1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Sản xuất rau sạch Cải Bắp - Cải Bông pdf

11 354 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 160,46 KB

Nội dung

Sản xuất rau sạch Cải Bắp - Cải Bông I. NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG - Dư lượng các chất NO3, kim loại nặng, thuốc trừ sâu dưới mức cho phép. - Không có các sinh vật gây hại cho người, hình dáng và chất lượng tốt. - Không sử dụng phân rác hay phân hữu cơ tươi trong sản xuất. - Không dùng các hóa chất bị cấm sử dụng trên rau. II. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG Giống Vụ chính: Có thể dùng giống bắp cải KK Cross hay NS Cross, hiện tại KK Cross được ưa chuộng nhiều hơn, nhưng khả năng hạn chế bệnh thối nhũn kém hơn NS Cross. - Các giống cải bắp lai như Summer autumn, Summer summit, A 76, Domon có thể trồng trái vụ. - Các giống cải bông như: Trái bầu 75 hay Con voi nhập từ Thái Lan hoặc giống Tropical 45 nhập từ Nhật đều cho năng suất cao với thời gian sinh trưởng ngắn 85-100 ngày. Thời vụ: Hiện nay có thể trồng rải vụ quanh năm nhưng năng suất trong mùa mưa thấp hơn mùa khô rất nhiều. Mùa vụ tốt nhất từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 3-4 năm sau. Vườn ươm Cần 40 g hạt để trồng cho 1.000 m2 (khoảng 35.000 cây). Hạt có thể gieo trên liếp hay gieo trong bầu đất (gieo trong bầu, khi trồng cây sẽ mau bén rễ). - Gieo trên liếp: Ðất ươm hạt phải tơi xốp, liếp cao 20-30 cm, bón 20 kg phân chuồng hoai + 100 g super lân/10 m2. Hạt gieo theo lỗ hình vuông cách nhau 5 cm, 2 hạt/lỗ, sau gieo tủ một lớp rơm mỏng để giữ ẩm. Làm giàn che để chống mưa và nắng gắt. Thường xuyên tưới nước, chăm sóc, tỉa bỏ lá gốc, nhổ cỏ, loại cây bệnh, còi cọc. - Gieo trong bầu đất: Dùng 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai + 1 phần tro trấu + một ít lân trộn đều cho vào bầu bằng lá hay nylon, sau đó xếp theo hàng. Gieo 2 hạt/bầu. Tủ rơm, làm giàn che và chăm sóc như phần gieo trên liếp. Trồng ra ruộng - Ðất cày bừa kỹ, hạt đất vừa phải, không quá nhuyễn để tránh đóng váng, đất thoát nước tốt. -Liếp cao 20 cm, rộng 1 m, trồng 2 hàng/liếp, khoảng cách trồng mùa khô 60 x 50 cm, mùa mưa 60 x 40 cm. - Chọn cây loại 1 để trồng, không nên trồng cây xấu sẽ ảnh hưởng năng suất sau này. - Lượng phân bón cho 1 ha: 200-140-120 (N-P2O5-K2O) + 30 tấn phân chuồng hoai + 100 kg bánh dầu + 100 kg mạc sừng. - Cách bón Lót: toàn bộ phần chuồng + lân + mạc sừng. Thúc lần 1: 10 ngày sau trồng 2/5 N + 1/2 bánh dầu. Thúc lần 2: 25 ngày sau trồng 2/5 N + 1/2 bánh dầu + toàn bộ kali. Thúc lần 3: 40 ngày sau trồng 1/2 N. Bón quanh tán hoặc giữa 2 hàng cây kết hợp xới xáo, vun gốc, làm cỏ. - Chăm sóc: Ðể giữ ẩm và hạn chế cỏ dại nên phủ đất bằng rơm. Khi cây còn nhỏ nên tưới 2 lần/ngày từ giai đoạn trải lá bàng trở đi chỉ tưới một lần. Nên giữ lại một số cây con trong vườn ươm để trồng dặm thay thế các cây lâu hồi phục, sinh trưởng kém. III. QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Biện pháp canh tác - Vườn ươm nên bố trí xa các ruộng đang trồng cây họ cải để hạn chế bướm sâu tơ và các sâu hại khác xâm nhập gây hại. - Trước khi gieo hạt hay trồng cây con nên bón vôi hay tro bếp để diệt kiến ăn hạt và hại gốc rễ. - Ðất trồng cải phải cao ráo, thoát nước tốt, thông thoáng để hạn chế bệnh thối nhũn. - Trước khi trồng nên cày phơi ải để diệt bớt mầm bệnh và nhộng sâu ăn tạp của vụ trước. - Nên trồng xen cải bắp, cải bông với cà chua hoặc các loại rau có mùi như hành, tỏi để xua đuổi bớt bướm sâu tơ, hoặc trồng cây bẩy (cải mù tạt) để thu hút bướm, phun thuốc diệt bướm trên những cây này. - Nên luân canh cây họ cải với các cây trồng khác để hạn chế sự chu chuyển sâu tơ, sự tích lũy mầm bệnh trên đồng ruộng tại một khu vực. - Thời vụ gieo trồng trong một khu vực cần tập trung gọn, tránh kéo dài dễ bị sâu hại nặng. Sắp xếp hợp lý để tránh 2 lứa sâu tơ rộ vào tháng 12 và cuối tháng 2, ở những nơi đất không thoát nước tốt không nên trồng bắp cải trong mùa mưa, sẽ dễ bị bệnh thối nhũn. - Thường xuyên dọn cỏ, tỉa lá già, lá bị bệnh, loại bỏ triệt để các cây bị bệnh trên ruộng làm cho ruộng thông thoáng hạn chế sự phát triển nấm bệnh, nơi ẩn nấp của sâu. Khi tỉa lá phải đem ra khỏi ruộng tiêu hủy để tránh tình trạng sâu non và nhộng thành bướm bay lại ruộng gây hại. Không để lá có mầm bệnh thối nhũn rơi vãi trên ruộng hoặc gần các giếng nước tưới sẽ lây bệnh cho cả ruộng. Biện pháp vật lý Tươi phun mưa vào chiều mát ở giai đoạn 0-45 ngày sau trồng để rửa trôi trứng và sâu non, sâu tơ, hạn chế sự bắt cặp đẻ trứng của bướm sâu tơ. Sau đó, nên chuyển sang tưới thấm để hạn chế bệnh thối nhũn. Không tưới nước vào lúc trời nắng gắt, không để nước đọng trên bắp dễ gây thối. - Thường xuyên thăm đồng diệt sâu ăn tạp, sâu đục nõn cải bông và nhộng sâu tơ bằng tay, thời gian diệt nhộng sâu tơ tốt nhất vào tuần thứ 5 và thứ 7 sau trồng. - Bẫy đèn diệt bướm ở các thời điểm bướm rộ, chú ý làm đồng loạt cả cánh đồng, nếu có điều kiện thì dùng bẫy pheromon cho sâu tơ và sâu ăn tạp. Biện pháp sinh vật - Hạn chế tối đa việc dùng thuốc hóa học để bảo vệ các loài thiên địch như ếch, nhái, bò sát, côn trùng ký sinh, ăn thịt sâu hại. - Vận động mọi người không bắt, giết, ăn thịt các loài ếch, nhái, chim, bò sát. Biện pháp hóa học - Trước khi gieo nên xử lý hạt bằng thuốc Roval hoặc Benlat C để phòng bệnh chết cây con. - Giai đoạn vườn ươm nếu có sâu tơ và sâu ăn tạp với mật độ 1 sâu/cây thì phòng trừ như sau: + Mật độ sâu nhỏ (tuổi 1-2) nhiều hơn sâu lớn (tuổi 3-4) thì phun BT nồng độ 16 g/8 lít nước. + Mật độ sâu lớn nhiều hơn thì phun hỗn hợp BT (16g) + Polytrin (8cc) cho 8 lít nước. + Nếu thấy trứng nhiều, ít sâu non thì không phun, tiếp tục theo dõi. - Tuyệt đối không phun ngừa, chỉ phun khi sâu đạt mật độ nêu trên. Quan trọng nhất là hướng vòi phun vào tầng dưới lá sao cho thuốc thấm đều hai mặt lá và toàn cây. - Nếu thấy bệnh chết cây con xuất hiện thì phun một trong các loại thuốc sau: + Roval 50 BTN: Lượng dùng 10-15 g/8 lít nước + Benlat C BTN: Lượng dùng 10-15 g/8 lít nước + Dithane M-45: Lượng dùng 30-40 g/8 lít nước + Ridomil MZ 72 WP: Lượng dùng 20 g/8 lít nước. Phun 5-7 ngày/lần đến khi hết bệnh luân phiên các loại thuốc kể trên, phun kỹ vào gốc. Giai đoạn trồng cây ra ruộng - phun thuốc theo 4 đúng: - Ðúng lúc: Khi mật độ sâu non, sâu tơ vượt các ngưỡng sau thì có thể phun thuốc tuần 1-3 sau trồng > 2 sâu/cây tuần 4-6 sau trồng > 5 sâu/cây tuần 7 - thu hoạch > 10 sâu/cây. Chú ý điều tra kỹ các tuần thứ 4, 6, 8 sau trồng, phun thuốc khi sâu còn nhỏ; khi sâu sắp vào nhộng không phun thuốc (bắt tay), phun thuốc vào chiều mát lúc bước hoạt động nhiều. Khi tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh sâu ăn tạp > 5% thì phun thuốc phòng trừ. Khi bệnh thối do nấm Rhizoctonia sp xuất hiện thì tiến hành phun thuốc. - Ðúng cách: Phải luân phiên các loại thuốc có gốc độc khác nhau kể cả thuốc vi sinh và các thuốc trừ bệnh, mỗi loại không được dùng quá 2 lần/vụ. Sử dụng chất bám dính Agral 4 cc/bình, hay rỉ đường 50-100 cc/bình để kéo dài hiệu lực thuốc trừ sâu, phun kỹ mặt dưới lá, nách lá và các chồi non. Ngưng phun thuốc trừ sâu hóa học và thuốc trừ bệnh gốc đồng, kẽm 15 ngày trước khi thu hoạch. Ðối với cải bông: không phun thuốc vào những cây có hoa lớn sắp thu hoạch. - Ðúng liều lượng: Pha đúng nồng độ khuyến cáo, không tự tiện nâng cao hay hạ thấp nồng độ. Trường hợp mật độ sâu quá cao, có thể pha hỗn hợp 2 loại thuốc để phun nhưng phải giữ nồng độ khuyến cáo. Lượng nước phun: giai đoạn 0-20 NST 500 l/ha, giai đoạn 800-1.000 l/ha. [...].. .- Ðúng thuốc: Các thuốc có hiệu lực tốt trên sâu tơ: BT (Xentari, Sandoz, Thuricide, Dipel), Polytrin 440 EC, Sherpa 25 EC, Sumi a 5EC, Cyper 20EC, Cidi M 50EC (hoặc Esal 50EC), Oncol 20EC, Atabron 5EC, Nomolt 5EC, Pegarus 10EC, Mirix Các thuốc này cũng cho hiệu lực tốt trên sâu ăn tạp và sâu đục nõn cải bông Các thuốc có hiệu lực trừ bệnh thối nhũn do nấm Rhizoctonia sp: Validacin 3DD, Thio-M 70... Mirix Các thuốc này cũng cho hiệu lực tốt trên sâu ăn tạp và sâu đục nõn cải bông Các thuốc có hiệu lực trừ bệnh thối nhũn do nấm Rhizoctonia sp: Validacin 3DD, Thio-M 70 BHN, Monceren 25 WP, Dithane M-45 Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia hiện chưa có thuốc phòng trị, chủyếu hạn chế bằng biện pháp canh tác . Sản xuất rau sạch Cải Bắp - Cải Bông I. NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG - Dư lượng các chất NO3, kim loại nặng, thuốc trừ sâu dưới mức cho phép. - Không có các sinh vật. tốt. - Không sử dụng phân rác hay phân hữu cơ tươi trong sản xuất. - Không dùng các hóa chất bị cấm sử dụng trên rau. II. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG Giống Vụ chính: Có thể dùng giống bắp cải KK. hạn chế bệnh thối nhũn kém hơn NS Cross. - Các giống cải bắp lai như Summer autumn, Summer summit, A 76, Domon có thể trồng trái vụ. - Các giống cải bông như: Trái bầu 75 hay Con voi nhập từ

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN