đi đôi với sự
biến thái Loài ếch Nam Phi (Xenopus) sống dưới nước vẫn tiếp tục bài
tiết ammonia sau khi đã biến thái Tuy nhiên nếu bị buộc sống tách rời môi trường nước trong nhiều tuần, chúng sẽ sản xuất urê
2 Cấu tạo cơ quan bài tiết
- Ở cá thể trưởng thành, thận ở giai đoạn trung thận (mesonephros) Ở một số loài thông với xoang huyệt còn có bàng quang Nước tiểu đổ vào xoang huyệt rồi mới vào bàng quang Sau đó nước tiểu từ bàng quang đổ vào huyệt ra ngoài
Hệ niệu sinh dục của lưỡng cư (theo Storer)
Trang 21 Ống niệu - sinh dục; 2 Tinh hoàn; 3 Huyệt; 4 Bóng đái; 5 Thận; 6
Ống dẫn trứng; 7 Trứng; 8 Buồng trứng; 9 Ống niệu
Ở trung thận, niệu quản không có quai Henlé và đoạn hấp thụ lại nước
như ở thú Số lượng niệu quản ít: Ví dụ ở sa giông (Triturus) chỉ có 400,
ở ếch (Rana) là 2000 Trên niệu quản còn có phễu thận (nephrostome), thí dụ ở ếch (Rana) có khoàng 200 - 250 phễu thận
- Sự bài tiết của lưỡng cư có những đặc điểm đặc trưng do đời sống nửa nước, nửa cạn và tính chất của da Da của lưỡng cư ẩm và có khả năng hấp thu nước mạnh, do đó lưỡng cư (trừ lưỡng cư sống ở nước) sống lâu quá trong nước, nước có thể xâm nhập nhiều vào cơ thể Mặt khác nếu chúng sống lâu quá ở trên cạn thì da sẽ bị khô rất mau
Trong trường hợp thừa nước thận sẽ tăng cường hoạt động vì các niệu quản trung thận có kích thước lớn lại chưa hoàn chỉnh (thiếu quai Henlé
và đoạn hấp thụ lại nước) nên lượng nước bài tiết rất lớn (có thể lên đến 1/3 trọng lượng cơ thể sau 24 giờ, ở người lượng nước tiểu tỷ lệ 1/50) Vì
sự trao đổi nước của lưỡng cư rất lớn nên cứ sau hơn 2 giờ thì toàn bộ huyết tương của máu lại được hoàn toàn thay thế
Tóm lại lưỡng cư là động vật có xương sống đầu tiên sống ở môi trường cạn, nhưng chưa thích nghi cao với đời sống ở cạn Khi lưỡng cư sống ở nơi khô ráo trên cạn một thời gian tương đối lâu, thì sẽ bị mất nước, cơ thể bị khô vì thận chưa hoàn chỉnh, mặc dù bàng quang là nơi dự trữ nước của cơ thể và kích thích tố tuyến não thùy có thể góp phần vào việc điều tiết tính thấm của da Cấu trúc và cơ chế điều hòa bài tiết của lưỡng cư đã góp phần giải thích lý do đời sống của đa số lưỡng cư phải gắn liền với môi trường nước hoặc ở những nơi có ẩm độ cao Mặt khác một số loài
lưỡng cư sống ở sa mạc (Chiroleptes) thì cơ thể có khả năng giữ lại nước
vì toàn bộ quản cầu trong thận đã được tiêu giảm hoàn toàn
Cơ quan tuần hoàn Lưỡng cư (Amphibia)
1 Tim
Tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), từ tâm thất có 1 thân chung động mạch, từ đó có van xoắn và 3 đôi động mạch
Do xuất hiện phổi, lưỡng thê có thêm vòng tuần hoàn phổi (vòng nhỏ) bên cạnh vòng tuần hoàn lớn: Vòng lớn vận chuyển máu đến tế bào và hệ
cơ quan, vòng nhỏ khôi phục oxy cho máu, chuyển máu tới phổi để trao đổi khí
Trang 3Tìm và hệ tuần hoàn của Lưỡng cư (theo Raven) (a) Tim của ếch chỉ có 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ; (b) Vòng tuần hoàn 1 Máu tới thân; 2 Máu tới phổi; 3 Tĩnh mạch phải; 4 Vách ngăn; 5 Nón động mạch; 6 Tĩnh mạch phổi; 7 Tâm nhĩ trái; 8 Xoang tĩnh mạch; 9
Tâm thất; 10 mao mạch hô hấp; 11 Lưới mao mạch
2 Hệ động mạch
Hệ động mạch ở Lưỡng cư không đuôi có 3 đôi động mạch: Đôi động mạch cảnh, đôi cung động mạch chủ, đôi động mạch phổi da
Nòng nọc và cá cóc có bốn đôi cung động mạch qua mang không phân thành mạng mao quản (khác với cá)
3 Hệ tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch ở lưỡng cư có hệ cửa gan, nhờ đó gan lọc chất dinh dưỡng
từ ruột để đưa vào máu
Tĩnh mạch bụng dẫn máu từ chi sau và phần sau cơ thể thẳng tới tĩnh mạch của gan Phần máu còn lại của chi sau đi qua hệ cửa thận
Sự hình thành 2 vòng tuần hoàn gắn liền với sự tiêu giảm các đôi cung động mạch mang và biến đổi chúng thành những đôi cung động mạch Sự tiêu giảm và sự biến đổi này sâu sắc ở lưỡng cư không đuôi nhiều hơn ở
Trang 4lưỡng cư có đuôi và làm cho hệ động mạch cũng như hệ tĩnh mạch ở lưỡng cư không đuôi khác với cá nhiều hơn ở lưỡng cư có đuôi
4 Hệ bạch huyết
Các loài lưỡng cư có hệ bạch huyết phát triển mạnh vì có liên quan đến
hô hấp da Hệ bạch huyết gồm mạch, tim bạch huyết và túi bạch huyết dưới da Lưỡng cư có 2 đôi tim bạch huyết lớn: Một đôi ở bên đốt sống thứ 3 và một đôi ở gần lỗ huyệt
Lá lách có dạng tròn, màu đỏ nằm trên màng bụng, gần đầu ruột thẳng
Cơ quan hô hấp lưỡng cư (Amphibia)
Lưỡng cư có 3 kiểu cơ quan hô hấp là phổi, da và mang Mức độ hô hấp khác nhau ở các nhóm và tuỳ thuộc vào nơi sống
1 Hô hấp bằng phổi
Cấu tạo tương đối đơn giản Hình trứng, xốp tạo thành nhiều phế nang nhờ các vách ngăn Phế nang phát triển mạnh ở lưỡng cư không đuôi, còn các nhóm khác thì phế nang mới chỉ có ở một phổi hay nằm ở đáy phổi Diện tích của phổi còn nhỏ, chỉ chiếm 2/3 diện tích da Vòng tuần hoàn nhỏ được hình thành theo cách máu từ phổi theo tĩnh mạch phổi về tim Khí quản của lưỡng cư ngắn, chia làm 2 nhánh vào phổi Thanh quản ở đầu phế quản liên quan đến khả năng phát thanh, được nâng bởi sụn hạt cau và sụn nhẫn, có day thanh nằm song song trong khe thanh quản Một
số loài lưỡng cư không đuôi có thêm túi kêu là cơ quan cộng hưởng dùng
để khuyếch đại âm thanh
Trang 5Động tác hô hấp (nuốt khí) của ếch (theo Raven)
(bên trái là khi ếch há miệng nuốt khí; bên phải là ếch đóng miệng đưa khí vào phổi): 1 Dòng không khí; 2 Lỗ mũi ngoài; 3.Lưỡi; 4 Khoang miệng; 5 Khí quản đóng; 6 Dạ dày; 7 Hầu; 8 Phổi; 9.Khí quản mở
Do không có lồng ngực nên động tác hô hấp của lưỡng cư là nuốt khí: Khi thềm miệng hạ xuống thì không khí từ ngoài qua lỗ mũi vào miệng, sau đó van mũi khép lại Thềm miệng nâng lên nhờ cơ gian hàm đẩy không khí vào khe họng và vào phổi Không khí ra khỏi phổi nhờ tác dụng co của cơ bụng và thành phổi
2 Hô hấp bằng da
Hô hấp bằng da nhờ có nhiều mao mạch, da tiết chất nhầy nên luôn ẩm ướt Da và cơ chỉ dính với nhau một số chỗ nên tạo nhiều khoảng trống,
đó là các túi bạch huyết có vai trò hô hấp rất quan trọng của Lưỡng cư Khả năng hô hấp bằng da của lưỡng cư hoàn toàn phụ thuộc vào bề mặt
da và số lượng mạch máu nằm trong đó Do đó nhiều loài lưỡng cư vào mùa sinh sản do yêu cầu dinh dưỡng cao, nên đã phát triển ở trên lưng một cái mào da như ở kỳ giông có mào hoặc phát triển ở hai bên sườn và đùi những nếp da mỏng chứa nhiều mạch máu nhỏ góp phần làm tăng diện tích hô hấp qua da
3 Hô hấp bằng mang
- Mang tồn tại ở ấu trùng và một số loài lưỡng cư sống ở nước, chỉ có mang ngoài, được hình thành từ cung mang
Mang ngoài của nòng nọc lưỡng cư không đuôi bao giờ cũng ngắn hơn mang ngoài của nòng nọc lưỡng cư có đuôi