1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Khí Hậu Trong Nuôi Trồng Nông Nghiệp phần 8 ppsx

23 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 499,86 KB

Nội dung

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 153 2.4. Ðộ ẩm không khí Ðộ ẩm tương ñối ở miền Bắc biến ñộng khá nhiều tuỳ thuộc vào từng mùa và mỗi ñịa phương. Ở Bắc Bộ, thời kỳ khô hanh nhất tập trung vào các tháng XI, XII,. trị số ñộ ẩm trung bình thời gian này khoảng 80%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là các tháng II, III, ñộ ẩm tương ñối ñạt tới 90%. Các tháng mùa nóng ñộ ẩm không khí trung bình biến ñộng xung quanh 85%. Ở ven biển miền Trung, diễn biến của ñộ ẩm khá ñặc sắc do ảnh hưởng của gió fohn khô nóng và mùa mưa, mùa ñông là mùa ẩm, trị số ñộ ẩm trung bình khoảng 90%. Mùa hạ ñộ ẩm xuống rất thấp, ñặc biệt, tháng VI, VII ñộ ẩm không khí trung bình khoảng 75%, cực tiểu trong những ngày gió Lào có thể chỉ ñạt 30%. Từ tháng IX trở ñi ñộ ẩm không khí lại bắt ñầu tăng lên. Các tỉnh phía Nam, sự phân hóa 2 mùa khô và ẩm thể hiện rõ rệt, Nam Bộ, Tây Nguyên hàng năm có khoảng 5 tháng ñộ ẩm trung bình dưới 80%, ñó là các tháng mùa khô từ tháng XII ñến tháng IV. Ðối lập với mùa khô, mùa mưa 5-6 tháng ñộ ẩm vượt quá 85% kéo dài từ tháng V ñến tháng XI. Thời kỳ khô nhất vào tháng III có ñộ ẩm từ 72-75%. Thời kỳ ẩm nhất vào tháng IX (Nam Bộ) và tháng VII (Tây Nguyên) ñộ ẩm lên tới 86-88% (bảng 8.14). Bảng 8.14. Ðộ ẩm không khí tương ñối trung bình ở một số nơi (%) Ðịa ñiểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cao Bằng 79 79 80 80 79 82 84 86 83 81 81 80 Lạng Sơn 78 81 84 83 81 82 84 85 84 80 78 78 Móng Cái 79 83 87 87 85 86 86 86 82 78 76 76 Hà Giang 85 84 83 82 81 84 85 86 84 83 84 85 T Nguyên 80 82 85 86 82 83 83 86 83 81 79 78 Việt Trì 84 85 86 86 82 82 81 85 84 82 81 81 Hà Nội 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81 Ðiện Biên 83 80 78 80 81 85 86 87 86 85 84 84 Sơn La 79 76 73 75 78 84 85 87 85 83 81 80 Hoà Bình 84 85 85 84 82 83 84 86 86 82 84 83 Thanh Hoá 86 88 90 88 84 82 81 85 86 84 83 83 Vinh 89 91 91 88 82 76 74 80 87 86 89 89 Ðồng Hới 88 89 90 87 80 73 71 75 84 86 87 86 Huế 88 89 86 82 77 89 73 74 82 86 88 88 Kon Tum 71 68 67 73 80 85 86 87 87 82 77 74 BM Thuột 78 74 71 73 81 85 87 87 88 87 85 82 TP. HC M 72 70 70 72 79 82 83 83 85 84 80 77 Ðà Lạt 80 77 77 82 87 88 89 89 88 87 85 83 Nguồn: Chương trình 42A, Viện Khí tượng - Thuỷ văn, Hà Nội 1989. 2.5. Các hiện tượng thời tiết a) Dông Ở miền Bắc, số ngày dông dao ñộng từ 70-100 ngày/năm, vùng nhiều dông nhất là vùng Tiên Yên - Móng Cái (100-110 ngày/năm), các tháng nhiều dông từ tháng VII- VIII có tới 25 ngày/tháng. Vùng ít dông nhất là Quảng Bình, hàng năm chỉ dưới 80 ngày có dông. Mùa dông ở Bắc Bộ từ tháng V-IX, ở Tây Bắc ngay từ tháng IV ñã có dông. Ở miền Nam, số ngày dông từ 40-100 ngày/năm. Khu vực nhiều dông nhất là Ðồng bằng Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 154 Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh- 138 ngày/năm, Hà Tiên 129 ngày/năm). Vùng ít dông nhất là ven biển miền Trung (Nha Trang 39 ngày/năm, Qui Nhơn 46 ngày/năm). Tây Nguyên cũng có ít dông hơn ở Nam Bộ (Ðà Lạt có 52 ngày dông/năm, Pley Ku 91 ngày). Mùa dông ở Nam Bộ từ tháng IV-XI, ở Tây Nguyên từ tháng III-X. b) Bão Theo thống kế 55 năm (1911-1965) trung bình hàng năm có 3,7 cơn bão ñổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Năm nhiều bão nhất có 11 cơn (1964), năm ít nhất chỉ có 1 cơn (1922, 1945 ). Miền Bắc nhiều bão hơn miền Nam. Trung bình miền Bắc có 2,5 cơn/năm, miền Nam 1,2 cơn/năm. Phân bố bão từ cuối tháng V và kết thúc vào cuối tháng XI, bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau ñó là tháng VIII và tháng X. Ðoạn bờ biển từ Bắc Bộ vào Thanh Hóa bão ñến sớm nhất, từ tháng V ñến tháng X, ñoạn bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An ñến Ba Làng An bắt ñầu từ tháng VII ñễn tháng X; Từ Ba Làng An ñến Mũi Dinh có sự chuyển biến trong mùa bão, mãi tới tháng IX mới bắt ñầu mùa bão, kết thúc vào tháng X. Vào tới bờ biển Nam Bộ, bão chỉ gặp rất ít vào ñầu mùa gió mùa Ðông Bắc với tần số nhỏ. Về cường ñộ gió bão: ở vịnh Bắc Bộ ñã quan sát ñược tốc ñộ gió tới 50m/giây (Ðài Bạch Long Vĩ, ngày 30/V-1960, 9/IX-1963, Ðài Phủ Liễn, ngày 9/IX-1968, Văn Lý, Nam Ðịnh, ngày 9/IX-1963). Bảng 8.15. Tần số bão ñộ bộ vào bờ biển Việt Nam (cơn) Tháng Vùng khí hậu IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Bắc Bộ, Thanh Hoá (Bắc 19 0 5' B) - 0,04 0,11 0,3 0,47 0,32 0,18 - - 1,42 Trung Trung Bộ (15 0 5' B - 19 0 4' B) 0,02 0,04 0,05 0,20 0,15 0,56 0,31 0,02 - 1,35 Nam Trung B ộ (15 0 4' B- 11 0 5' B) 