Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,25 MB
Nội dung
Chương 5 THIẾT BỊ CỨU SINH 5.1.KHÁI NIỆM CHUNG Để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người trên biển, người ta trang bị các phương tiện cứu sinh bao gồm: xuồng cứu sinh, phao cứu sinh, vật nổi cứu sinh, v.v. và các trang thiết bị phục vụ các phương tiện cứu sinh. Các phương tiện cứu sinh trên tàu được chọn theo loại tàu và vùng hoạt động của chúng. Khi trang bị phương tiện cứu sinh cần phải tính đến tổng số người có trên tàu (hành khách và thủy thủ), kể cả chỗ dự phòng. Trên các tàu biển, các phương tiện cứu sinh được tính toán và chọn thỏa mãn các yêu cầu của Qui phạm: Bảng 5.1. áp dụng cho tàu có vùng bơi lội không hạn chế và hạn chế cấp I Loại tàu Yêu cầu của Qui phạm Số lượng người được đảm bảo bằng các phương tiện cứu sinh, %. Xuồng cứu trên một mạn Phao trên toàn tàu Vật nổi trên tàu 1. Tàu khách Yêu cầu Cho phép 50 37,5 25 50 3 3 2. Tàu hàng Yêu cầu Cho phép 100 100 50 0 Không trang bị nt 3. Tàu dầu Yêu cầu Cho phép 100 100 0 0 nt nt 4. Tàu chế biến Yêu cầu Cho phép 50 37,5 50 75 nt nt 5. Tàu phá băng, tàu hải đồ, thực tập, hoa tiêu Cho phép 50 50 nt 6. Tàu khai thác Yêu cầu 50 100 nt 7. Tàu có L < 45m Cho phép 100 (chỉ trang bị 1 xuồng) 200 nt Bảng 5.2. áp dụng cho tàu loại II Loại tàu Yêu cầu của Qui phạm Xuồng cứu trên một mạn Phao trên toàn tàu Vật nổi trên tàu 1. Tàu khách Yêu cầu 50% 15% 50% 2. Tàu hàng nt 100% 25% Không trang bị 3. Tàu hàng có L < 45m và dung tích 500 Cho phép 50% 100% nt 126 T.Đ.K 4.Tàu hàng lỏng. Yêu cầu 100% Không trang bị nt 5. Tàu chế biến, khai thác nt 50% 25% nt 6. Tàu hàng lỏng L < 31m Cho phép 100% (1 xuồng) Không trang bị nt 7. Tàu khai thác L < 45m nt 100% 100% nt Bảng 5.3. áp dụng cho tàu loại III Loại tàu Yêu cầu của Qui phạm Xuồng cứu trên một mạn. Phao trên toàn tàu Vật nổi trên tàu 1. Tàu khách, tàu khai thác và tàu hàng. Yêu cầu Không trang bị 100% Không trang bị 2. Tàu dầu. nt 100% 0% Không trang bị Ghi chú: I: Vùng bơi lội không hạn chế và hạn chế cấp I. II: Vùng bơi lội hạn chế không lớn hơn 200 dặm (1 dặm =1,609 km) III: Vùng bơi lội hạn chế không lớn hơn 50 dặm. IV: Tàu nội địa (hoặc tra bảng 4.1 STTBTT-T2) Trong chương này chúng ta chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: xuồng cứu sinh. 5.