HORMON GIỚI TÍNH VÀ TỔN THƯƠNG CƠ Tổn thương cơ có thể xuất hiện khi thực hiện bài tập chưa quen. Ở những vận động viên xuất sắc, sự tổn thương cơ cũng có thể xuất hiện khi họ thực hiện luyện tập nào đó mà họ không quen, đặc biệt các hoạt động của cơ có lực lệch tâm hay lực cao điểm gây nên tổn thương cơ. Tổn thương cơ phản ánh bởi cảm giác đau cơ chậm (delayed-onset muscle soreness - DOMS), cử động khó khăn, giảm sức mạnh, sưng tấy, tầm cử động của cơ hẹp lại. Thêm vào đó, hoạt tính của các enzim có trong huyết tương tăng lên. Nhìn chung, do creatine kinase (CK) là đặc thù đối với nên hoạt tính CK trong huyết tương thường dùng để đánh giá mức độ tổn thương của cơ. Tuy nhiên, CK không những có trong cơ bộ xương, mà những chất đồng dạng của CK còn có trong não, cơ và cơ tim. Do đó có 3 loại đồng dạng của CK khác nhau: (i) CK-MM (có trong cơ); (ii) CK-MB (có trong cơ tim); và (iii) CK-BB (có trong não). Để đánh giá mức độ tổn thương cơ thì CK-MM là đặc hiệu nhất đối với cơ xương (Hortobagyi và Denahan, 1989). Một số nhà nghiên cứu cho rằng các hormon giới tính đóng một vai trò trong tổn thương cơ do luyện tập. Điều này dựa trên việc phát hiện ra rằng sau một khối lượng luyện tập nhất định thì nam giới có những hoạt động CK trong huyết tương cao hơn ở nữ giới (Hortobagyi và Denaham, 1989). Dựa trên những số liệu thu được ở chuột cái và chuột đực, Amelink và cộng sự (1988) cho rằng nữ giới ít tổn thương cơ do luyện tập hơn ở nam giới. Những nghiên cứu sau đó của Vander Meulen và cộng sự (1991) cũng chứng minh rằng sau khi chạy thì hoạt động CK trong huyết tương ở chuột cái thấp hơn ở chuột đực, mặc dù số lượng tổn thương cơ vể mặt mô học giống nhau ở cả hai giới. Điều này cho ta nghĩ là các hoạt động CK trong huyết tương không nhất thiết phản ánh tổn thương cơ, mà là phản ánh các thay đổi tính thấm của màng. Điều này cũng đồng hóa thì có hoạt động CK trong huyết tương cao hơn, mặc dù không có những dấu hiệu tổn thương cơ. Dựa trên những nghiên cứu này người ta thấy dường như các hormon giới tính không ảnh hưởng đến sự xuất hiện tổn thương do luyện tập, nhưng sửa đổi tính thấm của màng, nghĩa là các hormon nam tính làm tăng dòng CK, trong khi các hormon nữ tính ức chế dòng CK (Thomson và Smith, 1980; Amelink và cộng sự, 1988; Bar và cộng sự, 1988). Nồng độ glucocorticoid có thể tăng lên sau khi luyện tập tùy theo kết quả sản xuất ra nó về thời gian và cường độ, và mức độ kiệt sức (Defaux và cộng sự, 1981; Dessypris và cộng sự, 1985; Kuoppasalmi và Adlercreuts, 1985; Keizer và cộng sự, 1989a). Trong những điều kiện chuẩn, nồng độ C trong huyết tương trở lại bình thường trong vòng từ 2 đến 6 giờ. Tuy nhiên, khi tổng lượng stress là quá cao, thì trục tuyến thượng thận dưới đồi tuyến yên sẽ không bị ức chế, dẫn tới làm tăng lâu dài nồng độ C (Sapolsky và cộng sự, 1986). Trong hội chứng Cushing, điều này có thể dẫn tới teo cơ (Mayer và cộng sự, 1976; Kelley và cộng sự , 1986) và làm tăng tính dễ tổn thương cơ, đặc biệt là rách cơ. Mặc dù việc tập luyện đã chứng tỏ giảm bớt ảnh hưởng dị hóa của chứng tăng cortison (Falduto và cộng sự, 1989; Hickton và cộng sự, 1990), không còn nghi ngờ gì sức bền của cơ tới các lực kéo dài bị giảm bớt. Chúng tôi tìm ra bằng chứng tồn tại của mối quan hệ như vậy ở một nữ vận động viên Ôlimpich. Trong thời gian luyện tập khắc nghiệt, cô ta có nồng độ C cơ bản cao khác thường (Hình 7.2). Khi nồng độ C đạt tới đỉnh cao 1500-2000 nmol/l (những nồng độ này cũng thấy trong hội chứng Cushing), cô ta bị thương nặng (rách cơ bắp) nhưng trái lại khi nồng độ C ở điểm thấp nhất, tình trạng cá nhân cô ta tốt hơn cả. Trong suốt thời gian quan sát (9 tháng) nồng độ T của cô ta vẫn ổn định (0,9-1,1 nmol/l) nhưng trái lại nồng độ E2 nội sinh của cô ta rất thấp từ khi sử dụng thuốc uống tránh thụ thai. Androgen (không có một thông tin nào hiện có về phần hormon nữ tính) cũng có thể có khả năng kháng lại những ảnh hưởng tiêu cực của nồng độ C cao lên cơ, mặc dù tài liệu không đưa ra những kết quả ổn định. Thí dụ, Capaccio và cộng sự (1987) đã nhận thấy rằng T thất bại trong việc ngăn chặn teo cơ bộ xương do glucocorticoids chậm lớn, ở chuột cái còn trinh. Ngược lại, Dânhive và Rousseau (1988) đã tìm ra RU 486 (một chất phong bế thụ thể C). Cả T và trenbolon đều có tác dụng làm giảm sự chậm phát triển thể trong do corticosterone gây ra và làm tăng cân cơ bắp của chuột non đang lớn nhanh. Hơn nữa, Seene và Viru (1982) đã chỉ ra sự kết hợp giữa sử dụng steroid đồng hóa và luyện tập có khả năng ngăn chặn glucocorticoid - gây ra teo cơ ở chuột. Sự khác nhau trong kết quả của những nghiên cứu này có thể do khác nhau về tuổi tác (Hickson và cộng sự, 1980), môi trường nội tiết và tình trạng tập luyện. Điều này cần nghiên cứu, hơn nữa, ở đây việc luyện tập căng thẳng của các vận động viên đỉnh cao cũng giống vậy, nó chứng minh mối quan hệ chính xác giữa nồng độ C cao, nồng độ hormon giới tính bình thường hay cao và sự xảy ra tổn thương cơ. . HORMON GIỚI TÍNH VÀ TỔN THƯƠNG CƠ Tổn thương cơ có thể xuất hiện khi thực hiện bài tập chưa quen. Ở những vận động viên xuất sắc, sự tổn thương cơ cũng có thể xuất hiện. các hormon giới tính không ảnh hưởng đến sự xuất hiện tổn thương do luyện tập, nhưng sửa đổi tính thấm của màng, nghĩa là các hormon nam tính làm tăng dòng CK, trong khi các hormon nữ tính. ở nữ giới (Hortobagyi và Denaham, 1989). Dựa trên những số liệu thu được ở chuột cái và chuột đực, Amelink và cộng sự (1988) cho rằng nữ giới ít tổn thương cơ do luyện tập hơn ở nam giới.