0,02 0,04 0,02 - - 0,07 0,31 0,31 0,05 0,82 Nam Bộ (Nam 11 0 4' B) 0,02 0,02 - - - - 0,02 0,05 0,04 0,15 Nguồn: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất ðắc, Khí hậu Việt Nam NXB KHKT 1975 Ở bờ biển Nam bộ, tốc ñộ gió bão thường nhỏ hơn Bắc bộ, tốc ñộ cực ñại là 30-35 m/giây (Quảng Ngãi ngày 19/X-1971). Nhìn chung, từ Trung Bộ trở vào ảnh hưởng của bão giảm ñi rõ rệt, chỉ có 50% số năm gặp gió bão trên 15m/giây. Về diện mưa bão cũng có qui luật tương tự: ở Bắc Bộ, diện mưa bão thường lớn; Trung Bộ do ảnh hưởng của ñịa hình nên diện mưa bão ít; ở Nam Bộ diện mưa nhỏ và thường có các cơn bão gây mưa ít nhất. c) Gió khô nóng Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất của gió khô nóng (gió Lào) là giải ñất ven biển Trung Bộ, vùng núi Tây Bắc và Ðồng bằng Bắc Bộ: ở Trung Bộ và Tây Bắc hàng năm có trên 50 ngày khô nóng (ñộ ẩm dưới 65%, nhiệt ñộ trên 33 0 C), ở Ðồng bằng Bắc Bộ có từ 25-30 ngày/năm. Nhìn chung, ñại ña số các ngày khô nóng tập trung vào khoảng tháng IV - V ở Tây Bắc, tháng V- VI ở Bắc Bộ và tháng VII-VIII ở Trung Bộ. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 155 Bảng 8.16. Các ñặc trưng khí hậu trung bình năm ở một số nơi ðịa ñiểm Nắng (giờ) Nhiệt ñộ ( 0 C) Mưa (mm) ðộ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lai Châu 1833,1 23,0 2066,1 82 895,6 Sơn La 1986,6 21,0 1444,3 80 884,1 Mộc Châu 1905,0 18,5 1559,9 85 895,7 Lào Cai 1588,4 22,9 1764,4 86 815,8 Yên Bái 1407,9 22,7 2106,9 87 678,2 T.Quang 1559,0 22,9 1641,4 84 760,3 Cao Bằng 1568,9 21,6 1442,7 81 1020,1 Việt Trì 1642,0 23,3 1663,0 83 977,3 Móng Cái 1633,0 22,7 2749,0 83 973,0 Hà Nội 1464,6 23,5 1676,2 84 989,1 Hưng Yên 1668,7 23,2 1728,9 85 878,6 Thái Bình 1654,9 23,2 1804,7 86 971,0 Thanh Hoá 1668,0 23,6 1744,9 85 820,7 VInh 1556,6 23,9 1944,3 85 954,3 Huế 1893,6 25,2 2867,7 83 1000,0 Ðà Nẵng 2096,9 25,7 2044,5 82 1122,7 Nha Hố 2787,5 27,1 794,0 75 1656,0 Plei Ku 2377,0 21,8 2272,1 80 1136,7 BM Thuật 2480,3 23,7 1773,0 82 1631,5 Ðà Lạt 2318,5 18,3 1729,6 84 898,2 TP HCM 2408,8 27,1 1931,0 78 1686,3 Cà Mau 2212,1 26,7 2365,7 84 835,5 Nguồn: Chương trình 42A, Viện Khí tượng - Thuỷ văn, Hà Nội 1989. Như vậy, mùa gió khô, nóng có sự xê dịch chậm dần từ Tây sang ðông và từ Bắc xuống Nam phù hợp với quy luật hoạt ñộng của gió mùa mùa hạ. Số ngày gió khô nóng xảy ra ở một số ñịa ñiểm như sau: Lai Châu: tháng IV-13,6 ngày; tháng V- 17,4 ngày, tháng VI - 6,1 ngày tháng VII- 3,6 ngày, tháng VIII - 6,6 ngày Hà Nội: tháng IV-0,1 ngày; tháng V- 6,3 ngày, tháng VI - 9,1 ngày tháng VII- 6,6 ngày, tháng VIII - 2,9 ngày Vinh: tháng IV-2,0 ngày; tháng V- 5,3 ngày, tháng VI - 9,9 ngày tháng VII - 10,6 ngày, tháng VIII - 5,0 ngày Ðồng Hới: tháng IV-2,0 ngày; tháng V- 6,1 ngày, tháng VI - 11,0 ngày tháng VII - 9,9 ngày, tháng VIII - 6,6 ngày Gió khô, nóng giảm dần tới khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi vì phía Tây có nhiều rừng rậm; nhưng lại hoạt ñộng mạnh lên ở khu vực Bình Ðịnh, Phú Yên. d) Sương muối Khu vực bị ảnh hưởng của sương muối là các tỉnh miền Bắc. Ở Ðồng bằng Bắc Bộ có xác suất xảy ra sương muối 1 lần trong 10-15 năm. Ðại ña số sương muối xảy ra vào tháng I, ở vùng núi phía Bắc sương muối có khả năng xuất hiện nhiều, 3 - 5 năm xaỷ ra 1 lần. Tuy nhiên, có thời kỳ sương muối xuất hiện 1 ñợt tới 10 ngày liền, gây thiệt hại nghiêm trọng ñối với sản xuất nông nghiệp. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 156 Trong một số trường hợp, tuy hạt sương không ñóng băng nhưng có nhiệt ñộ rất thấp ñó là sương giá. Sương giá có tần suất xuất hiện nhiều hơn sương muối. 3. PHÂN VÙNG KHÍ HẬU VIỆT NAM Dựa theo ñiều kiện tự nhiên, khí hậu Việt Nam ñược chia thành 7 vùng khác nhau. Mỗi vùng lại ñược chia ra các tiểu vùng tuỳ theo ñiều kiện ñịa hình. 3.1. Vùng khí hậu ðông Bắc Giới hạn từ sườn ðông Bắc dãy Hoàng Liên Sơn tới biên giới Việt Trung và biển ðông, gồm các tỉnh vùng ðông Bắc và Việt Bắc. ðặc ñiểm chung của vùng khí hậu này là hàng năm có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt : Mùa nóng (mùa hạ) từ tháng IV ñến tháng IX , mùa lạnh (mùa ñông) từ tháng X ñến tháng III năm sau. Mùa lạnh có thể xem là trường hợp dị thường của khí hậu nhiệt ñới, biên ñộ dao ñộng các yếu tố khá lớn, gây khó khăn cho sản xuất và ñời sống. Vùng khí hậu ðông Bắc bao gồm các tiểu vùng sau ñây : a) Tiểu vùng ven biển Quảng Ninh : Gồm dải ñất hẹp ven biển ñược giới hạn bởi cánh cung ðông Triều. ðộ cao ñịa hình từ 2 ñến 500m (kể cả các ñảo như Cái Bầu, Cô Tô, Vĩnh Thực …). Khí hậu chia làm 2 mùa. Mùa ñông : Chịu ảnh hưởng của gió mùa ðông Bắc từ rất sớm, mùa ñông thường kéo dài và kết thúc muộn. Nhiệt ñộ tháng lạnh