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI XUỒNG CỨU SINH 5.2.1. Phân loại xuồng cứu sinh Theo vật liệu chế tạo gồm: xuồng kim loại (hợp kim), xuồng chất dẻo, xuồng gỗ, v.v. Theo kiểu thiết bị đẩy xuồng gồm: xuồng có bơi chèo, xuồng có chân vịt. Theo nguồn động lực đẩy xuồng gồm: xuồng máy, xuồng tay. 5.2.2. Yêu cầu đối với xuồng cứu sinh Xuồng phải đảm bảo đủ độ bền, dự trữ tính nổi và đủ ổn định ở bất cứ điều kiện nào tại mọi vùng hoạt động của tàu (đặc biệt khi mép trên của con trạch mạn). Để đảm bảo tính nổi cho xuồng khi xuồng bị ngập nước, người ta bố trí các hộp rỗng dọc theo mạn xuồng (khi nước tràn vào, xuồng vẫn còn các hộp khí dữ trữ tính nổi). Đăng kiểm Liên xô (cũ) qui định đối với tàu biển thì sức chứa của xuồng được xác định từ dung tích của nó, dung tích của xuồng phụ thuộc vào dung tích tối thiểu của một người và các trang thiết bị trên nó. Đối với tàu biển, chiều dài xuồng L ≥ 7,3 m và tương ứng dung tích chiếm chỗ tối thiểu của một người là : 0,283 m 3 . 127 Với các tàu có chiều dài xuồng L ≥ 4,9m (thường là tàu có vùng bơi lội hạn chế cấp I) và L ≥ 4,5m (thường là tàu có vùng bơi lội hạn chế cấp II, III) thì dung tích tổi thiểu của một người là: 0,396 m 3 . Xuồng phải có khối lượng và kích thước nhỏ (thường làm bằng hợp kim nhẹ, kim loại, hoặc chất dẻo). Trọng lượng xuồng với đầy đủ người và trang thiết bị không vượt quá 20,3 Tấn và số người trên xuồng phải không quá 150 người. Đối với tàu dầu, tàu chở chất dễ cháy, nổ thì xuồng phải làm bằng thép, có dạng kín và có lớp cách nhiệt (xuồng xuyên lửa). Xuồng phải có tính quay trở tốt, ít bị trôi dạt khi bơi có buồm, đi lại dễ dàng trên sóng. Các xuồng phải được trang bị hệ thống truyền động, khi số người trên xuồng từ 60 ÷100 người thì có thể truyền động bằng tay (truyền động với chong chóng lắp tay) hoặc chong chóng có gắn máy, còn khi số người lớn hơn 100 thì xuồng phải đặt máy có lắp chong chóng. Kết cấu vỏ xuồng phải đủ độ bền vững sao cho không bị phá hỏng khi bơi đầy tải trọng trong sóng gió lớn, khi hạ xuồng có người từ tàu xuống nước và ngay cả khi va đập vào mạn tàu, bờ bến cảng, v.v., xuồng phải có tính ổn định tốt, không bị lật khi bơi có buồm trên sóng lớn, chòng chành ít khi người di chuyển trên xuồng. Xuồng phải có tốc độ cao để nhanh chóng thoát khỏi vùng tàu bị tai nạn. Với tàu khách, tàu chở hàng lỏng, tàu chở hóa chất dễ cháy, tàu đánh bắt hải sản, tàu chế biến và khai thác có vùng hoạt động không hạn chế cấp I, tốc độ xuồng phải không nhỏ hơn 6 hl/g, còn với các tàu khác thì phải không nhỏ hơn 4 hl/g. Xuồng phải bảo vệ người trên xuồng khỏi: lạnh, mưa, tuyết, nóng, v.v. 5.2.3.Các đặc tính của xuồng cứu sinh Bảng 5.1. Các đặc tính cơ bản của xuồng cứu sinh gỗ loại 1A Số loại xuồng Sức chứa, người. Chiều dài lớn nhất L, m Chiều rộng lớn nhất B, m. Chiều cao mạn H, m. Độ cong dọc: a, mm Số lượng xà ngang Số lượng xà dưới 1 12 4,7 1,8 0,7 180 3 - 2 13 5,2 1,8 0,7 200 3 - 3 16 5,7 1,9 0,75 220 3 - 4 20 6,2 2,0 0,8 240 3 - 5 25 6,7 2,2 0,85 260 3 - 6 30 7,2 2,3 0,9 280 4 - 