Loài bò sát Cá sấu Cá sấu là bất kỳ loài nào thuộc về họ Crocodylidae (đôi khi được phân loại như là phân họ Crocodylinae). Thuật ngữ này cũng được sử dụng một cách lỏng lẻo hơn để chỉ tất cả các thành viên của bộ Crocodilia (bộ Cá sấu): bao gồm cá sấu đích thực (họ Crocodylidae), cá sấu mõm ngắn ¹ (chi Alligator, họ Alligatoridae) và cá sấu caiman (các chi Caiman, Melanosuchus ², Paleosuchus ², cùng họ Alligatoridae) và cá sấu sông Hằng (họ Gavialidae). Tên cá Sấu là tên gọi bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 pinyin là "shou" có nghĩa là thú. Nó được người Tàu xưa gọi như cá thú vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú. Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước lợ ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển. Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Cá sấu nước lợ và cá sấu sông Nin là những loài nguy hiểm nhất, chúng đã giết chết hàng trăm người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Cá sấu mõm ngắn và có thể cả cá sấu caiman đen (là loài đang nguy cấp trong sách đỏ của IUCN) cũng là những loài gây nguy hiểm cho con người. Cá sấu rất nhanh nhẹn khi khoảng cách là ngắn, thậm chí là ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu sông Nin mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng. Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo nạn nhận xuống con sông để nhấn chìm tới ngạt thở. Sau đó, để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Thoạt nhiên, bạn có thể cho rằng điều này thật khó khăn vì không kiếm được điểm tựa, nhưng những con cá sấu thì không phải lo điều đó: ngay khi đánh hơi được mùi máu, năm sáu chú cá sấu cùng bơi đến tỏ ý muốn chia sẻ bữa ăn, và thường thì con mồi bị xé ra thành hàng trăm mảnh nhỏ bởi những bộ hàm to khỏe và cú xoay người mãnh liệt. Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập. Ngoại lệ nổi tiếng là chim choi choi Ai Cập (tên khoa học: Pluvianus aegyptius) là loài có quan hệ cộng sinh, trong đó chim choi choi có thức ăn là các loài ký sinh trùng sinh sống trong miệng cá sấu và cá sấu để cho chim tự do làm việc này. Áp lực của quai hàm cá sấu đạt tới 3000 pao trên một inch vuông (3000 psi, xấp xỉ 144 kPa), so sánh với chỉ 100 psi đối với một con chó to. Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ. Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều km trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác đang đố kị. Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh nhạc. Tất nhiên, chú sấu nào khỏe hơn sẽ có tiếng ca lớn hơn. Ở môi mỗi con cá sấu đều có một bộ phận cảm nhận những rung động của mặt nước, đối với con cái là để tìm được người chồng ư ý, còn đối với những chàng ca sĩ khác là để đánh giá đối thủ. Nếu cảm thấy kẻ to mồm kia mạnh hơn mình, những con cá sấu sẽ tự rời bỏ cuộc tranh đua, còn nếu không thì trận chiến thực sự giữa những hàm răng sắc nhọn sẽ nổ ra. Các loài cá sấu lớn nhất, cũng là các loài lưỡng cư lớn nhất trên Trái Đất là cá sấu nước mặn, sinh sống ở khu vực miền bắc Úc và trong suốt khu vực Đông Nam Á. Một điều gây nhầm lẫn là ở miền bắc Úc đôi khi người ta gọi cá sấu nước mặn là alligator (cá sấu alligator) trong khi nó không phải là như thế và loài cá sấu nước ngọt nhỏ hơn thì gọi là