1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động: ý tưởng cho các bậc phụ huynh pptx

9 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 119,96 KB

Nội dung

Nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động: ý tưởng cho các bậc phụ huynh Nếu bạn đã từng trông nom 1 đứa bé hiếu động mới biết đi, hẳn bạn biết tốt nhất là bạn cần có thể lực tốt. Những đứa bé này luôn hoạt động từ lúc thức dậy cho đến khi chúng ngã lăn ra vì mệt, thường giữa lúc đang chơi hay đang nói chuyện. Rất may là trạng thái hoạt động quá mức này không kéo dài mãi, song bạn cần đề phòng để con bạn không đi quá xa theo hướng ngược lại và trở thành đống khoai tây thu nhỏ - “những đứa trẻ hư”, người ta vẫn thường gọi như vậy. Những bài thể dục đều đặn giúp bọn trẻ kiểm soát được trọng lượng cơ thể và có một hệ xương khoẻ mạnh. Điều này bảo vệ tim của chúng và còn có thể có lợi cho trí tuệ. Những đứa trẻ hiếu động sẽ khoẻ mạnh, cứng cáp hơn, học tập tốt hơn, ngủ ngon hơn và thường trở thành những người lớn khoẻ mạnh. Dù biết như vậy, nhưng theo báo cáo có gần một nửa số trẻ em từ 12-21 tuổi không thường xuyên gắn với các hoạt động thể chất. 1/4 số trẻ thừa nhận chúng không hề tham gia hoạt động thể chất nào. Và tỷ lệ trẻ em bị béo phì ngày nay tăng gấp 3 lần so với 30 năm trước đây. Vậy bạn cần làm gì để tránh cho con bạn không nằm trong con số thống kê ấy? Hãy theo 6 bước sau để nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động: Bước 1: Hãy tắt tivi “Có rất nhiều lý do khiến trẻ em ngày nay ít hoạt động hơn, nhưng thủ phạm lớn nhất chính là chiếc Tivi, tiếp đó là các trò chơi Video và máy tính,”- Bác sỹ Edward Laskowski, chuyên gia về vật lý trị liệu và hồi phục chức năng, đồng giám đốc Trung tâm y tế thể thao tại Mayo Clinic, Rochester, cho biết – “Những hoạt động này khuyến khích phong cách sống ít vận động”. Rất nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa bệnh béo phì của trẻ và thời gian xem tivi mỗi ngày. Hơn 60% trẻ béo phì gắn liền với việc xem quá nhiều tivi. Thời gian xem tivi càng nhiều thì trọng lượng cơ thể trẻ càng tăng - tỷ lệ béo phì tăng 2% đối với mỗi giờ đồng hồ xem tivi mỗi ngày. Ngược lại, trẻ em giảm xem tivi cũng sẽ giảm cân nặng. Trung bình một đứa trẻ xem tivi 24 tiếng đồng hồ mỗi tuần, việc hạn chế thời gian con bạn xem tivi, chơi trò chơi video hay sử dụng Internet sẽ làm tăng thời gian rỗi cho các hoạt động thể lực. Bước 2: Hãy tự vận động Nếu bạn muốn có một đứa con hiếu động, chính bạn hãy làm một người ưa hoạt động. Con cái của những cha mẹ mà cả hai đều tập thể dục thì khả năng thành đứa trẻ hiếu động tăng gấp 6 lần so với con cái của những người ít vận động. Hơn nữa, cha mẹ béo phì có nhiều khả năng có những đứa con béo phì. Nếu cả bố và mẹ đều béo phì thì có khả năng tới 80% đứa trẻ cũng bị béo phì, so với 50% nếu chỉ bố hoặc mẹ báo phì và 10% nếu bố mẹ đều không béo phì. Một lời khuyên cho việc khuyến khích hoạt động của bạn và con bạn là biến nó thành cố gắng chung. “Nếu bố và mẹ tập thể dục sẽ là một động cơ tốt để động viên đứa trẻ cũng tâp thể dục” – Bác sỹ Laskowski nói- “Bên cạnh việc trở thành năng động, cùng tập thể dục sẽ đem lại cho bạn và gia đình những giây phút vui vẻ”. Ông khuyến nghị các hoạt động như đi xe đạp gia đình, dạo bộ hay đánh tennis đôi. Hơn nữa, hãy tạo thói quen hoạt động hàng ngày – đi thang bộ thay vì thang máy hay đỗ xe càng xa cửa hàng càng tốt. Hãy nhớ đến gặp bác sỹ của bạn trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập, nhất là nếu bạn đã không vận động trong một thời gian dài. Điều này cũng nên làm đối với con bạn. Bác sỹ sẽ cho bạn biết bạn có khoẻ mạnh không, kiểm tra sự phát triển thể lực của con bạn và đưa ra lời khuyên về các hoạt động. Bước 3: Khuyến khích, ủng hộ giờ học thể dục ở trường Nghiên cứu đã cho thấy mốt liên quan trực tiếp giữa số thời gian tham gia giờ thể dục và mức độ ưa hoạt động của học sinh trường trung học phổ thông và cơ sở. Trong một nghiên cứu, những học sinh học giờ thể dục hàng ngày năng động gấp đôi so với những học sinh khác. Thế nhưng chỉ có 21% số học sinh được điều tra tham gia giờ thể dục hơn 1 ngày mỗi tuần. Điều này phản ánh xu thế chung toàn quốc về giảm yêu cầu đối với giờ thể dục. Nhà trường và các phụ huynh cần phối hợp để tăng số giờ thể dục và khuyến khích các hoạt động của học sinh. Nếu bạn lo lắng về việc thiếu những giờ thể dục ở nhà trường, hãy liên hệ với Hiệp hội Phụ huynh- Giáo viên- Học sinh của khu vực và ban giám hiệu nhà trường để tăng cường cơ hội học thể dục ở khu phố của bạn. Nếu đứa con đang tuổi vị thành niên của bạn mang về phiếu đăng ký tham dự các lớp ngoại khoá, hãy động viên cháu tham gia lớp thể dục. Nếu con bạn còn ở tuổi nhà trẻ, hãy khẳng định chương trình của cháu có ít nhất 20 phút thể dục mỗi ngày. Bước 4: Khuyến khích hoạt động, không chỉ là rèn luyện Rất nhiều người lớn liên hệ từ “rèn luyện” với một hình thức hành hạ thể xác. Nhiều trẻ con cũng nghĩ vậy. Bằng cách khuyến khích hoạt động thay vì bắt trẻ tập thể dục, con bạn có thể hăng hái hơn. “Điều quan trọng nhất là làm cho bọn trẻ hoạt động”, Bác sỹ Laskowski nói – “Những hoạt động vui chơi như trò đuổi bắt, trốn tìm, nhảy lò cò hay nhảy dây đều là cách rất tốt để tiêu tốn năng lượng và tăng cường thể lực”. Có một đứa con ưa hoạt động không có nghĩa là đứa bé nhất định phải đăng ký tham gia lớp thể thao hay học nhảy. Mặc dù những đứa trẻ thích thể thao cần được tạo cơ hội để trở thành say mê, nhưng nếu con bạn không quan tâm hay có khuynh hướng thì vẫn có nhiều sự lựa chọn khác. “Những đứa trẻ rất khác nhau” - Bác sỹ Laskowski nói – “Chúng ta đều có những thế mạnh, đặc điểm cơ thể học và những tính cách nào đó đảm bảo rằng ta có thể làm được việc gì đó tốt hơn người khác” Theo Bác sỹ Laskowski, điều quan trọng là tìm ra được những điều con bạn thích làm. Chẳng hạn nếu con bạn có khuynh hướng nghệ thuật, hãy thực hiện những chuyến dã ngoại để sưu tầm những lá cây, viên đá cho tác phẩm nghệ thuật của con bạn. Nếu con bạn thích leo núi, hãy hướng tới khu rừng hoặc những vách núi gần nhà. Nếu con bạn thích đọc, hãy đi bộ đến thư viện khu lân cận để mượn sách. Nếu con bạn quan tâm đến hoạt động thể thao có tổ chức, bạn sẽ muốn cân nhắc đến lịch biểu thời gian, chi phí, đặc tính của môn thể thao, mức độ trưởng thành về thể lực của con bạn, chất lượng đào tạo, và bạn muốn con bạn thu được gì từ hoạt động này. Bước 5: Bắt đầu từ khi con bạn còn nhỏ Bạn có nhớ đứa bé mới biết đi rất hiếu động của mình không? Hãy hướng dẫn để sự ham mê ấy thành yêu thích các hoạt động thể lực suốt đời. Hãy hướng hoạt động tới các trò chơi phức tạp hơn. Ví dụ, hãy để con bạn biểu diễn xem thỏ nhảy, đại bàng bay hay chó vẫy đuôi như thế nào. Tổ chức thi xem con bạn nhảy xa hay nhảy cao được bao nhiêu. Đánh dấu những khoảng cách trên sàn nhà hay trên tường để biết được con bạn có tiến bộ trong lần nhảy sau không. Bằng cách quan sát hoạt động của đứa trẻ, bạn có thể tìm ra những điều chúng thích làm và có thể kết hợp với các trò chơi. “Bằng cách kết hợp những hoạt động thể lực vào cuộc sống của con bạn khi chúng còn nhỏ, chúng ta đã xây dựng được một nền móng tốt cho những thói quen có lợi cho sức khoẻ cho những năm tiếp theo”-Bác sỹ Laskowski nói. Bước 6: Khuyến khích việc ưa hoạt động Một kế hoạch rèn luyện cơ thể tối ưu cho trẻ em và người lớn cần phải: - Vui, thú vị - Có thể thực hiện được hàng ngày - Là một phần cuộc sống hàng ngày của bạn - Kết hợp đa dạng - Bao gồm những hoạt động có thể thực hiện độc lập - Bao gồm các bài tập aerobic như chạy, đi bộ, như hình thức hoạt động chính 4-5 ngày mỗi tuần “Khi khuyến khích con bạn hoạt động, bí quyết là cần làm cho điều này thú vị và không coi là việc vặt trong nhà”-Bác sỹ Laskowski nói. Trên thực tế khi làm cho những việc vặt trở thành thú vị, khám phá các hoạt động không chỉ tăng cường bài thể dục mà còn tạo ra nhiều thói quen tốt như lau dọn nhà cửa, cào cỏ, xúc dọn tuyết. Một số gợi ý cho việc giữ mối quan tâm của bọn trẻ bao gồm: - Dùng óc sáng tạo của bạn. Cho bọn trẻ trong lứa tuổi học sinh tham gia buổi hành quân dã ngoại khám phá hay cuộc chạy đuổi bắt kỳ bí thay vì chỉ đi bộ quanh nhà. - Chơi những trò chơi ưa thích của bọn trẻ tiểu học như trò đuổi bắt, săn bắt cướp. Với trẻ lớn hơn có thể chơi các trò thợ săn hay cướp cờ. Nếu bạn không nhớ luật chơi, hãy đến thư viện khu vực và tìm kiếm sách hướng dẫn. - Hãy để đứa bé chưa đến tuổi đến trường của bạn vui thích hoạt động chừng nào có thể. Đừng chỉ chạy cùng chúng. Hãy chạy như một chú Gloria, hay bước đi như một con nhện, nhảy như thỏ và vươn mình như mèo. - Lập kế hoạch kỳ nghỉ của gia đình bạn gắn với những hoạt động thể lực- đi bộ đường dài, trượt tuyết, lặn, bơi hay cắm trại. Hãy mang theo bóng hay đĩa bay ném để chơi ở những chặng nghỉ. - Thi làm việc nhà. Ai nhổ được nhiều cỏ dại trong vườn rau nhất? Ai có thể gom được nhiều rác quanh nhà nhất? Hãy để con bạn giúp dọn tuyết trên đường và dùng số tuyết này xây một pháo đài tuyết lớn. - Đa dạng hoá các hoạt động. hãy để mỗi đứa trẻ lần lượt chọn hoạt động cho mỗi tuần. Đánh bóng bằng gậy, ném bowling và các khu chơi công cộng đều được tính đến. Điều quan trọng là bạn có hoạt động nào đó cho cả nhà. - Khám phá những cơ hội do cộng đồng mang lại. Trong thời gian dành cho gia đình của Hội thanh niên cơ đốc giáo, cha mẹ và trẻ con có thể dùng chung bể bơi hay phòng tập. Hầu hết các sân trượt băng của thành phố đều có giờ dành cho gia đình. Chạy 5km hay 10km cũng có thể trở thành cuộc đi chơi gia đình thú vị. Theo bác sĩ Laskowski, lợi ích của việc làm cho con bạn trở thành hiếu động có ảnh hưởng rất sâu rộng. “Khuyến khích đứa trẻ có những hoạt động thể lực gắn liền với cuộc sống của chúng tạo ra hiệu quả cho các thế hệ tương lai và góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng”. . Nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động: ý tưởng cho các bậc phụ huynh Nếu bạn đã từng trông nom 1 đứa bé hiếu động mới biết đi, hẳn bạn biết tốt nhất là bạn cần có thể lực tốt. Những đứa bé. cần làm gì để tránh cho con bạn không nằm trong con số thống kê ấy? Hãy theo 6 bước sau để nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động: Bước 1: Hãy tắt tivi “Có rất nhiều lý do khiến trẻ em ngày nay ít. và các phụ huynh cần phối hợp để tăng số giờ thể dục và khuyến khích các hoạt động của học sinh. Nếu bạn lo lắng về việc thiếu những giờ thể dục ở nhà trường, hãy liên hệ với Hiệp hội Phụ huynh-

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w