Sản xuất và ứng dụng phèn chua Trong Đông y gọi phèn chua là Bạch phàn là chất có màu trắng, vị chua chát được hình thành do quá trình nướng mà ra (phàn có nghĩa là nướng). Trong kỹ thuật, Phèn chua thuộc loại phèn nhôm có thành phần chính là nhôm sunfat. Công thức chung của phèn nhôm sunfat là Al 2 (SO 4 ) 3 .nH 2 O, thường gặp dạng Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O chứa 15% Al 2 O 3 . Tùy theo điều kiện sản xuất, có thể thu được nhiều loại tinh thể nhôm sunfat hydrat hóa khác nhau trong đó giá trị của n có thể là 18,24,…Nếu chỉ có nhôm sunfat thì là phèn đơn và khi cho thêm Kali sunfat hoặc Amon Sunfat thì gọi là phèn kép. Khi cho thêm kali sunfat vào quá trình phản ứng, ta thu được nhôm kali sunfat có công thức phân tử là Al 2 (SO 4 ) 3 .K 2 SO 4 .24H 2 O hay AlK(SO4) 2 . 12H 2 O. Trường hợp dùng amôn sunfat, thu được phèn kép nhôm amôn (ammonia alum) có công thức phân tử là Al 2 (SO 4 ) 3 .(NH 4 )2SO 4 .24H 2 O hay Al(NH 4 )(SO 4 ) 2 .12H 2 O. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng của phèn chua được công bố bởi đơn vị sản xuất, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là hàm lượng Al 2 O 3 , thường quy định chung là Al 2 O 3 > 10,3% . Trên thị trường, sản phẩm phèn chua của nhà máy hóa chất Tân Bình có các chỉ tiêu chất lượng như sau: Tên hóa chất Tên chỉ M ức chỉ tiêu tiêu Nhôm Sunfat kỹ thuật loại 17% Al 2 O 3 (phèn đơn) Công thức: Al 2 (SO 4 ) 3 . 14H 2 O Sản xuất từ nguyên liệu Hydroxyt Nhôm và Axit Sunfuric kỹ thuật. Công dụng: Sản phẩm dùng trong ngành sản xuất giấy, lọc nước, …. Ngoại quan Al 2 O 3 Cặn không tan Fe 2 O 3 H 2 SO 4 t ự do As 2 O 3 Dạng tấm, m ảnh có kích thước không xác đ ịnh. Có màu trắng hay vàng đục. Min 17 % Max 0,1 % Max 0,02 % Max 0,1 % Max 0,0001% Nhôm Kali (hoặc Amon) Sunfat kỹ thuật (phèn kép) Công thức hóa học : -Phèn Kali Sunfat : Al 2 (SO 4 ) 3 .K 2 SO 4 . 24H 2 O Ngoại quan Al 2 O 3 Dạng cục, miếng có kích thước không xác -Phèn Amôn Sunfat : Al 2 (SO 4 ) 3 .(NH 4 ) 2 SO 4 . 24H 2 O + Phèn Kali Sunfat: Sản xuất từ nguyên li ệu Hydroxyt Nhôm, Axit Sunfuric, và Kali Sunfat + Phèn Amôn Sunfat: Sản xuất từ nguyên li ệu Hydroxyt Nhôm, Axit Sunfuric và Amôn Sunfat Công dụng: Sản phẩm dùng trong công nghệ xử lý nước, chế biến hải sản. Cặn không tan Fe 2 O 3 pH dung dịch 5% định. Min 10,3 % Max 0,1 % Max 0,2 % 3 – 4 Phèn đơn nhôm sunfat được sản xuất từ axit sunfuric và một vật liệu chứa nhôm như đất sét, cao lanh, quặng bôxit, nhôm hydroxit. Một vài cơ sở nhỏ sản xuất phèn chua từ axit sunfuric và nhôm phế liệu. Khi sử dụng nhôm hydroxit, sản phẩm thu được có chất lượng tốt nhất: hàm lượng nhôm oxit Al 2 O 3 có thể đạt tới 17% đồng thời hàm lượng sắt oxit Fe 2 O 3 có thể dưới 0,04%. Khi dùng nguyên liệu chứa nhôm khác, chất lượng sản phẩm thường thấp hơn và tiêu hao nguyên vật liệu thường cao hơn. Ở miền Bắc nước ta, sản xuất phèn đơn thường đi từ cao lanh; còn ở miền Nam, lại sử dụng nguyên liệu nhôm hydroxit và chất lượng các loại phèn nhôm sản xuất trong nước tương đương với chất lượng các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài. Để sản xuất phèn kép, người ta cho thêm Kali sunfat hoặc Amon sunfat vào quá trình phản ứng. Phèn chua có nhiều tác dụng trong đông y chủ yếu là sát trùng, trừ nấm, trị nhọt, Trong kỹ thuật, phèn chua dùng làm chất đông tụ trong quá trình xử lý nước. Đông tụ là quá trình thô hóa các hạt phân tán và chất nhũ tương dưới ảnh hưởng của chất bổ sung – Đó là chất đông tụ. Chất đông tụ (thường là phèn nhôm) sẽ thực hiện phản ứng thuỷ phân với nước tạo thành các bông hydroxit kim loại có khả năng hút các hạt lơ lửng trong nước rơi theo lực trọng trường, lắng nhanh xuống đáy. Quá trình tạo bông đông tụ diễn ra do phản ứng thuỷ phân của muối nhôm được tóm tắt như sau: Al 3+ + 3HOH = Al(OH)3 ↓ + 3H+ Theo phản ứng trên, hydroxit nhôm keo tụ lôi kéo các chất lơ lửng kết tủa và trong nước ion H+ hình thành làm cho nước có vị chua. Muối nhôm hoạt động có hiệu quả khi pH từ 5 đến 7,5. Trong xử lý nước thải, sử dụng hỗn hợp muối nhôm và muối sắt với tỷ lệ từ 1:1 đến 1:2 thì kết quả đông tụ tốt hơn là sử dụng riêng lẻ. Hiện nay, người ta đã quan tâm đến những chất keo tụ mới nhiều hơn vì bản thân nhôm sunfat bộc lộ một số nhược điểm: - Làm giảm độ pH của nước sau xử lý, bắt buộc phải dùng vôi để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng. - Khi cho quá liều lượng cần thiết thì hiện tượng keo tụ bị phá hủy làm cho nước đục trở lại. Như vậy, khi độ đục, độ màu nước nguồn cao, nhôm sunfat kém tác dụng. - Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ, trợ lắng… - Hàm lượng nhôm tồn dư trong nước sau xử lý cao hơn so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể cao hơn mức quy định tiêu chuẩn cho phép. Chât keo tụ mới đang được nhắm đến là những chất muối nhôm kiềm tính như: PAC (Poly Aluminum Clorua), PACS (Poly Aluminum Clorua Silicat), PASS (Poly Aluminum Sunfat Sillcat). Related posts: 1. Nhôm – Những điều bạn chưa biết Comment (1) | Leave a comment 1. Ứng dụng của phèn chua: Trong dân gian, phèn chua chủ yếu dùng để làm trong nước và chế biến thực phẩm nhằm tạo độ dai và trắng. Để làm hết mùi hôi của lòng heo, nghiền một ít phèn chua thành bột, chà lên lòng, sau đó rửa sạch; thêm phèn vào nước muối, sau đó lau rửa cửa kính sẽ rất sạch; nếu giày bạn bị ẩm, có mùi hôi, hãy nghiền phèn chua thành bột, sau đó đun lên cho nóng chảy, mỗi lần xỏ giày, bạn hãy xoa một ít bột vào lòng bàn chân. Trong đông y, phèn chua là vị thuốc cố sáp, thu liễm, sát trùng; thường được dùng để chữa ho, cổ họng sưng đau, đờm nhiều, viêm dạ dày và ruột cấp tính, khí hư bạch đới, kiết lỵ… Phèn chua thường được dùng sống hoặc phi chín (phèn phi); cách phi phèn nếu số lượng ít thì làm như sau: đập nhỏ phèn, đốt chảo gang cho nóng, rồi đổ phèn dàn trải trên đáy chảo, cho phèn sôi đến khi không thấy sôi nữa thì rút lửa để nguội, cạo bỏ lớp đen vàng bám xung quanh chỉ lấy phần trắng, đem giã vụn để dùng. Uống trong phèn chua 1-4g/ngày, phèn phi 0,3- 1g/ngày; dùng ngoài không kể liều lượng. Một số ứng dụng chữa bệnh: - Chữa hôi nách: tắm xong lấy bột phèn phi hoà với nước chanh nguyên chất bôi vào nách; hoặc lấy một ít phèn chua tán thành bột mịn, dùng khăn lụa bọc lại, chườm luôn vào nách. - Chữa viêm dạ dày ruột cấp tính (không phải loét), lỵ mạn tính: mỗi ngày uống 0,5-1g phèn phi, chia nhiều lần. - Chữa khí hư bạch đới, viêm âm đạo: phèn chua 4g, trầu không 3 lá; trầu xé nhỏ nấu với 0,5 lít nước cho sôi kỹ, để gần nguội thì cho phèn đã đập nhỏ vào khuấy tan, lấy nước rửa cửa mình vào buổi tối. Nước này có thể rửa vào nơi nước ăn chân. - Chữa tay chân hay ra mồ hôi: phèn phi, gạo tẻ sống; hai thứ lượng bằng nhau, cùng xay thành bột mịn, hằng ngày xoa lên tay chân. - Để chữa ngứa hậu môn do giun kim: có thể lấy phèn chua gọt thành thỏi tròn, đường kính bằng hạt đậu phộng, mỗi buổi tối nhét một thỏi vào hậu môn, mỗi đợt 7 ngày. . Sản xuất và ứng dụng phèn chua Trong Đông y gọi phèn chua là Bạch phàn là chất có màu trắng, vị chua chát được hình thành do quá trình nướng. 4 Phèn đơn nhôm sunfat được sản xuất từ axit sunfuric và một vật liệu chứa nhôm như đất sét, cao lanh, quặng bôxit, nhôm hydroxit. Một vài cơ sở nhỏ sản xuất phèn chua từ axit sunfuric và. 1. Ứng dụng của phèn chua: Trong dân gian, phèn chua chủ yếu dùng để làm trong nước và chế biến thực phẩm nhằm tạo độ dai và trắng. Để làm hết mùi hôi của lòng heo, nghiền một ít phèn chua