Các "chiêu" trị bé bướng của cô giáo mầm non Các bé ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên việc uốn nắn vào nề nếp không phải chuyện đơn giản. Tuy tuổi nghề mới chỉ gần 3 năm nhưng cô Thanh Hiên, hiện đang là giáo viên của Trường mầm non Châu Á Thái Bình Dương, chi nhánh Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM, thừa nhận đã từng gặp không ít học sinh bướng bỉnh. Các bé ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên việc uốn nắn vào nề nếp không phải chuyện đơn giản. Cụ thể cô Hiên từng có một học trò nữ tên là Nhã, 3 tuổi, ngụ tại quận 7. Vì cha mẹ Nhã thường xuyên đi công tác nước ngoài nên bé sống chủ yếu với người giúp việc. Người giúp việc có trình độ văn hóa thấp trong cách ăn nói đã làm ảnh hưởng đến bé. Cô Hiên rất ngỡ ngàng khi nghe bé nói cô giáo bị khùng, điên, thậm chí còn sai bảo cô như với người làm, dọa nếu cô mà la sẽ mách mẹ…đuổi việc. Đứng trước một học sinh như vậy cô Hiên hiểu rằng nếu phản ứng gay gắt sẽ…càng tiêu cực. Cô nhắc nhở bản thân phải thật bình tĩnh, xử lý theo đúng nghiệp vụ sư phạm. “Tôi nhẹ nhàng giải thích cho Nhã hiểu bé nói như vậy là không ngoan. Nếu bé hư thì các bạn sẽ không chơi với nữa và cô sẽ không tặng cho bông hoa cháu ngoan. Đến cuối tuần, bé thấy ai cũng được nhắc tên khen ngợi, tặng bông hoa mà mình không có thì cũng…chờ đợi và muốn được quà như các bạn” – Cô Hiên chia sẻ. Để khắc phục tình trạng lười ăn của bé, cô Hiên cũng có cách riêng – “Tôi chỉ cho cháu những đốt xương trên bàn tay, nói rằng nếu con không chịu ăn thì người sẽ gầy đét lại giống như bộ xương, chỉ cho bé thấy những hình ảnh các em bé bị ốm yếu, suy dinh dưỡng vì thiếu ăn. Từ đó bé sợ không ăn mình sẽ giống như vậy nên rất tự giác.” Cô Hiên nhớ như in một học trò nam, 3 tuổi khóc lóc thảm thiết trong những ngày đầu đến trường. Do xót con nên bố mẹ theo bé vào cả lớp học. Khi đó, cô Hiên cũng như các cô giáo khác trong trường, chỉ cho bé chơi đồ chơi, hướng sự chú ý của bé sang các bạn để bé thấy quen và chơi chung. Lúc sự lạ lẫm không còn nữa, bé sẽ tự nguyện tách ra khỏi cha mẹ, tham gia vào hoạt động của lớp. Cô Vũ Thị Xuân Liên, Hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh, quận 5, TP.HCM đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cư xử, dạy dỗ học trò trong nhiều năm làm nghề. Theo cô, dùng văn học để hướng trẻ đến lời hay ý đẹp, cách giao tiếp với người khác là hay và khéo léo nhất. Cụ thể, cô giáo có thể kể những câu chuyện cho trẻ nghe như chuyện thưa và cảm ơn. Từ đó, trẻ sẽ hiểu nếu lễ phép sẽ được mọi người yêu mến. Riêng với các bé hay gây hấn, giành đồ chơi, thậm chí đánh bạn, trước khi cho các bé chơi cô giáo cần có sự chuẩn bị. Cô cho bé đó làm nhóm trưởng, nhờ bé phát đồ chơi và chỉ cách chơi cho các bạn. Lúc này, bé sẽ rất hãnh diện và làm theo ngay. Khi bé làm xong, cô nhớ tán thưởng và khen để bé cảm thấy việc làm vừa rồi của mình thật đúng đắn, hữu ích, vai trò của bé thật quan trọng. Cô Liên tâm sự - “Sở dĩ chúng tôi có thể uốn nắn các bé vào nề nếp, điều mà lúc ở nhà cha mẹ khó làm được là do các cô giáo có một lợi thế. Lợi thế đó chính là tập thể cả lớp. Trẻ em luôn muốn các bạn chơi với mình, để ý đến mình. Khi làm việc tốt, ngoan, được khen trước lớp các bé rất sung sướng và bắt chước nhau để cũng được khen.” Cô Liên cho biết nhiều bậc phụ huynh hay đem cô giáo ra dọa con, nhờ cô la, đánh bé là hoàn toàn không nên. Điều đó làm cho khoảng cách cô trò mỗi ngày một xa. Khi đó, trẻ sẽ sợ đến trường và cơ hội gần gũi, uốn nắn trẻ càng khó hơn. . Các "chiêu" trị bé bướng của cô giáo mầm non Các bé ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên việc uốn nắn vào nề nếp. với các bé hay gây hấn, giành đồ chơi, thậm chí đánh bạn, trước khi cho các bé chơi cô giáo cần có sự chuẩn bị. Cô cho bé đó làm nhóm trưởng, nhờ bé phát đồ chơi và chỉ cách chơi cho các bạn Do xót con nên bố mẹ theo bé vào cả lớp học. Khi đó, cô Hiên cũng như các cô giáo khác trong trường, chỉ cho bé chơi đồ chơi, hướng sự chú ý của bé sang các bạn để bé thấy quen và chơi chung.