nhất dưới 15 o C, nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 1 o C, có trên 4 tháng nhiệt ñộ t < 20 0 C. Mùa hạ : Mát dịu, nhiệt ñộ cao nhất tuyệt ñối 39 o C. ðây cũng là mùa mưa, lượng mưa thường rất lớn, mỗi năm trung bình ñạt trên 2000mm (trung tâm mưa lớn Móng Cái có lượng mưa từ 2500mm - 3000mm). Thường gặp bão ñầu mùa với tấn suất lớn nhất vào tháng VI ñến tháng VIII. Thời kì tối ưu sinh thái kéo dài khoảng 8 tháng. b) Tiểu vùng khí hậu Cao - Lạng : Gồm vùng máng trũng và lòng chảo Cao - Lạng có ñộ cao từ 200 - 500m. ðịa hình phức tạp, xen kẽ với các thung lũng là ñồi bát úp với các dãy núi thấp như Mẫu Sơn, Ngân Sơn. Mùa ñông : Do ñiều kiện ñịa hình hình cánh cung, gió mùa ðông Bắc ảnh hưởng từ rất sớm. Mùa ñông thường kéo dài tới trên 5 tháng. Nhiệt ñộ tháng lạnh nhất t = 13 - 15 0 C, số ngày nhiệt ñộ dưới 15 0 C chiếm từ 120 ñến 150 ngày. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 0 0 C. ðây là vùng lạnh và khô nhất ñất nước ta. ðộ ẩm không khí từ 75 - 80%, lượng mây nhỏ, ñộ nắng lớn. kiểu hình thời tiết mưa phùn thường rất hiếm (dưới 30 ngày trong cả mùa). Mùa hạ : Nhiệt ñộ thấp do ảnh hưởng của ñộ cao ñịa hình. Số ngày mưa, ẩm không nhiều lắm, lượng mưa chỉ ñạt từ 1276 - 1736 mm. ðôi khi thời tiết chịu ảnh hưởng của bão nhưng tần suất giảm, sức gió yếu. Số giờ nắng trung bình ñạt 180 - 200 giờ/tháng. ðây là vùng khí hậu tương ñối thuận lợi có thể phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Hệ thống cây trồng gồm các loại cây chịu lạnh mùa ñông và cây chịu nóng mùa hè. c) Tiểu vùng khí hậu Việt Bắc : ðây là vùng khí hậu có ñịa hình phức tạp, các dãy núi cao xen kẽ với các triền sông hẹp, chạy theo nhiều hướng khác nhau. ðộ cao ñịa hình từ 100 - 500m, Cá biệt, có một số ñỉnh núi cao như Phu luông (2985m). Khí hậu vùng Việt Bắc có 2 mùa nóng lạnh tượng tự như ở ñồng bằng nhưng ñộ ẩm không khí quanh năm thường cao hơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió khô nóng. Do ảnh hưởng Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 157 của ñịa hình phức tạp nên sự phân hoá nhiệt ñộ tương ñối lớn. Mùa ñông : Nhiệt ñộ thấp hơn ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ từ 1 - 2 0 C do ñộ cao ñịa hình. ðộ dài mùa ñông cũng khá, dài hơn vùng ñồng bằng từ 1 - 3 tháng (ñộ cao trên 1500m hầu như không có mùa hạ). Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 0 0 C, một vài nơi có tuyết như Sa Pa, Bảo Hà. Số ngày có nhiệt ñộ t < 15 0 C chiếm 30 - 60% tổng số ngày trong mùa lạnh. ðộ ẩm thường trên 85%, hầu như không có kiểu hình thời tiết khô hanh trong các tháng ñầu mùa lạnh. Các thàng I, II, III mưa phùn rả rích, rất ít có ngày nắng. Mùa hạ : Kéo dài từ tháng IV - VIII, ñộ ẩm không khí khá cao, ít nóng. Nhiệt ñộ cao nhất tuyệt ñối là 41,2 0 C (Văn Chấn). Lượng mưa và số ngày mưa ñều tăng so với vùng ñồng bằng. Một số trung tâm mưa lớn như Bắc Quang, Sa Pa … ( lượng mưa trên 4000mm/năm ). ðặc biệt, trong mùa hạ vùng Việt Bắc tương ñối nhiều dông nhiệt (có khoảng trên 100 ngày/năm), mưa ñá có từ 1 - 3 ngày/năm. Về mặt sinh học, tiểu vùng Việt Bắc có khí hậu ít thuận lợi do ñộ ẩm cao, dao ñộng chế ñộ nhiệt lớn. 3.2. Vùng khí hậu Ðồng bằng và Trung du Bắc bộ: Là vùng châu thổ có ñộ cao ñịa hình 2 - 30 m. Khí hậu mang tính chất nhiệt ñới, gió mùa. Khí hậu ñược chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa lạnh (từ tháng X ñến tháng IV năm sau) và mùa nóng (từ tháng IV ñến tháng IX). Mùa ðông: tương ñối lạnh, tuy nhiên nhiệt ñộ ñã cao hơn vùng Ðông Bắc một cách ñáng kể (nền nhiệt ñộ cao hơn 1 - 3 0 C). Số ngày có nhiệt ñộ dưới 15 0 C có khoảng từ 40 - 50 ngày. Thời kỳ lạnh kéo dài khoảng 3 tháng, tập trung vào tháng I. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 2 0 C. Mùa lạnh phân biệt 2 nửa mùa rõ rệt: Thời kỳ lạnh khô từ tháng X ñến tháng XII, thời kỳ lạnh ẩm từ tháng I ñến tháng III. Thời kỳ lạnh, khô: là thời kỳ chịu ảnh hưởng của khối không khí cực ñới xuất phát từ trung tâm khí áp cao Xibiri thổi theo hướng Bắc, bị biến tính qua lục ñịa Trung Quốc, ñộ ẩm không khí giảm xuống dưới 75%. Thời kỳ lạnh, ẩm: là thời kỳ chịu ảnh hưởng của khối không khí cực ñới xuất phát từ trung tâm khí áp cao Xibiri thổi qua biển Nam Trung Hoa, bị biến tính nên mang theo nhiều hơi nước, ñộ ẩm không khí cao (85 - 99%). Thời tiết thường nhiều mây, có mưa phùn rả rích, ít nắng, nhất là ở vùng ven biển. Mùa Hạ: Nền nhiệt ñộ tương ñối cao, nhiệt ñộ trung bình các tháng từ 25 - 28 0 C, nhiệt ñộ cao nhất tuyệt ñối là 43 0 C. Số ngày có nhiệt ñộ trên 35 0 C chiếm khoảng 8 - 10 ngày. Tần suất những ngày khô nóng cực ñoan (thời tiết gió Lào: t > 35 0 C, RH < 50%) là 10 -15%. ðây cũng là mùa mưa ở ðB và TDBB, lượng mưa trung bình 1500 - 1800mm. Bão thường hoạt ñộng mạnh, chiếm tần suất 5% số ngày trong cả mùa, tập trung vào các tháng VII, VIII, IX. Khí hậu ðB và TDBB tương ñối thuận lợi ñối với sản xuất và ñời sống. Quanh năm ñều có thể phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng hải sản. 3.3. Vùng khí hậu Tây Bắc Bao gồm các cao nguyên và núi thấp Tây Bắc, giới hạn từ sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ñến biên giới Việt - Lào. Ðây là vùng cực Tây của Tổ quốc. Do ñiều kiện ñịa hình, khí hậu ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Ðông Bắc. Mùa Hạ dài hơn các vùng khác do hoạt ñộng của hệ thống phía Tây mạnh. Vùng khí hậu Tây Bắc ñược chia thành 2 tiểu vùng khí hậu như sau: Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 158 a) Tiểu vùng Nam Tây Bắc Bao gồm phần núi và cao nguyên phía Nam từ ñèo Pha Ðin ñến Hoà Bình. Ðộ cao ñịa hình 500 - 1000m. Gió mùa Ðông Bắc chỉ thâm nhập theo thung lũng sông Ðà, nhiệt ñộ ñã nâng cao thêm một cách ñáng kể so với vùng ñồng bằng và trung du Bắc Bộ. Khí hậu mang tính chất nhiệt ñới lục ñịa. Mùa ñông: Nền nhiệt ñộ thấp do ñộ cao ñịa hình. Ðộ dài thời kỳ lạnh xấp xỉ vùng Ðồng bằng Bắc Bộ. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 0 0 C, số ngày có nhiệt ñộ dưới 15 0 C khoảng 70 - 90 ngày ở vùng thấp, 100 - 120 ngày ở vùng cao. Biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñêm lớn hơn 11 -12 0 C. Ðộ ẩm không khí ở vùng này tương ñối thấp, mùa ñông ít có kiểu hình thời tiết mưa phùn, nhiều nắng. Tần suất sương muối thường rất cao, một số nơi có tần suất cao như Sơn La (2,6 ngày/năm), Cò Nòi (2,9 ngày/năm), Mộc Châu (5,1 ngày/năm). Mùa ñông thường kết thúc sớm hơn vùng Ðồng bằng Bắc Bộ. Mùa Hạ: Kéo dài từ tháng IV ñến tháng IX. Khí hậu ít nóng, nhiệt ñộ trung bình tháng cao nhất 26 - 27 0 C. It gặp những ngày có nhiệt ñộ trên 35 0 C. Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối là 43 0 C. Mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của gió Tây khô, nóng (T >33 0 C, RH < 70%). Số ngày khô nóng toàn mùa chiếm khoảng 25 -30 ngày. Lượng mưa vùng Nam Tây Bắc ít hơn ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ nhưng số ngày mưa lại nhiều hơn. Một số nơi có lượng mưa rất thấp như Sông Mã, Yên Châu. ðây là những trung tâm ít mưa của nước ta. Mùa Hạ ít bị ảnh hưởng của bão nhưng có nhiều giông và mưa ñá. Như vậy khí hậu vùng Nam Tây Bắc có ñộ ẩm thích hợp, nhiều nắng, ñối lập nhiệt ñộ giữa 2 mùa không lớn. Ðây là những mặt thuận lợi ñối với sản xuất nông nghiệp. b) Tiểu vùng Bắc Tây Bắc: Giới hạn từ ñèo Pha Ðin ñến biên giới Việt - Lào. Ðộ cao ñịa hình từ 300 - 900 m, ñịa hình xen kẽ giữa ñồi núi và thung lũng hẹp. Khí hậu mang ñặc ñiểm nhiệt ñới lục ñịa, ảnh hưởng của gió mùa chỉ thể hiện trong mùa mưa. Mùa Ðông: Nhiệt ñộ tương ñối cao, ở thung lũng ðiện Biên có nền nhiệt ñộ cao hơn vùng Ðồng Bằng và Trung du Bắc Bộ 2 -3 0 C. ñộ dài mùa lạnh chỉ khoảng 3 tháng là XII, I, II. Những ngày nhiệt ñộ dưới 15 0 C ít gặp (khoảng 15 - 20 ngày). Càng lên cao nhiệt ñộ càng thấp, ở ñộ cao 700 -900 m có tới trên 50 ngày nhiệt ñộ dưới 15 0 C. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 1 0 C. Số ngày xảy ra sương muối khoảng 2 -12 ngày/năm. (Sìn Hồ - 11,9 ngày/năm, Tam ðường 2,1 ngày/năm). Mùa ñông khô ráo, nhiều nắng. Mùa Hạ: Thường ñến sớm hơn Ðồng bằng và Trung du Bắc Bộ do hệ thống gió mùa Tây Nam hoạt ñộng mạnh, ngay từ tháng III ñã có thời tiết khô nóng, ñặc biệt là ở các vùng thấp như Ðiện Biên. Lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm, Một số nơi có mưa lớn như Sìn Hồ (2800mm), Tam ðường (2700mm), Mường Tè (2500mm) .Giông xảy ra 10 - 12 lần/tháng. Nhìn chung khí hậu Bắc Tây Bắc có nhiều hạn chế do nhiệt ñộ biến ñộng mạnh, sương muối và gió lào hay xảy ra. Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. 3.4. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa ñến ñèo Hải Vân. Ðặc ñiểm chung của khí hậu là sự phân hoá mùa theo chế ñộ mưa, ẩm rất rõ rệt. Ảnh hưởng của gió mùa mùa Ðông ñã suy yếu dần. Trong mùa Hạ, gió Lào ảnh hưởng mạnh tạo nên một thời kỳ khô nóng ñầu mùa khá nghiêm trọng. Do ñiều kiện ñịa hình, khí hậu phân hoá các tiểu vùng khác nhau. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 159 a) Tiểu vùng Khu 4 cũ: Giới hạn ñịa lý từ dãy Tam ðiệp vào tới ðèo Ngang, bao gồm ñịa phận 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. ðịa hình dốc thoải từ phía Tây về Biển ðông. ðộ cao từ 2 - 700 m. Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp. Mùa ðông: Ẩnh hưởng của gió mùa cực ñới ñã suy yếu một cách ñáng kể. Nền nhiệt ñộ ñược nâng lên rõ rệt so với ðB và TDBB, cao hơn từ 1 - 2 0 C. ðộ dài thời kỳ lạnh cũng rút ngắn từ nửa tháng ñến 2 tháng. Số ngày có nhiệt ñộ dưới 15 0 C từ 35 ñến 50 ngày, nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 2 0 C. Sương muối vẫn có khả năng xảy ra nhưng với tần số khá thấp: ở Quỳ Hợp tần số sương muối là 0,7 ngày/năm; Ở Tây Hiếu là 0,8 ngày/năm. Thời tiết mùa ðông chịu ảnh hưởng của vịnh Bắc Bộ nên thường hay có sương mù và mưa phùn. Thời kỳ khô hanh ñầu mùa không rõ rệt. Mùa hạ: Thường ñến sớm hơn vùng ðB và TDBB, nhiệt ñộ trung bình cũng cao hơn từ 0,5 ñến 1 0 C. Nhiều ngày có gió Tây khô, nóng với nhiệt ñộ trên 35 0 C, ñộ ẩm dưới 70%. Tần số xuất hiện gió Lào khô nóng khoảng 20 - 30 ngày, tập trung vào tháng VI , VII. Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối là 43 0 C. ðặc ñiểm nổi bật trong mùa hạ là có một thời kì khô nóng ñầu mùa, lượng mưa rất thấp kèm theo gió Lào. Nửa sau mùa hạ lượng mưa ñột ngột tăng lên, nhiệt ñộ hạ thấp. Ở Vinh lượng mưa tháng VII là 131mm, tháng IX tăng lên 457mm, tháng X là 372mm; ở Hà Tĩnh tháng VII lượng mưa là 151mm, tháng IX tăng lên 526mm, tháng X là 427mm. Trong mùa hạ, bão thường ñổ bộ tập trung vào các tháng VIII , IX , X . Trong vùng có một số trung tâm mưa lớn ở Bắc ðèo Ngang (Kỳ Anh có lượng mưa >3000mm), Bái Thượng (>2000mm). Vùng Mường Xén (Nghệ An) là trung tâm ít mưa, lượng mưa chỉ ñạt <1000 mm/năm. Về mặt sinh thái, do vùng Bắc Trung Bộ có khí hậu mùa ñông tương ñối ẩm ướt, ít lạnh, mùa hạ khô nóng, thời tiết có nhiều bất lợi như sương muối, gió Lào, hạn hán, giông bão, mưa lớn,…, hạn chế khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp. b) Tiểu vùng Quảng Bình - Hải Vân Gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và phần phía Bắc ðà Nẵng. ðặc ñiểm chính của tiểu vùng này là: • Ảnh hưởng của gió mùa mùa Ðông không rõ lắm, nhiệt ñộ mùa ñông không thấp lắm. Từ sau ñèo Hải Vân không khí cực ñới ñã hoàn toàn bị hất ra ngoài biển Ðông. Nhiệt ñộ trung bình tháng I ở Ðà Nẵng ñã cao hơn Huế 1,3 0 C, Quảng bình 2 0 C. • Ðây là khu vực rất ẩm ướt, lượng mưa trung bình năm 2000 - 2200 mm ở ñồng bằng, lên tới 2500 - 3000 mm ở miền núi. Một số nơi có lượng mưa khá cao như Nam ðông (3500 mm/năm, A Lưới >3000 mm/năm, Huế 3000 mm/năm, Bà Nà >5000 mm/năm) ðộ ẩm không khí cao, trung bình ñạt 83 - 85%. Bão hoạt ñộng nhiều và tương ñối sớm (tập trung vào tháng IX, tháng X). Giông hàng năm có khoảng 60 - 80 ngày, tập trung vào mùa Hạ. • Hoạt ñộng của gió Lào tương ñối gay gắt ở phần phía Bắc, giảm dần ở phía Nam ñèo Hải Vân. Nhiệt ñộ trung bình năm 24 - 26 0 C, tổng nhiệt ñộ 9000 - 9500 0 C. Mùa ðông: Nhiệt ñộ trung bình ñạt tới 22 -23 0 C, số ngày có nhiệt ñộ dưới 20 0 C rất ít. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối 13 0 C ở vùng ñồng bằng và 10 0 C ở miền núi. Mùa ðông cũng chính là mùa mưa, bắt ñầu từ tháng VIII ñến tháng I năm sau. Hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng X và XI, lượng mưa trung bình 500 - 600 mm/tháng. Tổng lượng mưa cả năm khá lớn. Trung tâm Bà Nà (ðà Nẵng) có lượng mưa lên tới 4000 - 5000 mm/năm. Chế ñộ mưa ở tiểu vùng này biến ñộng rất nhiều, lượng mưa hàng năm chênh lệch so với trung bình lên tới hàng nghìn mm. Mùa Hạ: Kéo dài từ tháng II ñến tháng X. Mùa Hạ rất nóng, ở ñồng bằng có trên 4 tháng nhiệt ñộ trung bình trên 28 0 C. Tháng nóng nhất là tháng VII có nhiệt ñộ trung bình 29,5 0 C. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 160 Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối 42 0 C, biên ñộ nhiệt ñộ khoảng 8 0 C. Lượng mưa mùa hạ khá thấp, trung bình chỉ ñạt 20 - 80 mm/tháng. Hiện tượng khô nóng cực ñoan (gió Lào) khá nhiều, tập trung vào các tháng VI, VII, VIII. ðộ ẩm tối thấp tuyệt ñối là 25 - 30%. Số giờ nắng trung bình 1600 - 1800 giờ/năm, có tháng ñạt tới trên 180 giờ/tháng. 3.5. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ Giới hạn ñịa lý từ ðà Nẵng tới Ninh Thuận, Bình Thuận. Khí hậu tương ñối khô, hạn. Nhiệt ñộ quanh năm khá cao, chênh lệch giữa các tháng không nhiều lắm. Vùng này cũng có thể phân biệt 2 tiểu vùng khí hậu rõ rệt. a) Tiểu vùng ðà Nẵng - Khánh Hòa. Bao gồm phần nam tỉnh ðà Nẵng, toàn bộ tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và Khánh Hoà, kéo dài tới vịnh Cam Ranh. • Sự phân hoá nhiệt ñộ giữa các tháng không rõ rệt, không có tháng nào nhiệt ñộ thấp dưới 23 0 C. Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ khoảng 5 - 6 0 C. • ðây là vùng ít mưa, lượng mưa trung bình 1300 - 1700mm. Mùa mưa ngắn, kéo dài từ tháng IX ñến tháng XII, số ngày mưa khoảng 110 ngày. Thời kì ít mưa kéo dài 8 tháng từ tháng I ñến tháng VIII, lượng mưa trung bình thời kỳ này chỉ ñạt 50 - 60 mm/tháng. • ðộ ẩm không khí thấp, trung bình dưới 80%. Nhiều nắng, cả năm có khoảng 2000 - 2200giờ. Bão thường ñến muộn, tập trung vào tháng X, XI. Gió Lào khá gay gắt với ñộ ẩm trung bình dưới 70% (tuy mức ñộ ñã giảm hơn so với vùng Quảng Bình, Quảng Trị), tập trung vào 3 tháng VI, VII, VIII. ðặc biệt, những ngày có gió Lào nghiêm trọng thì ñộ ẩm không khí chỉ ñạt 20 - 25%, t > 35 o C. • Nhiệt ñộ trung bình năm là 26,5 o C, nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối là 40 o C. ðộ dài thới kì nóng khoảng 8 tháng, từ tháng I - VIII. b) Tiểu vùng cực Nam Trung Bộ. Bao gồm toàn bộ tỉnh Ninh Thuận và một phần tỉnh Bình Thuận với ñặc ñiểm ñịa hình hết sức ñặc biệt, bị che khuất bởi một vòng cung núi, chắn các luồng gió trong cả 2 mùa. Tình trạng khô hạn xẩy ra nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình năm chỉ ñạt từ 700 - 800mm (Phan Rang - 653mm), chỉ có 3 tháng lượng mưa vượt 100m/tháng, ñây là vùng khô hạn nhất ñất nước ta. Số ngày mưa trung bình 50 - 70 ngày. ðộ ẩm không khí thấp hơn 80%, thời kì rất khô kéo dài từ tháng I ñến tháng III, ñộ ẩm xuống dưới 75%. Diễn biến chế ñộ nhiệt tương tự như phần phía Bắc (Khánh Hoà). Số giờ nắng có khoảng 2300 - 2400giờ/năm. Trong ñó 4 tháng kéo dài từ tháng I ñến tháng IV số giờ nắng ñạt trên 230 giờ/tháng. 3.6. Vùng Khí hậu Tây Nguyên a) Tiểu vùng Bắc Tây nguyên. Gồm các cao nguyên Kontum, Playku , ðắk Lắk, ñộ cao ñịa hình từ 500 - 1000m. Phía Bắc là một vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn, khối núi Kontum có ñộ cao lớn hơn 2000 mét, ñỉnh Ngọc Linh cao 2598m. ðịa phận cao nguyên ðăk Lăk chỉ cao từ 300 - 600 m, ñỉnh Chư Pha cao 922m. Khí hậu nhiệt ñới núi cao, ít phân hoá theo mùa, chế ñộ nhiệt dịu hoà. Nhưng sự phân hoá lại chỉ thể hiện trong chế ñộ mưa, ẩm. 1. Nhiệt ñộ trung bình năm 24 - 25 0 C (giảm xuống ở ñộ cao cao hơn). Tổng nhiệt ñộ năm là Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 161 8700 0 C (ở ñộ cao 500m), 7700 0 C (ở ñộ cao 1000m). Ở vùng thấp có 3 tháng nhiệt ñộ trung bình dưới 22 o C và 3 - 4 tháng nhiệt ñộ trên 25 o C (ñó là các tháng III, IV, V, VI). Tháng IV có nhiệt ñộ trung bình là 27 o C, nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối 39 - 40 o C. Có 3 tháng nhiệt ñộ trung bình dưới 22 o C ( các tháng XII, I, II), tháng lạnh nhất là tháng XII (21 o C). Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 9 - 10 0 C. Biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñạt từ 9 - 11 o C, biên ñộ lớn nhất khoảng 12 - 15 o C, tập trung vào tháng I, II, III. 2. Bắc Tây Nguyên là vùng mưa khá nhiều và lượng mưa thay ñổi tuỳ từng vùng. Khu vực mưa nhiều như Pleyku, Yaput ( 2500 - 3000mm). Khu vực ít mưa như Buôn Ma Thuột, Kontum (1700 - 1800mm). Lượng mưa trung bình cả vùng khoảng 1800 - 2000mm, số ngày mưa từ 130 - 150 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng V ñến tháng X. Thàng mưa nhiều nhất là tháng VII, trung bình ñạt 300 - 400 mm/tháng. Mưa thường tập trung vào 4 tháng (VI, VII, VIII, IX). 3. Thời kì ít mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng XI ñến tháng IV. Mưa ít nhất là tháng giêng, lượng mưa chỉ 1 - 2mm. ðộ ẩm không khí trung bình năm 80 - 85%. Thời kì ẩm nhất là các tháng mùa mưa, ñộ ẩm trên 80%. Thời kì khô hạn vào các tháng mùa khô (từ tháng XI - IV), ñộ ẩm không khí dưới 75%, tháng III ñộ ẩm xuống dưới 70%. 4. Số giờ nắng lên tới 2000 - 2200 giờ/năm. Gió tương ñối thoáng, mùa ñông có hướng thịnh hành là ðông - Bắc, mùa hè có hướng thịnh hành là Tây, Tây - Bắc. Giông ở Bắc Tây nguyên không nhiều lắm, toàn năm có khoảng 50 - 90 ngày giông, tập trung vào ñầu và cuối mùa hè. Sương mù thường dầy và chậm tan vào mùa lạnh. a) Tiểu vùng Nam Tây Nguyên. Bao gồm toàn bộ vùng núi và cao nguyên Lang - Biang, Gi - Ring - Mơ - Nông, ñộ cao ñịa hình là 800 - 1500m. ðỉnh núi cao nhất là Chư - Yang - Shin - 2405m. Về khí hậu, khác biệt so với bắc Tây Nguyên chủ yếu ở một số ñiểm sau ñây : • Nền nhiệt ñộ thấp hơn từ 2 - 4 o C do ñịa hình cao hơn. • Lượng mưa ít hơn, trung bình chỉ từ 1600 - 2000mm. • Biến trình năm của các yếu tố khí hậu mang dáng dấp của dạng xích ñạo với 2 cực ñại và 2 cực tiểu, gần giống với khí hậu Nam Bộ. • Nhiệt ñộ các tháng dao ñộng rất ít, chỉ khoảng 3 - 4 0 C. Nhiệt ñộ trung bình năm 20 - 21 o C ở vùng thấp (800 - 1000m ). Tổng nhiệt ñộ 7500 - 7700 o C. Chỉ có khoảng 3 tháng nhiệt ñộ xuống dưới 20 o C ( XII, I, II). Tháng lạnh nhất là tháng XII, nhiệt ñộ từ 18 - 19 o C. Tháng nóng nhất là các tháng từ tháng IV ñến tháng VIII, nhiệt ñộ ñạt ñược từ 21 - 22 o C. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối 4 - 5 o C, tối cao tuyệt ñối không quá 33 o C. Biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñêm khá lớn, từ 10 - 11 o C ( lớn nhất là trong mùa khô). Lượng mưa phân bố không ñều, phía Tây cao nguyên Gi - Ring , Mơ - Nông và Bắc Lang - Biang lượng mưa ñạt khoảng 2400 - 2800mm. Phần ñông Gi - Rinh , Mơ - Nông và Nam Lang - Biang lượng mưa chỉ ñạt khoảng 1600 - 2000mm. Số ngày mưa tương ñối nhiều, trung bình từ 150 - 160 ngày trong toàn mùa. ðấy là vùng có số ngày mưa lớn nhất ở nước ta. • Mùa mưa kéo dài từ tháng IV ñến tháng XI, kết thúc muộn hơn ở Bắc Tây Nguyên. Lượng mưa phân bố khá ñồng ñều, có 2 cực ñại nhỏ vào tháng V và tháng X. Thời kì ít mưa tương ñối ngắn, chỉ 4 hay 5 tháng, từ tháng XII ñến tháng IV. Hiện tượng khô hạn ít trầm trọng hơn vùng Bắc Tây Nguyên. ðộ ẩm không khí trung bình là 83 - 84%. Bốn tháng mùa khô kéo dài từ tháng I ñến tháng IV ñộ ẩm dưới 80%. Tuy vậy, một số nơi có ñộ ẩm tối thấp tuyệt ñối xuống khá thấp, chỉ 10 - 15% (ðà Lạt - 3%) • Số giờ nắng ít hơn vùng Bắc Tây Nguyên, trung bình khoảng 1700 - 2000 giờ/năm. Giông hàng năm có 50 - 70 ngày, chủ yếu xảy ra trong mùa mưa. Cũng có nhiều sương mù chậm tan vào mùa lạnh như vùng ở Bắc Tây Nguyên. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 162 3.7. Vùng khí hậu Nam Bộ Bao gồm toàn bộ ñồng bằng Nam Bộ và một phần cực Nam Trung Bộ. ðộ cao ñịa hình từ 0 - 200m. Ở Châu ðốc, Hà Tiên lẻ tẻ có một số dãy núi thấp như Núi Con Voi. Khí hậu Nam Bộ mang ñầy ñủ những nét ñiển hình của nền khí hậu nhiệt ñới, gió mùa, gần giống ñặc ñiểm của khí hậu xích ñạo. Khí hậu rất ổn ñịnh trong cả chế ñộ nhiệt và chế ñộ mưa ẩm. • Nền nhiệt ñộ cao và hầu như không phân hoá theo mùa, nhiệt ñộ trung bình năm là 26 - 27 o C. Không có tháng nào nhiệt ñộ xuống dưới 25 o C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không ñáng kể, chỉ khoảng 3 - 3,5 o C. Biến trình năm của nhiệt ñộ có 2 cực ñại vào tháng IV, tháng VIII và 2 cực tiểu vào tháng XII, tháng VII. Tổng nhiệt ñộ ñạt ñược 9500 - 10000 o C. Tháng có nhiệt ñộ thấp nhất là tháng I, trung bình 25 - 26 o C, riêng miền ðông 19 - 20 o C. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối 14 - 15 0 C ( miền ðông 12 0 C ). Thời kì có nhiệt ñộ cao là các tháng III, IV, VIII, trung bình là 27,5 - 28,5 o C, tháng IV là tháng nóng nhất nhiệt ñộ trên 28 o C. Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối 38 - 39 o C, miền ðông 40 o C. Nhìn chung chế ñộ nhiệt ở Nam Bộ tương ñối dịu hơn so với miền Trung. Biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñêm khá cao, khoảng 9 - 10 o C, biên ñộ lớn nhất xảy ra vào các tháng mùa khô. • ðộ ẩm không khí ở Nam Bộ trung bình ñạt 82%, thấp nhất là 20 - 25%. Số giờ nắng khá nhiều, trên 2000giờ/năm. Mùa khô có số giờ nắng trên 200 giờ/tháng. Gió mùa ðông thịnh hành hướng ðông, ðông - Bắc, mùa hè thịnh hành hướng Tây và Tây - Nam. Nam Bộ là vùng có nhiều giông ở nước ta, mỗi năm trung bình có từ 100 - 140 ngày giông, tháng nhiều giông nhất là tháng VI có trên 20 ngày giông. Bão rất ít gặp. Theo thống kê, trong vòng 55 năm chỉ có 7 cơn bão ñổ bộ trực tiếp vào Nam Bộ. Bão thường xảy ra muộn và có cường ñộ yếu. Tuy nhiên có những trận bão rất lớn như con bão số 5 năm 1997 gây ra nhiều thiệt hại về người và của. • Sự phân hoá theo mùa về mưa ẩm rất sâu sắc, phụ thuộc vào mùa gió. Riêng lượng mưa phân hoá theo khu vực cũng khác nhau, có thể chia các tiểu vùng sau: a) Tiểu vùng Nam Bình Thuận: Khí hậu gần giống phần cực Nam Trung Bộ, lượng mưa khá hơn, trung bình 1000 - 1300mm, số ngày mưa là 70 - 90 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng V - tháng X. Tháng VII có lượng mưa lớn nhất cũng chỉ ñạt khoảng 200 - 250mm. b) Tiểu vùng ðông Nam Bộ: Gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Mưa tương ñối nhiều, lượng mưa trung bình 1800 - 2000mm, số ngày mưa là 120 - 140 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng V ñến tháng XI, khoảng 7 tháng. Lượng mưa tập trung 70 - 90% trong mùa mưa và phân bố khá ñồng ñều, trung bình ñạt 200 - 350 mm/tháng. Tháng mưa lớn nhất là tháng IX ( 320 - 350mm), cực ñại phụ là tháng IV. mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng từ tháng XII ñến tháng IV, các tháng giữa mùa chỉ có 1 - 2 ngày mưa nhỏ dưới 10 mm/ngày. c) Tiểu vùng Trung Nam Bộ: Gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, ðồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ. Lượng mưa tương ñối nhỏ và phân bố khá ñồng ñều, trung bình 1400 - 1500mm (Gò Công dưới 1200mm). Số ngày mưa ít, 100 - 110 ngày, mùa mưa từ tháng V - XI. Mưa nhiều nhất là tháng X, lượng mưa trên 250 mm/tháng, mưa muộn hơn miền ðông và miền Tây. [...]... 