1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 THPT Châu Văn Liêm-Môn Văn

3 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

Dòng nào sau đây sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều?. Gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của chị em Thúy Kiều?. Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

Trang 1

Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Kỳ Thi Tuyển Sinh Lớp 10 THPT

Thành Phố Cần Thơ Năm Học 2008-2009

Khóa ngày:25/6/2008

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm,gồm 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, em hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1 Dòng nào sau đây sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều?

A Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc.

B Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ.

C Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ – Gặp gỡ và đính ước.

D Gia biến và lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ

Câu 2 Nhận định nào đúng nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều?

A Truyện Kiều có giá trị hiện thực.

B Truyện kiều có giá trị nhân đạo.

C Truyện Kiều có lòng yêu nước.

D Kết hợp cả A và B.

Câu 3 Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều nói lên nội

dung gì?

A Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và những bông tuyết trắng.

B Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

C Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.

D Gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của chị em Thúy Kiều

Câu 4 Từ “trang trọng” trong câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” nhằm thể hiện:

A Vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân.

B Sự giàu có của Thúy Vân.

C Phong cách tao nhã của Thúy Vân.

D Vẻ đẹp đài các, sắc sảo của Thúy Vân.

Câu 5 Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều

sau?

A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính

B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều

C. Vì để làm nền cho vẻ đẹp Thúy Kiều

D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân

Câu 6 Thế nào là thuật ngữ?

A Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao

động và mang sắc thái biểu cảm

B Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong

các văn bản khoa học, công nghệ

C Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực

trong đời sống hằng ngày

D Là những từ ngữ được dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà

nước

Câu 7 Từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” được hiểu là:

A Đồng tâm nhất trí B Tấm lòng thủy chung gắn bó.

Trang 2

C Sự tan tác chia lìa D Cuộc sống ấm êm hạnh phúc.

Câu 8 Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” trong câu “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” là:

A Thành ngữ B Thuật ngữ C Hô ngữ D Trạng ngữ Câu 9 Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?

A Nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.

B Biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.

C Cần nắm được các từ có chung nét nghĩa.

D Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

Câu 10 Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?

A Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.

B Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.

C Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.

D Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!

Câu 11 Các câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

A Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình.

B Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm.

C Tự sự kết hợp với lâp luận.

D Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm.

Câu 12: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật,con người và sự

việc trở nên sinh động, cần kết hợp với các yếu tố nào?

A Miêu tả B Biểu cảm C Thuyết minh D Nghị luận.

B Phần Tự Luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, tác giả đã xây dựng được hai tình huống truyện đặc sắc, đó là những tình huống nào? Em hãy phân tích ý nghĩa của nhũng tình huống này

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

…Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Trang 3

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Nguyễn Duy, Ánh trăng,

SGK ngữ văn 9 tập một)

- HẾT -

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w