crocodile (cá sấu). Điều này có lẽ là do cá sấu nước ngọt có mõm dài nhìn rất giống cá sấu sông Nin thu nhỏ, trong khi cá sấu nước mặn có thể rất giống với cá sấu alligator Mỹ ít nguy hiểm hơn nhiều. Vì thế khi người Úc nói Alligator Rivers để chỉ cá sấu ở vùng lãnh thổ phía bắc thì trên thực tế nó là cá sấu nước mặn. Đây là giải thích cho việc những người Mỹ đôi khi cho rằng cá sấu alligator là những động vật nguy hiểm chứ không phải cá sấu. Cá sấu trong thiên nhiên được bảo vệ ở một số nơi trên thế giới, nhưng chúng cũng được chăn nuôi vì mục đích thương mại, và da của chúng được thuộc làm da cá sấu có chất lượng cao để sản xuất túi, ủng, cặp v.v, trong khi thịt cá sấu được coi là đặc sản đối với những người sành ăn. Các loài có giá trị thương mại chủ yếu là cá sấu nước mặn và cá sấu sông Nin, trong khi con lai của cá sấu nước mặn và cá sấu Xiêm cũng được chăn nuôi trong các trang trại ở châu Á. Việc chăn nuôi đã làm tăng số lượng cá sấu nước mặn ở Úc, do trứng thông thường được thu hoạch từ tự nhiên, vì thế những chủ sở hữu đất đai có động cơ thúc đẩy để bảo tồn môi trường sống của cá sấu. Cá sấu có lẽ có quan hệ họ hàng gần với chim và khủng long hơn là với tất cả các động vật khác đã được phân loại như là lưỡng cư (mặc dù tất cả các động vậtlưỡng cư này được cho là có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn) và có các đặc điểm bất thường đối với các loài lưỡng cư, chẳng hạn như tim có 4 ngăn. Miêu tả Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài lưỡng cư. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não. Đặc điểm này làm nó được đánh giá là tiến hóa hơn những loài lưỡng cư khác. Cá sấu ăn thịt và là tay đi săn cừ khôi. Thân thể chúng thuôn dài giúp bơi nhanh hơn. Khi bơi chúng ép sát chân vào người để giảm sức cản của nước. Chân cá sấu có màng, không phải dùng quạt nước mà để sử dụng cho những cử động nhanh đột ngột hoặc lúc bắt đầu bơi. Chân có màng giúp cá sấu có lợi thế ở những chỗ nước nông, nơi mà các con vật trên cạn thường qua lại. Tuổi Không có 1 phương pháp chính xác nào đo đạc được tuổi thọ của cá sấu, mặc dù có 1 vài kỹ thuật đưa ra được những phỏng đoán khá chính xác. Phương pháp chung là đo những vòng tuổi trong xương và răng chúng, mỗi vòng biểu hiện cho 1 sự tăng trưởng mới thường xuất hiện mỗi năm một lần vào mùa mưa, khí hậu ẩm. Loài [cá sấu porosus] trung bình sống khoảng 71 năm, nhưng có những cá nhân vượt qua con số 100. Một trong những con cá sấu sống thọ nhất được ghi lại là con cá sấu sống ở vườn thú Nga, 115 tuổi. Tuy nhiên tài liệu ghi chép không nói rõ nó thuộc giống cá sấu nào. Một con cá sấu nước ngọt giống đực sống ở vườn thú Austraylia đã 130 tuổi. Nó được Bob và Steve Irwin cứu sống sau khi đã bị bắn 2 lần. Kích thước Kích thước của cá sấu thay đổi đáng kể, giữa loài cá sấu lùn và loài cá sấu nước mặn khổng lồ. Một số loài cá sấu có thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Tuy nhiên, lúc mới sinh ra cá sấu chỉ khoảng 20 cm. Loài cá sấu lớn nhất là cá sấu nước mặn sống ở Bắc Úc và Đông Nam Á. Theo một số nhà khoa học, không một con cá sấu nào có thể vượt qua kích thước 8,64 m. Ở Việt Nam co loài cá sấu nước lợ có thể nặng tới 2800kg kơ thể chúng có thể dài tới 8 đến 12 mét [cần dẫn nguồn] . Hiện nay chúng đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và số lượng cá thể còn lại rất ít chỉ khoảng 1 đến 3 con. Ngày 15 tháng 2 năm 2008 1 người đi lấy mật ong tại U Minh Thượng đã bắt được 1 con và nộp cho kiểm lâm và đang được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và theo đánh giá sơ bộ thì con cá sấu nay có tuổi thọ vào khoảng 189 tuổi và nó thuộc họ MU. Khủng long Khủng long là một siêu bộ bò sát khổng lồ, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 230 triệu năm trước, trong kỷ Tam Điệp. Chúng ta có thể thấy xương và hóa thạch của chúng trong các viện bảo tàng. Chúng thống lĩnh các hệ sinh thái mặt đất trong khoảng 160 triệu năm và vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 65 triệu năm trước) chúng đã hứng chịu một cuộc tuyệt chủng lớn. [1] Nguồn gốc Vào kỷ Tam Điệp [3] , các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài động vật bò sát phát triển. Các loài bò sát dạng động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này. Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ Ornithosuchidae là Euparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, Pterosauria và Plesiosauria - đã có thể chạy trên hai chi sau khiến nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long. Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 228 triệu năm trước, cuối kỷ Tam Điệp. Nó được đặt tên chi là Eoraptor (kẻ cướp bình minh ở thung lũng Mặt Trăng). Eoraptor được thừa nhận là khủng long cổ xưa nhất và là tổ tiên của mọi loài khủng long. [4] Phân loại Khủng long là một siêu bộ với danh pháp khoa học Dinosauria, theo quan điểm của phân loại học truyền thống thuộc lớp bò sát (Reptilia) hay theo quan điểm của phát sinh loài là lớp Mặt thằn lằn (Sauropsida), một lớp bao gồm cá sấu, khủng long, thằn lằn, rắn, rùa và là tổ tiên của lớp chim. Chúng có chân nằm dưới thân, khác với các loài bò sát có chân nằm ở hai bên thân. Nhờ vậy, thân của chúng được nâng cao khỏi mặt đất, giúp chúng có khả năng đứng thẳng và chuyển động hiệu quả. Tất cả khủng long đều sống trên mặt đất. Các loài bò sát bay được thuộc bộ Pterosauria và sống dưới nước thuộc bộ Plesiosauria không phải là khủng long. Khủng long được phân loại dựa vào kiểu hông của chúng. Đó là các bộ khủng long hông chim (Ornithischia) và khủng long hông thằn lằn (Saurischia). Khủng long hông thằn lằn gồm 2 phân bộ: khủng long chân thú (Theropoda) và khủng long dạng chân thằn lằn (Sauropodomorpha). o Phân bộ khủng long chân thú bao gồm phần lớn các loài khủng long ăn thịt. Chúng có thể có lông vũ và những loài chân thú nhỏ còn là tổ tiên của loài chim. o Phân bộ khủng long dạng chân thằn lằn gồm các loài ăn thực vật phát triển mạnh ở kỷ Jura, thân hình đồ sộ và có cổ dài. Khủng long hông chim bao gồm phân bộ giáp long (Thyreophora) và phân bộ khủng long sừng (Cerapoda). o Phân bộ khủng long sừng ăn thực vật sống ở kỷ Phấn trắng, đi bằng 4 chân, có vành xương ở cổ, có sừng. Trong phân bộ này chứa cận bộ khủng long hông chim (Ornithopoda), bao gồm những loài khủng long ăn thực vật sinh sống trong kỷ Phấn trắng, đi được bằng 4 chân lẫn 2 chân sau. Một số loài có mào, có mỏ vịt hoặc hộp sọ cứng chắc, xương xẩu. o Phân bộ giáp long sống ở kỷ Jura, có bộ giáp nặng nề tạo bởi các tấm xương và gai hoặc có các hai hàng xương dựng đứng trên lưng, đuôi có chùy hoặc gai. Nóng và lạnh Một câu hỏi lớn được đặt ra: khủng long là loài có máu nóng hay máu lạnh? Thông thường, loài bò sát là loài động vật biến nhiệt, tức là thân nhiệt của chúng biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Các loài này thường mất nhiều thời gian để sưởi ấm hay làm nguội cơ thể. Điều đó không phù hợp với lối sống của khủng long: những loài khủng long to lớn như những con Sauropoda ăn chay sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để thỏa mãn nhu cầu ăn uống nhằm bồi đắp tấm thân khổng lồ, chúng cần duy trì một nhiệt lượng nhất định để các enzim trong hệ tiêu hóa hoạt động liên tục cho công việc xử lí số thức ăn thực vật trong cái dạ dày đồ sộ của chúng - một loại thức ăn vốn là thứ khó tiêu hóa và đem lại ít dưỡng chất hơn thức ăn từ động vật. Bởi vậy chúng phải là một loài động vật đẳng nhiệt, và có vẻ như chính tấm thân bồ tượng vốn giữ nhiệt rất tốt của nó cũng hưởng ứng điều đó. Trong khi đó, những con Theropoda nhỏ hơn thì lại rất năng động và nhanh nhẹn, chúng liên tục kiếm mồi trên hai chân sau nên cần duy trì cho các cơ bắp một sức mạnh không phải đến từ bên ngoài. Có lẽ tất cả, hoặc phần lớn, khủng long là loài đẳng nhiệt như chim và thú, đó là những loài động vật có thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc môi trường. Nhờ vậy, chúng không mất thời gian để làm thân nhiệt cân bằng với nhiệt độ môi trường và khiến chúng trở nên ưu việt, chỉ có một vấn đề duy nhất là chúng cần ăn liên tục để duy trì thân nhiệt. Khả năng của khủng long Trí tuệ Một số loài khủng long như chi Stegosaurus hơi kém thông minh nhưng không phải tất cả khủng long đều là lũ thú vật đần độn. Nhiều loài, ví dụ chi Velociraptor có trí tuệ ngang với chim hiện đại và có những tư duy, hành vi khá phức tạp. Một số loài còn biết giả chết để đánh lừa kẻ thù. Giác quan Khủng long sở dĩ vốn không có tai nhưng có một số khả năng đặc biệt khác. Tuỳ loại khủng long, ví dụ: "Loài Velociraptor mongoliensis khứu giác nhậy bén như kền kền Sức mạnh Tương xứng với kích cỡ của khủng long là sức mạnh của chúng. Những loài ăn thực vật thường dùng sức mạnh đó để tự vệ. Các loài khủng long thuộc nhóm Sauropoda như chi Diplodocus có thể tấn công kẻ thù với cái quật đuôi có vận tốc ngang tốc độ âm thanh. Tương tự, các loài trong chi Ankylosaurus có một chiếc đuôi chùy đầy uy lực và đánh gãy được chân của mọi loài săn mồi. Tyrannosaurus có nhiều khả năng là một chi chứa các loài ăn xác thối nhưng không vì thế mà bộ hàm của chúng không đáng sợ một khi chúng bị chọc giận. Chúng có thể dùng hàm nhấc bổng được xác của một con khủng long to lớn ngang nó như chi Edmontosaurus hoặc dứt đứt được chân con này. Những loài Theropoda nhỏ hơn như Deinonychus và Velociraptor thì dùng những chiếc móng vuốt khủng khiếp ở hai chi sau để xé rách cơ con mồi. Tốc độ Khủng long lớn thì chậm chạp nhưng khủng long nhỏ lại khá nhanh nhẹn. Gallimimus, một chi Theropoda giống đà điểu là vua tốc độ trong thế giới khủng long. Nó có chân dài, chạy trên móng như chim và chiếc đuôi là bánh lái giúp nó chuyển hướng dễ dàng. Galimimus có thể đạt tới vận tốc 50 km/h. Chăm sóc con Động vật bò sát như rùa, rắn thường bỏ bê con cái sau khi đẻ trứng nên không có gì là lạ khi trước đây nhiều người vẫn cho rằng khủng long không có khả năng chăm sóc con cái. Năm 1924, ở Mông Cổ phát hiện được hóa thạch một con Theropoda chết bên cạnh một ổ trứng. Con vật đó được nhận định là đại diện của một loài mới và ổ trứng được cho là của một loài trong chi Protoceratops. Do vậy, loài khủng long mới được đặt tên chi là Oviraptor, nghĩa là "kẻ trộm trứng". Sau đó, ổ trứng được khẳng định là của chính con Oviraptor đó, nó đã chết khi bảo vệ cho ổ trứng của mình. Năm 1970, một loài Ornithopoda được phát hiện cùng rất nhiều ổ trứng. Nó được đặt tên là Maiasaura (Bà mẹ bò sát tốt). Những phát hiện đó cho thấy khủng long là những ông bố, bà mẹ biết chăm sóc con cái. Khủng long con mới đẻ ra rất bé và chúng cần được chăm sóc cho tới khi trưởng thành. Có lẽ khủng long giống như cá sấu, chim và nhiều loài thú: bố, mẹ, anh chị lớn hoặc thậm chí cả đàn cùng nhau trông nom lũ trẻ. Kích thước Loài khủng long lớn nhất và nặng nhất được biết đến nay là Giraffatitan brancai, di cốt tìm thấy ở Tazania giai đoạn 1907-12. Hóa thạch của rất nhiều các cá thể khác nhau nhưng tương đương về kích cỡ được lắp ghép lại thành 1 bộ xương hoàn chỉnh, nay được trưng bày ở bảo tàng Humbolt ở Berlin. Bộ xương này cao 12m, dài 22.5 m, khi sống có thể nặng từ 30 tới 60 tấn. Bộ xương hoàn thiện dài nhất thuộc về 1 con Diplodocus 27m. Dựa trên những phần rời rạc tìm thấy được, người ta cho rằng thậm chí có những loài khủng long còn lớn hơn thế. Đó là Argentinosaurus, trọng lượng phỏng đoán 80 tới 100 tấn; Seismosaurus và Supersaurus có thể dài tới 33m; Sauroposeidon cao 18m, tương đương nhà 6 tầng. Tuy nhiên, các loài trên có thể vẫn còn xa mới đạt tới kích thước của Amphicoelias fragillimus. Dựa trên đốt xương sống phát hiện năm 1878, người ta ước tính loài này có thể dài tới 58m và nặng hơn 120 tấn. Bruhathkayosaurus nặng hơn, có khả năng tới 175-220 tấn nhưng kích thước cũng không bằng. Khủng long săn mồi lớn nhất là Spinosaurus, dài 16-18m, nặng 8 tấn. Những loài tương đương bao gồm Giganotosaurus, Tyrannosaurus và Cacharodontosaurus. Sự tuyệt chủng Sự tuyệt chủng của loài khủng long đến bây giờ vẫn còn tranh cãi. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay cho rằng vào 65 triệu năm trước đây đã có thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất vào bán Mexico phá hủy toàn bộ sinh quyển của Trái Đất. Bụi cát tràn lan xung quanh dày đặc Trái Đất làm che khuất Mặt Trời và một số trận mưa axit trong thời gian dài. Điều này làm cho thảm thực vật chết hàng loạt nên khủng long ăn cỏ chết vì thiếu thức ăn và bị nhiễm độc. Khi các loài khủng long ăn cỏ chết rồi thì kéo theo cả các loài ăn thịt [5] . . giữa loài cá sấu lùn và loài cá sấu nước mặn khổng lồ. Một số loài cá sấu có thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Tuy nhiên, lúc mới sinh ra cá sấu chỉ khoảng 20 cm. Loài cá sấu. là như thế và loài cá sấu nước ngọt nhỏ hơn thì gọi là crocodile (cá sấu) . Điều này có lẽ là do cá sấu nước ngọt có mõm dài nhìn rất giống cá sấu sông Nin thu nhỏ, trong khi cá sấu nước mặn. để chỉ tất cả các thành viên của bộ Crocodilia (bộ Cá sấu) : bao gồm cá sấu đích thực (họ Crocodylidae), cá sấu mõm ngắn ¹ (chi Alligator, họ Alligatoridae) và cá sấu caiman (các chi Caiman,