700S 0 18 N 120N 750S 680 S Ð tam Tân sinh 380 N 370N 580 S 610S 400S 110N 530S 650N 540N 240S 400S 460S 380 N 80 0S K Ð t Hi n nay 700N 370N 180 S 260S 540S 620N 80 0S 790N 520N 70N 190S 320S 410N 770S 3 BI N ð I KHÍ H U TH I ð I L CH S 3.1 Phương pháp nghiên c u khí h u th i ñ i l ch s Khí h u th i ñ i l ch s ñư c xác ñ nh kho ng t 4000 - 5000 năm TCN t i th k XIX S giao thoa gi a khí h u k ñ t và khí h u... phân tích nh ng ñ c ñi m chính c a vùng khí h u Nam b và s phân hóa khí h u trong ñó như th nào ? Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - 163 Chương IX S BI N ð I KHÍ H U Theo quan ñi m c a T ch c khí tư ng th gi i (WMO), bi n ñ i khí h u là s v n ñ ng bên trong h th ng khí h u, do nh ng thay ñ i k t c u h th ng ho c trong m i quan h tương tác gi a các thành... li u - Than - D u, xăng - Khí ñ t t nhiên -G ,c i 3 S n xu t công nghi p 4 X lý ch t th i r n 5 Ho t ñ ng khác - Cháy r ng - Ð t các s n ph m nông nghi p - Ð t rác th i b ng than - Hàn ñ t xây d ng CO 58. 1 53.5 0.2 2.4 2.0 1.7 0.7 0.1 0.0 0.9 8. 8 7.1 15.3 6.5 7.5 1.1 0.2 B i 1.2 0.5 0.3 0.0 0.4 8. 1 7.4 0.3 0.2 0.2 6 .8 1.0 8. 8 6.1 2.2 0.4 0.1 SOx 0 .8 0.2 0.1 0.0 0.5 22.2 18. 3 3.9 0.0 0.0 6.6 0.1 0.5... và khí h u th i ñ i l ch s là các th i kỳ khí h u Subboreal (3000 - 85 0 năm TCN) và th i kỳ khí h u ph Ð i tây dương (Subatlantic) D n Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - 166 ch ng v bi n ñ i khí h u trong th i ñ i l ch s là nh ng ghi chép trong các văn kiên, nh ng ghi chép hàng ngày v tình hình th i ti t, khí h u trư c kia và s li u quan tr c b ng... không có bi n ñ i khí h u trong th i ñ i l ch s Trư ng phái này cho r ng nh ng dao ñ ng c a khí h u c a vùng này hay vùng khác ch là nh ng thay ñ i bình thư ng trong các chu kỳ dao ñ ng c a khí h u B ng 9.2 Ngày tan băng trên các sông, h thu c B c Âu qua các th i kỳ H Ma-la-rơ 1753 - 182 2, ngày 26 -.IV 182 3 - 189 2, ngày 25 -.IV Sông Nê-va 1713 - 1792, ngày 9 -.IV 1793 - 186 2, ngày 8 - IV Sông Ðôn-na... phân tích nh ng ñ c ñi m chính c a vùng khí h u B c Trung B và s phân hóa khí h u trong ñó như th nào ? Hãy phân tích nh ng ñ c ñi m chính c a vùng khí h u Nam Trung B và s phân hóa khí h u trong ñó như th nào ? Hãy phân tích nh ng ñ c ñi m chính c a vùng khí h u Tây nguyên và s phân hóa khí h u trong ñó như th nào ? Hãy phân tích nh ng ñ c ñi m chính c a vùng khí h u ð ng b ng, Trung du B c B ? Hãy... ñ nh; Nh ng ngư i theo phái Bi n ñ i m ch ñ ng cho r ng, trong th i ñ i l ch s khí h u có bi n ñ i d ng sóng luân chuy n, t khí h u m, l nh bi n thành khí h u khô, m, ho c t khí h u khô, m bi n thành khí h u m, l nh b) Các lo i chu kỳ c a bi n ñ i khí h u th i ñ i L ch s Theo k t qu nghiên c u c a các nhà khoa h c th y r ng, khí h u trái ñ t trong th i ñ i l ch s ñã bi n ñ i theo nh ng chu kỳ rõ r... t trái ñ t và nh ng th i kỳ ho t ñ ng mãnh li t gây ra khí h u khô, nóng trên b m t trái ñ t B ng 9.1 S thay ñ i vĩ ñ Ð a ñi m K ñá vôi Spi-sư-p ch I-kút-skơ Cô-lôm-bô Ma-ña-gát-sca Bô-sư Niu York Núi Ai-ri-pút 240N 220N 82 0S 80 0S 780 S 0 0 60 S K Nh tuy n 320N 120N 690S 650S 720S 180 N 640S K Tam tuy n 420N 280 N 680 S 600S 670S 200N 80 0S m t s nơi trong các th i ñ i ñ a ch t Th i ñ i K K Chu B ch la Á... ñ i c a khí h u r t l n, trong ñó l n nh t là các bi n ñ i trong th i kỳ băng hà Khí h u Th i ñ i l ch s bi n ñ i ít hơn, có 2 trư ng phái quan ni m khác nhau v bi n ñ i khí h u th i ñ i l ch s là trư ng phái “b t bi n” và trư ng phái “bi n ñ i” Trong th i ñ i hi n nay, khí h u ñang có nhi u bi n ñ i b t l i ñ i v i s s ng do ho t ñ ng c a con ngư i gây ra n n ô nhi m môi trư ng 2 BI N ð I KHÍ H U... dương: m, m, 5000 - 3000 năm TCN III Th i kỳ khí h u Subboreal: khô h n, m áp, 3000 - 85 0 năm TCN Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - 165 IV Th i kỳ ph Ð i tây dương (Subatlantic): m ư t, hơi l nh, 85 0 năm TCN 2.3 Nguyên nhân bi n ñ i khí h u các th i ñ i ñ a ch t Có 3 gi thuy t chính v quá trình bi n ñ i khí h u các th i ñ i ñ a ch t, m i gi thuy t . 86 82 82 81 85 84 82 81 81 Hà Nội 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81 Ðiện Biên 83 80 78 80 81 85 86 87 86 85 84 84 Sơn La 79 76 73 75 78 84 85 87 85 83 81 80 Hoà Bình 84 85 85 84 82 83 84 . 78 81 84 83 81 82 84 85 84 80 78 78 Móng Cái 79 83 87 87 85 86 86 86 82 78 76 76 Hà Giang 85 84 83 82 81 84 85 86 84 83 84 85 T Nguyên 80 82 85 86 82 83 83 86 83 81 79 78 Việt Trì 84 85 86 . 86 86 82 84 83 Thanh Hoá 86 88 90 88 84 82 81 85 86 84 83 83 Vinh 89 91 91 88 82 76 74 80 87 86 89 89 Ðồng Hới 88 89 90 87 80 73 71 75 84 86 87 86 Huế 88 89 86 82 77 89 73 74 82 86 88 88

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN