1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình ngăn ngừa ô nhiễm và công nghệ sạch potx

65 845 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ CÔNG NGHỆ SẠCH (Cleaner Production) CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Ý TƯỞNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1 Quá trình đô thị hoá: Năm 1990 Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng tới 694 đô thị các loại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 20 thành phố trực thuộc tỉnh, 62 thị xã và 563 thị trấn. Dân số đô thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm 1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25%, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị gấp áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện). Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây đựng, công nghiệp khai thác khoáng sản. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Ðồng Nai) là những đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nhất, gấp 2 đến 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép; thứ hai là Hà Nội, Hải Phòng gấp 1,5 đến 2,5 lần. Tại ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ (TP Hồ Chí Minh), nồng độ bụi lên đến xấp xỉ 1,2mg/m3. Mức độ ô nhiễm ô-xít các-bon (CO) trong không khí ở các đô thị đang có xu hướng tăng, đặc biệt ở các nút giao thông lớn, nồng độ CO thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép (5mg/m3). Cụ thể, tại khu vực Nhà máy VICASA (Ðồng Nai), nồng độ khí CO lên tới trên 9mg/m3; cổng Trường đại học Bách khoa Ðà Nẵng, nồng độ khí CO là 8mg/m3. 1.2 Tình trạng sử dụng năng lượng Thế giới tiêu thụ khoảng 5261 triệu tấn than đá/năm, 75% trong số đó được đốt trong các nhà máy nhiệt điện. Trung Quốc, Ấn Độ dùng khoảng 1700 triệu tấn/năm, dự đóan sẽ đạt mức 2700 triệu tấn vào năm 2025. Nước Mỹ sử dụng khoảng 997 triệu tấn/năm, dùng 90% để sản xuất điện. Than đá là loại nhiên liệu có lượng tiêu thụ tăng nhanh nhất, trong 3 năm tính từ tháng 12/2002 – 12/2004, lượng than đá tiêu thụ đã tăng 25% (số liêu thống kê của BP, 06/2005). Dầu mỏ được tiêu thụ phần lớn trong giao thông vận tải. Khoảng 66.6% lượng đầu mỏ dùng để chạy các phương tiện vận chuyển ở Mỹ 55% là lượng đầu mỏ mà thế giới sử dụng cho giao thông. 1.3 Tiến trình giảm thiểu ô nhiễm Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn: - Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy 2 thoái môi trường thay đổi theo thời gian: Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp (1). Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution) Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẽ. (2). Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse) Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận. Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải. VD: một nhà máy sản xuất bia 1 ngày thải ra 50 m 3 nước thải. COD của nước thải là 1000mg/l. Để đáp ứng tiêu chuẩn cho phép ở Việt Nam đối với COD của nước thải công nghiệp loại B (nhỏ hoặc bằng 100 mg/l), nhà máy pha loãng 1 m 3 nước thải với 9 m 3 nước. Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác cho mọi chất thải: các kim loại nặng, PCB (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến thế, tụ điện ) đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối. (3). Xử lý cuối đường ống (EOP = end-of-pipe treatment) Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như: - Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý; - Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp; - Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp; - Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý. (4). Phòng ngừa phát sinh chất thải (Waste prevention) Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu 1 cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như "phòng ngừa ô nhiễm" (pollution prevention), "giảm thiểu chất thải" (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ "sản xuất sạch hơn" (cleaner production) (SXSH) được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn ưa thích vài nơi. 3 Quá trình sản xuất (Process) Quá trình sản xuất (Process) Nguyên liệu (Raw materials) Nước Năng lượng (Energy) Sản phẩm (Products) Khí thải (Emisions) Nước thải (Wastewater) Chất thải rắn (Solidwaste) Hình 1.2. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là 1 quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm. 2. ĐỊNH NGHĨA SẢN XUẤT SẠCH HƠN UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là : Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. 3. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN 3.1. Công nghệ sạch (Clean technology) Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong các đây chuyền sản xuất nhằm tái tận dụng phụ phẩm để tránh thất thoát (OCED, 1987). 3.2. Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT) Là công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiên thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ (UNIĐO, 1992). BAT giúp đánh giá tiềm năng SXSH. 4 Pha loãng và phát tán (Dillute and Disperse) Xử lý cuối đường ống (End of pipe treatment) Sản xuất sạch hơn (Cleaner production) 3.3. Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency) Hiệu quả sinh thái (HQST) chính là sự phân phối hàng hoá và dịch vụ có giá cả rẻ hơn trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi trường trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ. Hai khái niệm SXSH và HQST được xem như là đồng nghĩa. Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ giữa hai thuật ngữ: HQST bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà những hiệu quả này có tác động tích cực đến MT. Trong khi đó, SXSH khởi đầu từ ý tưởng hiệu quả sinh thái mà những hiệu quả này có tác động tích cực đến kinh tế. 3.4. Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention) Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNÔN) thường được sử dụng thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý. Thuật ngữ PNÔN được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới. 3.5. Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation) Khái niệm về giảm thiểu chất thải (GTCT) được đưa ra vào năm 1988 bởi Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (US. EPA). Hai thuật ngữ GTCT và PNÔN thường được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, GTCT tập trung vào việc tái chế rác thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác bằng việc áp dụng nguyên tắc 3P (Polluter Pay Principle) và 3R (Reduction, Reuse, Recycle). 3.6. Năng suất xanh (Green productivity) Năng suất xanh (NSX) là thuật ngữ được sử dụng vào năm 1994 bởi Cơ quan năng suất Châu Á (APO) để nói đến thách thức trong việc đạt được sản xuất bền vững. Giống như SXSH, năng suất xanh là 1 chiến lược vừa nâng cao năng suất vừa thân thiện với môi trường cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 3.7. Kiểm soát ô nhiễm (Pollution control) Sự khác nhau cơ bản của kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) và SXSH là vấn đề thời gian. KSÔN là 1 cách tiếp cận từ phía sau (chữa bệnh), giống như xử lý cuối đường ống, trong khi SXSH là cách tiếp cận từ phía trước, mang tích chất dự đoán và phòng ngừa. 3.8. Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology) Việc quảng bá và nâng cao nhận thức về SXSH đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên các nỗ lực về SXSH thường chỉ tập trung vào các quá trình sản xuất đơn lẻ, các sản phẩm cụ thể hoặc các vật liệu độc hại mang tính cách cá nhân hơn là một bức tranh toàn cảnh về các tác động môi trường đo một hệ thống sản xuất công nghiệp gây ra. Do vậy, song song với sự phát triển của SXSH, các nhà khoa học, các kỹ sư và các nhà quản lý công nghiệp đã nhận ra rằng cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp mang tính chất tuần hoàn dẫn đến việc tất cả các đầu ra của quá trình sản xuất này trở thành các đầu vào của các quá trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lượng chất thải. 4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Đất nước ta bước sang thế kỉ 21, vấn đề đặt ra là làm sao vẫn đạt được phát triển bền vững, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của xã hội, mà vẫn giữ gìn được môi trường và tài nguyên. Đây là thách thức thật sự của đất nước nói chung và của cộng đồng nói riêng. 5 Khái niệm bền vững ngày càng được chấp nhận trên thế giới và ở Việt Nam, cho dù cho đến nay trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa nào về phát triển bền vững được chấp nhận rộng rãi và chưa có tiêu chí nào cụ thể để chỉ thị tính bền vững. Lịch sử đã chứng minh quá trình phát triển của thế giới công nghiệp hoá tập trung vào sản lượng. Do vậy, không có gì lạ khi các nước phát triển trong những năm của hai thập niên 50 -60 lại chỉ theo đuổi mô hình tuyệt đối “Sản lượng và Tăng trưởng”- chủ yếu đựa vào khái niệm hiệu quả kinh tế. Cải thiện phân phối thu nhập là đòi hỏi của thế giới đang phát triển và kết quả là mô hình phát triển chuyển địch theo hướng tăng trưởng có bình đẳng (giảm nghèo) trong thập kỉ 70 và được thừa nhận có hiệu quả quan trọng như hiệu quả kinh tế. Đầu năm 80, thế giới khẳng định suy thoái môi trường là vật cản chủ yếu của quá trình phát triển. Bảo vệ môi trường cho đến nay trở thành mục tiêu chính thứ 3 trong tam giác Kinh tế, xã hội, môi trường. Để thoát khỏi tình trạng bế tắc này, các nhà sản xuất cần phải xem xét nghiêm túc đến cách tiếp cận 3 mục tiêu (Kinh tế - Môi trường – Xã hội), nghĩa là cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và có các biệp pháp cắt giảm các chi phí môi trường, như áp dụng biện pháp giảm thiểu chất thải, hay giảm lãng phí, phát sinh từ các công đoạn: khai thác (nguyên liệu)- vận chuyển (không rơi vãi) – tồn trữ, cho đến phòng ngừa ô nhiễm (ở từng công đoạn sản xuất) – thu gom và tái chế/ tuần hoàn nước, phế liệu, hoá chất. Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường. Sự phân tích của tác giả theo 3 vấn đề tác động đến môi trường để chúng ta lựa chọn, xem xét cả trên bình điện quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau. Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại, Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương MÔI TRƯỜNG Bảo vệ Cải thiện KINH TẾ Tăng trưởng Hiệu quả XÃ HỘI Tự do, dân chủ Con người Tham gia công chúng Lượng giá Cứu trợ Bình đẳng nội bộ 6 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH 1. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1 Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên. 1.2 Kiểm soát quá trình tốt hơn: Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn. 1.3 Thay đổi nguyên liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau. 1.4 Cải tiến thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ. 1.5 Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. 1.6 Tuần hoàn: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. 1.6.1 Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác. 1.6.2 Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm. 1.7 Thay đổi sản phẩm: Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng 7 1.8 Các thay đổi về bao bì: Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ. 2 ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN LÀ GÌ? Đánh giá sản xuất sạch hơn là một công cụ có hệ thống để trả lời các câu hỏi sau: Ở ĐÂU sinh ra các chất thải và phát thải; TẠI SAO các chất thải và phát thải được phát sinh; và LÀM THẾ NÀO để giảm thiểu các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp. 2.1 Cam kết của lãnh đạo Một chương trình sản xuất sạch hơn thành công là chương trình có sự cam kết mạnh mẽ từ phía lãnh đạo. Chương trình này yêu cầu sự tham gia và giám sát trực tiếp cũng như thái độ nghiêm túc đưoc phản ánh qua hành động, chứ không chỉ trong lời nói. Sự tham gia của công nhân Cán bộ giám sát và vận hành cần phải tham gia một cách tích cực ngay từ thời điểm ban đầu của chương trình sản xuất sạch hơn. Công nhân là những người đóng góp đáng kể trong việc xác định và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn. Tiếp cận có hệ thống Để sản xuất sạch hơn trở nên có hiệu quả và bền vững, cần phải xây đựng và đưa vào áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với một số phần cơ bản có thể sẽ là hấp dẫn vì sẽ đem lại ngay các lợi ích. Dù sao, mối quan tâm này cũng sẽ nhanh chóng nguội đi nếu như không có các lợi ích bền vững lâu đài. Chính vì vậy, cần phải có thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp cận được thực hiện là có hệ thống và có tổ chức. 2.2. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn Đánh giá sản xuất sạch hơn được chia thành sáu bước đặc trưng sau: Sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục. Khi đánh giá sản xuất sạch hơn kết thúc, đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với phạm vi được chọn khác. 8 2.2.1. Giai đoạn 1 - Khởi động Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán SXSH. Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay nhóm kiểm toán giảm thiểu chất thải) Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm đại điện của: - Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (Ban Giám đốc công ty, nhà máy), - Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng), - Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kỹ thuật, - Các chuyên gia SXSH (tùy yêu cầu, có thể mời các chuyên gia SXSH bên ngoài). - Quy mô và thành phần của nhóm công tác phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. - Cần phải có một nhóm trưởng để điều phối toàn bộ chương trình kiểm toán và các hoạt động cần thiết khác. - Mỗi thành viên trong nhóm công tác sẽ được chỉ định một nhiệm vụ cụ thể, nhưng tổ chức của nhóm càng linh hoạt càng tốt để việc trao đổi thông tin được dễ dàng. - Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định huớng lâu đài cho chương trình SXSH. Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xây đựng được sự đồng lòng. Các mục tiêu phải phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, có tính hiện thực. Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất - Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm sản xuất, vận chuyển, bảo quản, - Chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ các quá trình làm sạch, - Thu thập số liệu để xác định định mức (công suất, tiêu thụ nguyên liệu, nước, NLượng, ) Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí Ở nhiệm vụ này, nhóm công tác không cần đi vào chi tiết mà phải đánh giá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải, mức độ tác động đến môi trường, các cơ hội SXSH đự kiến, các lợi ích đự đoán, Những đánh giá như vậy là hữu ích để đặt trọng tâm vào một hay một số công đoạn sản xuất (trọng tâm kiểm toán) sẽ phân tích chi tiết hơn. Ở bước này, việc tính toán các định mức là rất cần thiết như: - Tiêu thụ nguyên liệu: …… tấn nguyên liệu/tấn sản phẩm - Tiêu thụ năng lượng: …… kWh/tấn sản phẩm - Tiêu thụ nước: …… m 3 nước/tấn sản phẩm - Lượng nước thải: …… m 3 nước thải/tấn sản phẩm - Lượng phát thải khí: …… kg/tấn sản phẩm, Các định mức thu được khi so sánh sơ bộ với các công ty khác và với công nghệ tốt nhất hiện có sẽ cho phép ước tính tiềm năng SXSH của đơn vị kiểm toán. Các tiêu chí xác định trọng tâm kiểm toán: - Gây ô nhiễm nặng (định mức nước thải/phát thải cao), - Tổn thất nguyên liệu cao, tổn thất hóa chất, có sử dụng các hóa chất độc hại, - Định mức tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng cao, 9 - Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm SXSH. 2.2.2. Giai đoạn 2 - Phân tích các công đoạn Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn (trọng tâm kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chất thải. Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn. Trong hình 2.1 mô tả một khuôn mẫu điển hình cho sơ đồ dòng của quá trình sản xuất. 10 Nguyên liệu: kg m 3 Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n Nước m 3 Năng lượng kW Các phụ gia: kg kg kg Nước thải m 3 Các thành phần: kg kg Phát thải kg Nhiệt thải kW Chất thải rắn: kg kg kg Sản phẩm: kg m 3 Khách hàng Dòng vào (Input) Dòng ra (Output) [...]... USD (1993) trong khi trình độ công nghiệp hoá lại thấp hơn thể hiện ở cơ cấu công nghiệp lại thấp hơn thể hiện ở cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp trong GDP Thái Lan có cơ cấu là 39% (công nghiệp) và 10% (nông nghiệp).Cơ cấu tương ứng của Việt Nam là 22% và 28% Cường độ năng lượng trong nông nghiệp của Việt Nam hiện nay là rất thấp, khoảng 0.078 kgOE/USD vì trình độ cơ giới hoá và tự động hoá còn hạn... nhiều năng lượng là: công nghiệp, giao thông và thương mại địch vụ, trong đó công nghiệp tiêu thụ nhiều nhất, chiếm khoảng 42% tổng tiêu thụ năng lượng năm 2004 Mức tăng tiêu thụ bình quân của công nghiệp giai đoạn vừa qua là 12,2%/năm Cường độ năng lượng của Việt Nam có xu hướng tăng đo quá trình tăng cường công nghiệp hóa, từ 350 (kgOE/1000 USD GDP) năm 1990 lên 487 năm 2000 và khoảng 545 năm 2004... tương tự, các nhà cung cấp thiết bị, các kỹ sư tư vấn, ), • Khảo sát công nghệ và thu thập thông tin về các định mức từ các cơ sở ở nước ngoài • Phân loại các cơ hội GTCT cho mỗi quá trình/ dòng thải vào các nhóm: (1) Thay thế nguyên liệu (5) Thay đổi công nghệ (2) Quản lý nội vi tốt hơn (6) Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ (3) Kiểm soát quá trình tốt hơn (7) Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích (4) Cải tiến thiết... kín, nhiệt độ: 0 - 5 0 C Quá trình lên men chậm, ủ chín bia, có thể kéo dài vài tuần tuỳ theo từng loại bia Các vấn đề môi trường Phần hèm đóng góp hàm lượng chất hữu cơ vào nước thải Huyến phù men (gồm men và bia) có BOD rất cao (120.000-140.000 mg/L) Khi thải vào nước cống sẽ gây ô nhiễm nặng và tạo mùi khó chịu khi bắt đầu phân huỷ Quá trình lên men sinh ra CO2 đóng góp vào hiệu ứng nhà kính Các cơ... ngô); hoa houblon; men và một lượng nước rất lớn Đường hóa (nấu nha) Nước thải Nước Nước Phụ gia Các công đoạn của công nghệ sản xuất bia được mô tả ở hình 3.1 Các công đoạn chính là: đường hóa, nấu sôi địch nha với hoa houblon, lên men bia, houblon Hoa lọc và đóng chai Lọc dịch đường Nước thải Bã malt Nấu sôi dịch nha với hoa Nước thải Tách bã Bã hoa Làm lạnh Men giống Nước thải Lên men chính, phụ Nước... lượng khai thác sẽ dần ổn định, không tăng, nếu không có những nguồn khác bù đắp Ba ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất là công nghiệp chiếm 40%, giao thông vận tải chiếm 33% và thương mại địch vụ chiếm 14% Số ít còn lại rơi vào nông nghiệp và dân dụng Cơ cấu tiêu thụ năng lượng cũng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng điện năng và khí đốt, giảm dần tỷ trọng than đá và đầu mỏ Mức tiêu thụ năng lượng... các bề mặt ấm hay nóng (ống, bể) đều được bảo ôn tốt và phần nước ngưng được hồi lưu về nồi hơi Nồi hơi phải đuợc điều chỉnh để bảo đảm sinh hơi tối ưu và ô nhiễm không khí ít nhất Sử dụng điện Tất cả thiết bị và đèn chiếu sáng phải được tắt khi không cần đến, và các cửa ở khu vực lạnh phải được đóng kín để giảm tổn thất nhiệt Việc lắp đặt một mô tơ mới và hiệu suất cao hơn sẽ làm giảm tiêu thụ điện... các mô tơ tốt hơn, ví dụ làm giảm tốc độ các băng tải đến tối ưu 20 b Cơ hội SXSH ở các công đoạn chính (1) Nấu sôi địch nha với hoa houblon Dịch nha Hơi Điện Dịch kiềm (soda) Hoa houblon Nấu dịch nha Hơi Mùi Nước thải Dịch nha nóng Mô tả tóm tắt: Dịch nha được bơm từ thùng chứa vào buồng nấu (trực tiếp hay qua đun sơ bộ), rồi được đun sôi với hoa houblon Trong quá trình sôi, các protein sẽ keo tụ và. .. với hoa houblon Trong quá trình sôi, các protein sẽ keo tụ và lắng xuống cùng với bã hoa và các chất chát (tannin) Mục đích đun sôi là vô trùng dịch nha; tạo ra vị cho bia sau này; chiết chất đắng từ hoa houblon; tăng nồng độ dịch nha Các vấn đề môi trường: Tiêu thụ năng lượng cao và ô nhiễm không khí Đây là công đoạn tiêu thụ năng lượng nhiều nhất Nếu nồi hơi đun bằng than đá hay dầu thì sử dụng nhiều... Loại B - khi thải vào nguồn nước dùng cho các mục đích khác Loại C - nước thải có nồng độ lớn hơn cột C thì không được phép thải vào môi trường Bảng 3.2 Các định mức tiêu thụ nguyên liệu và phát sinh chất thải của sản xuất bia đóng chai Định mức nguyên liệu/Chất thải Công nghệ truyền thống Công nghệ trung bình 20-35 7-15 4 Nhiệt (MJ/100 L bia) 390 250 150 Điện (kWh/100 L bia) 20 16 8-12 Malt/ng.liệu thay . NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ CÔNG NGHỆ SẠCH (Cleaner Production) CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Ý TƯỞNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1 Quá trình ô thị hoá: Năm 1990. sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu. quá trình sản xuất công nghiệp (1). Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution) Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w