7 36 7,7 2,4 0,95 300 4 3 8 42 8,2 2,5 1,0 320 4 3 9 46 7,7 2,8 1,15 340 5 2 10 53 8,7 3,2 1,22 360 5 2 11 60 8,2 3,2 1,22 380 6 2 Bảng 5.2. Đặc tính cơ bản của xuồng cứu sinh làm bằng chất dẻo và hợp kim nhẹ. Ký hiệu xuồn g Chiều dài L, m. Chiều rộng B, m. Chiều cao mạn H, m. Khoảng cách các móc Lượng chiếm nước toàn Trọng lượng xuồng và Sức chứa, người. Kiểu động cơ Tốc độ, hl/g. 128 treo A, m. bộ, T. trang thiết bị có người, T. Xuồng cứu sinh làm bằng chất dẻo 1 5,20 1,91 1,10 4,00 1,83 0,85 10 Chèo tay - 2 5,70 2,02 1,22 4,50 2,20 1,00 13 " - 3 6,70 2,26 1,35 5,50 3,10 1,23 24 " - 4 6,60 2,30 1,45 6,00 4,07 2,20 25 Truyề n động tay - 5 7,10 2,40 1,53 6,00 4,17 1,70 33 " - 6 7,40 2,50 1,78 6,00 4,77 1,87 38 " - 7 7,60 2,50 2,50 6,50 5,09 2,00 40 " - 8 8,10 2,95 2,09 7,00 6,59 2,13 57 " - 9 8,10 2,50 2,50 7,00 7,40 2,46 57 " - 10 8,60 3,15 2,14 7,50 8,02 2,85 69 " - 11 8,60 3,15 2,70 7,50 8,36 3,20 69 " - 12 6,60 2,30 1,45 6,00 4,07 2,20 25 13 7,10 2,40 1,53 6,00 4,87 2,38 33 " 6 14 7,40 2,50 1,78 6,00 4,86 2,50 38 " " 15 7,40 2,50 2,50 6,50 5,50 2,73 37 " " 16 8,10 2,95 2,09 7,00 7,08 2,96 55 " " 17 8,10 2,50 2,50 7,00 7,40 3,28 55 " " 18 8,60 3,15 2,14 7,50 8,43 3,48 66 " " 19 8,60 3,15 2,70 7,50 8,65 3,70 66 " " Xuồng cứu sinh làm bằng hợp kim nhẹ 1 6,70 2,27 1,50 5,25 2,85 1,20 22 Truyề n động tay - 2 8,13 2,62 1,94 6,75 4,44 1,74 36 " - 3 9,15 3,00 2,03 7,80 6,98 2,86 55 " - 4 6,70 2,27 1,50 5,25 3,50 2,00 20 6 5 8,13 2,62 1,94 6,75 4,70 2,45 30 " " 6 9,15 3,00 2,03 7,80 6,80 2,98 51 " " 7 8,64 2,65 2,30 6,30 5,10 2,95 30 " " Bảng 5.3. Trang bị xuồng cứu trên các tàu khách vùng bơi lội hạn chế cấp I Chiều dài đăng ký của tàu: L, m. Số lượng xuồng cứu tối thiểu Số lượng xuồng cứu cho phép giảm đến (trường hợp ngoại lệ) Thể tích nhỏ nhất của tất cả các xuồng cứu, m 3 . 31 ≤ L < 37 2 2 11 129 37 ≤ L < 43 2 2 18 43 ≤ L < 49 2 2 26 49 ≤ L < 53 3 3 33 53 ≤ L < 58 3 3 38 58 ≤ L < 63 4 4 44 63 ≤ L < 67 4 4 50 67 ≤ L < 70 5 4 52 70 ≤ L < 75 5 4 61 75 ≤ L < 78 6 5 68 78 ≤ L < 82 6 5 76 82 ≤ L < 87 7 5 85 87 ≤ L < 91 7 5 94 91 ≤ L < 96 8 6 102 96 ≤ L < 101 8 6 110 101 ≤ L < 107 9 7 122 107 ≤ L < 113 9 7 135 113 ≤ L < 119 10 7 146 119 ≤ L < 125 10 7 157 125 ≤ L < 133 12 9 171 133 ≤ L < 140 12 9 185 140 ≤ L < 149 14 10 202 149 ≤ L < 159 14 10 221 159 ≤ L < 168 16 12 238 Bảng 5.4. Kích thước xuồng của Liên xô (cũ). Số người trên xuồng Kích thước chủ yếu của xuồng, m. Trọng lượng lớn nhất của xuồng, người, L B T 25 6,5 2,2 0,85 3,3 33 7,0 2,3 0,9 3,9 40 7,5 2,4 1,0 4,7 48 7,5 2,65 1,1 5,5 47 8,0 2,55 1,0 5,4 60 8,0 2,85 1,15 6,9 55 8,5 2,70 1,05 6,1 73 8,5 3,05 1,20 8,5 74 9,0 2,9 1,25 8,8 85 9,0 3,2 1,25 9,9 87 9,5 3,1 1,3 10,3 95 9,5 3,33 1,3 11,5 5.2.4. Phân loại phao cứu sinh 130 Phao cứu sinh được chia ra làm hai loại chủ yếu: phao cứng và phao mềm (hơi). Phao cứng có thể làm bằng kim loại (thép, hợp kim, v.v. ), chất dẻo hoặc gỗ, còn phao mềm - vải tẩm cao su có bơm hơi. 5.2.4.1. Yêu cầu đối với phao cứu sinh Kết cấu và hình dạng của phao cứu sinh phải đảm bảo đủ dự trữ tính nổi, ổn định, có đủ chiều cao mạn khô cần thiết khi phao được chất đầy tải (đặc biệt khi gặp bão, với lực tác dụng lên phao là F 1 và lực tác dụng của dòng chảy là F 2 , còn lực tác dụng của gió lên phần nhô của phao không được xét đến, vì khi đó thường xuyên phao bị phủ kín bởi sóng nước. Khi đó nguy hiểm nhất là trường hợp F 1 , F 2 cùng chiều, và lực tác dụng lên phao là: F max = F 1max + F 2 , F 1max ứng với cấp gió 11). Sức chứa tối thiểu của phao là: 6 người, tối đa là 25 người. Trọng lượng toàn bộ phao không quá 180 kG. Tự trọng phao (không kể các thiết bị) có thể lớn hơn nếu trên tàu có thiết bị nâng hạ chúng. Kết cấu của phao phải thoả mãn sao cho các trang thiết bị liền chúng không bị hư hỏng khi quăng chúng từ vị trí đặt phao trên tàu xuống nước ở độ cao lớn (độ cao tối thiểu không quá: 18,3 m). Đối với phao hơi (loại 1 săm, 2 săm, hình tròn hoặc ô van) thì xăm chính và khung mái che được nạp khí từ chai thép đặt ở đáy phao. Dưới đáy phao có túi nước dằn để tăng tính ổn định, túi này có khả năng thoát nước nhanh khi cần thiết (kéo phao). 5.2.4.2. Các đặc tính của phao Bảng 5.5. Các đặc tính cơ bản của phao cứng Các đặc tính của phao Kiểu phao Phao hợp kim nhẹ Phao chất dẻo CΠA 4 CΠA 6 CΠA 12 CΠ Π 4 CΠ Π 6 CΠ Π 12 CΠ Π 18 Chiều dài L p m. 1,95 2,58 3,26 1,77 2,46 3,04 3,98 Chiều rộng B p m. 1,70 1,82 2,59 1,50 1,64 2,19 2,29 Đường kính thân D, m. 0,5 0,5 0,5 - - - - Chiều cao móc đáy H p , m. 2,19 2,19 2,19 2,03 2,03 2,04 2,07 Chiều cao thả phao cho phép, m. 8,3 18,3 18,3 18,3 18,3 18,3 18,3 Diện tích khoang chứa, m 2 . 1,51 2,47 4,46 1,84 2,64 4,60 7,00 Thể tích buồng khí, m 3 . 0,81 1,24 1,69 0,6 0,90 1,26 1,89 131 Sức chứa, người. 4 6 12 4 6 12 18 Khối lượng phao có kể đến trang thiết bị, kg. 150 180 280 150 170 240 320 Khối lượng phao có kể đến trang thiết bị và người không được quá, kg. 450 630 1180 450 620 1140 1670 Bảng 5.6. Các đặc tính của phao. Các đặc tính Kiểu phao ΠCH -6M ΠCH -10M Sức chứa, người. 6 10 Kích thước sau khi nạp khí, mm. Dài Rộng Cao 3050 3700 1820 2400 1200 1350 Chiều dài thùng chứa, mm. 1160 1410 Đường kính thùng chứa, mm. 600 600 Số lượng chai khí. 1 1 Dung tích một chai khí, l. 4 6 Thời gian nạp khí vào phao, phút. 0,5 1,0 5.2.5. Các loại thiết bị cứu sinh khác Ngoài xuồng và phao cứu sinh, trên tàu còn được trang bị bởi các phương tiện cứu sinh khác như dụng cụ cứu sinh và các phương tiện cứu sinh cá nhân, có đủ lực nâng để giúp người ở trong nước bám vào phao. Dụng cụ cứu sinh là các thiết bị cứu sinh tập thể gồm: phao nhẹ, ghế cứu sinh, bàn cứu sinh và các vật nổi khác. Phao nhẹ cứu sinh có kết cấu giống như phao cứu sinh nhưng không có mái che, nhỏ nhơn, có dây cứu sinh để người bám xung quanh phao. Ghế cứu sinh giống như ghế tựa tàu thuỷ, đáy có đặt bình khí, xung quanh có dây bám, hai bên bằng gỗ. Bàn cứu sinh là bàn gỗ thông thường của tàu thuỷ, có bố trí bình khí và dây bám như ghế cứu sinh. Thiết bị cứu sinh cá nhân gồm: phao tròn, phao nịt, áo cứu sinh. Phao tròn được bố trí trên tất cả các tàu, số lượng phụ thuộc vào loại tàu và vùng hoạt động của nó. Phao làm từ vật liệu khó bốc lửa và chịu dằn, xung quanh có dây bám chịu nổi (đường kính dây 3 mm, chiều dài dây không nhỏ hơn 27,5 m). 132 Phao nịt và áo cứu sinh giữ cho người nổi trên mặt nước ở vị trí có lợi nhất, phao nịt thường được làm bằng nhiều tấm nhựa bọt nối với nhau. Yêu cầu: Phao tròn cứu sinh phải có màu vàng da cam có ghi trên tàu, chủ tàu. Tín hiệu tự bốc cháy được nối với phao bằng đoạn dây dài 1,5 m. Phao cứu sinh phải giữ cho người nổi được 24 g (nước ngọt). áo cứu sinh phải có hai lớp mỗi lớp nhiều bông, dồn đầy nỉ. Các đặc tính cơ bản của thiết bị cứu sinh cá nhân. Bảng 5.7. Trang bị phao tròn cứu sinh cho các tàu Loại tàu Chiều dài tàu L, m. Số lượng phao tròn cứu sinh Số lượng chung Số phao có đèn tự đốt Số phao có dây cứu sinh Tàu khách Tàu công nghiệp Hải sản và tàu có công dụng đặc biệt L < 15 15 ≤ L < 31 31 ≤ L < 61 61 ≤ L < 122 122 ≤ L < 183 183 ≤ L < 244 244 ≤ L 4 6 8 12 18 24 36 1 2 50% nhưng ≤ 6 nt nt nt nt Mỗi mạn ≤ 1 Tàu hàng Tàu dầu và tàu cá L < 15 15 ≤ L < 31 31 ≤ L 2 4 8 1 2 4 Bảng 5.8. Các đặc tính của phao nhẹ cứu sinh. Các đặc tính CΠC12 CΠC18 CΠC24 Các kích thước chính, mm. Chiều dài 1730 2250 3550 Chiều rộng 1530 1550 1850 Chiều cao 460 500 500 Khối lượng phao (có người và trang thiết bị), kg. 475 780 1275 Khối lượng phao có thiết bị, kg. 180 270 420 Số lượng người trên phao 4 8 Số lượng người bám vào dây cứu sinh. 10 14 16 Số khoang kín nước 6 8 10 Bảng 5.9. Đặc tính cơ bản của phao tròn cứu sinh. Loại phao Vật liệu nổi Lực giữ (không nhỏ hơn), kg. Đường kính ngoài D, mm. Kích thước, mm. Khối lượng phao (không lớn hơn), kg. d b h Không nhỏ hơn I Cao su xốp 14,5 740 400 150 100 4,8 II Cao su xốp 8 680 400 120 80 2,8 III Nhựa bọt 14,5 760 440 160 60 3,0 Bảng 5.10. Đặc tính cơ bản của phao nịt, áo cứu sinh. 133 Vật liệu Kích thước chính, mm. Khối lượng, kg. Dài Rộng Dày Nhựa xốp ΠXB -1 1320 315 42 1,65 Nhựa xốp ΦΦ 1320 315 42 2,80 Nhựa xốp ΠC -1 1320 320 45 1,43 5.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BỐ TRÍ XUỒNG CỨU SINH TRÊN TÀU THUỶ Đối với các tàu biển, được trang bị xuồng cứu sinh thì vị trí đặt nó trên tàu phải tuân theo một số qui định (yêu cầu) sau: Xuồng nên được bố trí ở vùng giữa tàu, mà không nên bố trí ở đầu hoặc đuôi tàu. Không bố trí xuồng trên boong mũi và gần với vị trí của chong chóng tại phía đuôi tàu, khoảng cách từ mặt phẳng đĩa thiết bị đẩy đến mặt phẳng song song với nó, đi qua điểm mút cuối của xuồng cứu, đo theo phương ngang phải không nhỏ hơn chiều dài xuồng l X . Nếu trên tàu có bố trí một số xuồng cứu thì tốt nhất các xuồng đó nên đặt ở cùng một boong. Nếu một boong đặt không hết mà phải bố trí ở nhiều boong khác nhau, thì phải chú ý đến vị trí của các xuồng, theo chiều dài tàu, phải so le nhau để tránh va chạm khi thả xuồng. Việc bố trí các xuồng phải đảm bảo sao cho không va chạm vào các phương tiện khác khi tàu áp mạn, xuồng phải được bảo vệ, không bị phá hỏng dưới tác dụng của sóng gió và các tác động khác khi tàu hành hải. Xuồng cần phải hạ nhanh và an toàn khi tàu nghiêng đến 20 0 , hoặc chúi 15 0 . Xuồng phải được đặt trên giá đỡ và được giữ chặt khi tàu hành hải. Kích thước xuồng và việc bố trí số người trên xuồng theo điều kiện tạm sống của con người trên xuồng, người ta qui định: Khi chiều dài xuồng: l X ≤ 7,3 m thì thể tích 1 người trên xuồng là: 0,283 m 3 . l X ≤ 4,9 m thì thể tích 1 người trên xuồng là: 0,396 m 3 . Việc chọn số lượng xuồng cứu sinh phải thỏa mãn yêu cầu của Qui phạm như đã giới thiệu ở trên. 5.4. THIẾT BỊ NÂNG, HẠ XUỒNG Thiết bị nâng hạ xuồng, chủ yếu ta xét là cẩu xuồng và các thiết bị phụ của cẩu xuồng và gọi là giá xuồng. Giá xuồng có nhiệm vụ hạ xuồng cứu sinh có đầy đủ các trang thiết bị và người gặp nạn xuống nước, cũng như nâng, xếp xuồng lên boong, giữ xuồng trên tàu. Giá xuồng phải có kết cấu và tính toán sao cho chúng đưa được xuồng và toàn bộ số người, các trang thiết bị khác từ vị trí đặt xuồng trên boong, ra mạn và hạ xuống nước ở điều kiện tàu nghiêng 20 0 , chúi 15 0 . Khi nâng xuồng từ mặt nước lên tàu được tiến hành với toàn bộ người và các trang thiết bị, còn khi đưa xuống từ mạn vào vị trí đặt xuồng trên boong, chỉ tính với số người phục vụ ít nhất. Giá xuồng gồm có: giá xuồng quay quanh trục thẳng đứng; giá xuồng quay theo trục nằm ngang và giá xuồng kiểu trọng lực. 5.4.1. Giá xuồng quay quanh trục thẳng đứng (giá xuồng quay) 134 Đặc điểm của giá xuồng quay Kết cấu đơn giản (như cần trục công-sơn), giá thành rẻ, dễ chế tạo. Nhược điểm: tầm với hạn chế và khó khăn khi thả xuồng, nhất là khi tàu nghiêng (vì thường phải tiến hành bằng tay). Vì vậy loại này chỉ dùng trên các tàu nhỏ, nội địa, tàu phụ trợ, tàu kéo đẩy (có khối lượng xuồng không quá 500 kg). Các kích thước cơ bản của giá xuồng kiểu này, tìm thấy ở bảng 4.11. STTBTT-T2. Ghi chú: cẩu xuồng quay quanh trục thẳng đứng còn gọi là cẩu xuồng quay. Thường có 2 loại: loại có đế: các ổ đỡ được đặt trong đế, đế được liên kết chặt với boong tàu. Loại không có đế: các ổ đỡ liên kết ngay vào thân tàu. Hình 5.1. Giá xuồng quay. 1- xuồng; 2- giá đỡ xuồng; 3 - dây nâng hạ xuồng; 4 - giá xuồng; 5 - gối xoay. 5.4.2. Giá xuồng quay quanh trục nằm ngang (giá xuồng lắc) 135 [...]... định ở ba vị trí làm việc cơ bản: Xuồng có đủ trang thiết bị và số người m1 (bằng sức chứa của xuồng) được nâng khỏi giá đặt trên boong, tàu nghiêng ngang về phía nâng cần Xuồng có đủ trang thiết bị và số người m1 đã được đưa ra ngoài mạn chuẩn bị hạ, tàu nghiêng ngang về phía hạ cần Xuồng có trang thiết bị và số người m1 được nâng lên boong, cần chuẩn bị nâng, tàu nghiêng về phía hạ cần 143 Sơ đồ lực... toán trên giá xuồng Tải trọng trên giá xuồng khi hạ xuồng bao gồm: trọng lượng xuồng với đầy đủ các trang thiết bị, trọng lượng của số người đủ trên xuồng khi góc nghiêng tĩnh của tàu đến 20 0 về một bên mạn và góc chúi dọc đến 150 Khi nâng xuồng cũng phải tính tải trọng gồm đầy đủ trang thiết bị và số người trên xuồng nhưng có thể lấy góc nghiêng và chúi nhỏ hơn để tính toán: góc nghiêng lấy bằng... P1 + q 1 m 1 ) + q 2 + q 3 a trong đó: |x| - giá trị tuyệt đối của khoảng cách có đầy đủ tải trọng của xuồng, trang thiết bị và người đến điểm giữa khoảng cách giữa các giá xuồng, m a- khoảng cách giữa các điểm treo xuồng, m P1- trọng lượng xuồng với đầy đủ các trang thiết bị, kG q1- trọng lượng của một người, thường q1 = 75 kG m1- số người chứa trong xuồng theo đúng sức chứa của nó q2- là trọng... tiết của giá xuồng: cần, giá, trục, ổ đỡ, v.v được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau Song các chi tiết thiết kế phải thoả mãn: σMAX ≤ [σ] (phương pháp ứng suất cho phép) trong đó: σMAX - ứng suất phát sinh lớn nhất trong chi tiết khi có ngoại lực tác dụng Khi tính toán các chi tiết của thiết bị nâng hạ xuồng ở tải trọng khai thác thì độ dự trữ bền phải lấy n = 5 đối với giới hạn bền của vật liệu... sức căng dây T tại i Hợp hai lực P và T cho ta hợp lực R = P + T Ba lực: R1, R2, R đồng qui tại E Tại E ta sẽ phân R theo các phương của R 1 và R2 thì ta có giá trị: R1 , R2 Dùng R1 để thiết kế chốt bản lề (1); R2 để thiết kế chốt bản lề (2) và thanh giằng (2 - 3) 3 - Kiểm tra bền một số tiết diện của giá xuồng Giá xuồng thường có kết cấu là hình chữ nhật rỗng Khi tính toán kiểm tra bền giá xuồng người... Dời lực này về phương tác dụng của sức căng dây xuồng tại i Tại i ta hợp hai lực P và T được hợp lực R 3 - a Xét tiết diện (I-I): Tiết diện (I-I) được tính toán kiểm tra khi hạ xuồng với đầy đủ trang thiết bị và người trên xuồng, đồng thời góc nghiêng của tàu: θ = 200 , góc chúi: ψ = 150 Mô men uốn theo trục x: MU (x) = R a1 Mô men uốn theo trục y: MU (y) = ( Pf + G).b1.sinψ 2 Lực nén tại tiết diện (I-I):... RX = MX/lX Phản lực RX gây ra một mô men uốn bổ sung M'U (x) đối với tiết diện (IV-IV) là: M'U (x) = RX.l Z Ứng suất do uốn và nén sinh ra: σIV = M U( x) WU ( x ) + M' U ( x ) W' U ( x ) + M U(y) WU ( y ) + P4 2.R Z + FIV FIV với: M'U (x) = W'U (x) / 2 Ứng suất do cắt sinh ra là ứng suất tiếp: τIV = Rx / FC, với: FC - diện tích chịu cắt tính toán Vậy ứng suất tính toán, theo thuyết bền 4 là: σTT =... Dời lực P theo đường tác dụng của nó về phương tác dụng của lực căng dây 2 T tại i thì i sẽ là điểm đồng qui của ba lực là: P, T, R2 Dùng phương pháp hình bình hành lực ta có: R2 = |R2| Căn cứ vào R2 ta thiết kế, tính toán chi tiết bản lề sau 2 - Tìm phản lực trong thanh giằng và phản lực tại gối trước của giá xuồng đối với giá xuồng có thanh giằng và đã kết thúc quay quanh bản lề sau Lực tác dụng gồm:... cơ điện khi ngắt điện kết thúc sự làm việc hoặc khi đã nâng xuồng đến vị trí tới hạn và cần đã co hết vào trong boong (kiểu trọng lực) nhưng động cơ vẫn tiếp tục làm việc do cơ cấu giới hạn hành trình bị hỏng thì: [σ] = 0,9.σCH và trị số ứng suất tiếp cho phép được lấy là: [τ] = 0,6.[σ] Ứng suất tương đương xác định theo công thức của thuyết bền 4: σTĐ = σ 2 + 3τ 2 Đối với thép hợp kim, hệ số dự trữ... 1,2), m Tầm với của giá xuồng được xác định theo công thức: l = 1,05.(B/2 ± a +b +c), m trong đó: a - khoảng cách từ trục quay giá xuồng đến mạn tàu, m 141 b - độ lớn phần nhô ở mạn tại vị trí đặt xuồng cứu (độ cong của tuyến hình mạn tại vùng đặt xuồng), m c - khe hở nhỏ nhất giữa mạn tàu và mạn xuồng, thường: c = 0,25, m 2 - Tính toán kiểm tra bền giá xuồng Tính toán kiểm tra bền giá xuồng tiến hành . vào phao. Dụng cụ cứu sinh là các thiết bị cứu sinh tập thể gồm: phao nhẹ, ghế cứu sinh, bàn cứu sinh và các vật nổi khác. Phao nhẹ cứu sinh có kết cấu giống như phao cứu sinh nhưng không có. 1,0 5.2.5. Các loại thiết bị cứu sinh khác Ngoài xuồng và phao cứu sinh, trên tàu còn được trang bị bởi các phương tiện cứu sinh khác như dụng cụ cứu sinh và các phương tiện cứu sinh cá nhân, có. Chương 5 THIẾT BỊ CỨU SINH 5.1.KHÁI NIỆM CHUNG Để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người trên biển, người ta trang bị các phương tiện cứu sinh bao gồm: xuồng cứu sinh, phao cứu sinh,