1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Cuộc chiến” chống nói… ngọng ở trẻ pptx

5 245 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 115,94 KB

Nội dung

“Cuộc chiến” chống nói… ngọng ở trẻ Từ lâu, câu chuyện về ngọng không phải chỉ đơn thuần để cười mà còn ẩn trong đó những tai hại không nhỏ. Đừng nghĩ nói ngọng là dễ thương, hãy sửa ngay tật này cho bé! 2-3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình học nói của bé. Bạn nên chú ý giúp bé phát triển vốn từ vựng đồng thời phát hiện lỗi phát âm cho bé, đặc biệt là tật nói ngọng. Các biểu hiện nói ngọng cơ bản ở bé là diễn đạt không rõ chữ, nhầm lẫn trong các phát âm các từ như “l” với “n”, hoặc các cụm từ như "con" thành "ton", "chị" thành "tị",… Vì sao bé lại nói ngọng? - Bé nói ngọng có thể do sự phát triển thể chất chưa toàn diện. Lên 2 tuổi, một số bé có thể nói rất nhiều từ, rõ nghĩa trong khi một số bé khác nói chậm hơn. Các bé trai cũng có xu hướng nói kém hơn các bé gái Bé quá nhút nhát: Mới đầu, bé có thể nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn. - Bé bắt chước: Một người thân trong nhà hoặc các bạn ở lớp mẫu giáo của bé thường nói ngọng nên bé cũng bị ảnh hưởng theo. - Yếu tố bệnh lý: Bé bị dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được). Ngoài ra, các chứng bệnh như viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng gây cản trở bé phát âm. Thái độ của người lớn - Bạn tuyệt đối không nên nhại lại giọng nói ngọng của bé, hay tỏ ra thích thú khi bé nói ngọng. Làm như vậy, bé sẽ càng cố nói ngọng vì bé cho rằng làm thế sẽ khiến bạn vui Làm gương cho bé: Muốn bé phát âm chuẩn, cha mẹ hoặc người thân trong nhà phải làm mẫu cho bé trước đã. Nếu cô giúp việc nói giọng địa phương, thì bạn cũng nên yêu cầu cô tập nói giọng chuẩn cùng bé. -Tránh nói ngọng khi quá yêu bé. Những câu nựng như “Mẹ yêu ton nhắm” sẽ là bài học xấu về tật nói ngọng cho bé đầy! -Tập cho bé bình tĩnh: Bạn nên để cho bé được diễn đạt hết ý, không nên cắt lời bé, cũng không nên thúc giục bé nói nhanh. Làm như vậy, bé càng dễ mắc lỗi hơn. Cùng con luyện tập - Tập cơ miệng: Bạn có thể hướng dẫn bé các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, U, I”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần. - Dạy bé hát: Quá trình bé bắt chước theo ngôn từ, giai điệu của bài hát sẽ giúp bé biết cách phát âm đặc biệt hiệu quả. Bạn có thể chọn những bài hát đơn giản, hướng dẫn bé học thuộc từng đoạn nhỏ rồi ghép các đoạn lại với nhau. Nếu bé nói ngọng phần nào, bạn có thể lặp đi lặp lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo. - Cho bé nói trước gương: Bạn làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng một số cụm từ như “Con muốn ăn cơm”, “Con thích uống sữa”… và hướng dẫn bé làm theo. Bé cũng có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn trong gương. - Trò chơi ngôn ngữ: Hàng ngày, bạn có thể đố bé xem, trong nhà mình có những đồ vật nào bằng chữ “C”, những loại quả nào bắt đầu bằng chữ “N”… hoặc gợi ý để bé đố lại bạn. Hoạt động này giúp bé phân tích và nhận biết chính xác những cụm từ thông dụng. -Trò chuyện hàng ngày: Nói chuyện với bạn không chỉ giúp bé tăng vốn từ vựng mà bạn cũng biết bé thường phát âm sai những cụm từ nào để kịp thời uốn nắn. Trường hợp đặc biệt Nếu nguyên nhân bé nói ngọng xuất phát từ yếu tố vướng dây chằng lưỡi, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. -Bé nhút nhát: bạn nên tăng cường các hoạt động giao tiếp hàng ngày với bé, đặc biệt ở chỗ đông người. Các bé có xu hướng hoạt bát, nhanh miệng hơn trong môi trường gia đình, người thân nhưng trở nên lúng túng, ngượng nghịu khi đứng trước người lạ. Lưu ý: Một số bé càng lớn càng nói ngọng. Vì vậy, cha mẹ nên kiên trì sửa tật nói ngọng cho bé càng sớm càng tốt, nếu không, nó sẽ trở thành “bệnh kinh niên” ngay cả khi bé đã trưởng thành. . “Cuộc chiến” chống nói… ngọng ở trẻ Từ lâu, câu chuyện về ngọng không phải chỉ đơn thuần để cười mà còn ẩn trong đó những tai hại không nhỏ. Đừng nghĩ nói ngọng là dễ. giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn. - Bé bắt chước: Một người thân trong nhà hoặc các bạn ở lớp mẫu giáo của bé thường nói ngọng nên bé cũng bị ảnh hưởng theo. - Yếu tố. cũng gây cản trở bé phát âm. Thái độ của người lớn - Bạn tuyệt đối không nên nhại lại giọng nói ngọng của bé, hay tỏ ra thích thú khi bé nói ngọng. Làm như vậy, bé sẽ càng cố nói ngọng vì bé

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN