1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiếng Việt 1-4

59 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 425,5 KB

Nội dung

Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 01 Môn: Tập đọc – Kể chuyện TIếT: 1 + 2 BÀI: CậU BÉ THÔNG MINH I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. - Trả lời được các câu hỏi SGK. Kỹ năng: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Tốc độ đọc có thể khoảng 55 tiếng/phút. Thái độ: - Yêu thích sự thông minh tài trí của cậu bé. B. Kể chuyện - Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: - GV:Tranh minh họa, truyện kể SGK. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn. - HS: sách giáo khoa III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS như: tập, SGK, bút. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. “Cậu bé thông minh” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS đọc từng câu. - Lưu ý:GVhướng dẫn hs phát âm đúng các từ ngữ, phân biệt các âm ,vần, thanh. - GV yêu cầu HS đọc từng đoạn. - Hướng dẫn đọc đoạn 1 - GV hướng dẫn HS đọc câu văn “Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ”. (Giọng oai nghiêm). “Thằng bé này láo,/ dám đùa với trẫm!/” (Giọng bực tức). - GV kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng, sứ giả, mâm cỗ. - GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc bài trước lớp - Nhận xét tuyên dương b. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Yêu cầu hs đọc đoạn 1 + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? - Gọi hs đọc đoạn 2 - Học sinh đọc thầm theo GV. - HS đọc nối tiếp nhau từng câu đến hết. - đọc từ khó trên bảng - Ba HS đọc ba đoạn. - 1 hs đọc - HS theo dõi, lắng nghe.luyện đọc - HS giải thích nghĩa của từ. - Đọc nhóm đôi - Đại diện các nhóm thi đọc. - Một học sinh đọc đoạn 1 - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Vì gà trống không đẻ trứng được. Cả lớp Hs khá giỏi Cả lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú + Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? - GV nhận xét. - Gọi hs đọc đoạn 3 + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? - GV nhận xét. -GV cho HS đọc thầm toàn bài, - Câu chuyện này nói lên điều gì? - Luyện đọc lại - GV chia HS ra thành các nhóm 3 HS chơi trò chơi: Sắm vai đọc theo lời nhân vật - GV nhận xét nhóm đọc hay nhất. c. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - GV treo 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện. - Đặt câu hỏi gợi ý. - Tranh 1: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này? Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé làm gì? Thái độ của nhà vua như thế nào? Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? - GV mời 3 HS quan sát tranh và kể ba đoạn của câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét Lưu ý : học sinh khá ,giỏi nhìn tranh kể được toàn bộ câu chuyện - Tuyên dương những em HS có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo. - 1 Học sinh đọc đoạn 2. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm lên trả lời. - 1 học sinh đọc. - Yêu cầu rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - HS thảo luận từng nhóm đôi. - Đại diện HS lên trình bày. - Ca ngợi tài trí của cậu bé. - Thực hiện theo yêu cầu. - HS tham gia tích cực, nhận xét nhóm bạn. - HS quan sát: dựa vào tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện. - 3 hs kể nối tiếp theo tranh - HS nhận xét. - 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện Cả lớp HS khá,giỏi 4./ Củng cố:- .Em có suy nghĩ gì về đức vua trong câu truyện vừa học?Qua bài học này em đã hiểu về cậu bé là người thế nào? 5./ Dặn dò: - Về xem lại bài và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.: - Nhận xét bài học. Điều chỉnh bổ sung Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 01 Môn: Tập đọc Tiết: 3 Bài: Hai bàn tay em I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài. - HS khá, giỏi: Thuộc cả bài thơ. Kỹ năng: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau mỗi khổ thơ và giữa các dòng thơ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 55 tiếng/phút. Thái độ: - Biết yêu quý, chăm sóc đôi bàn tay của mình. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết những khổ thơ luyện đọc và học thuộc lòng. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Cậu bé thông minh. - GV gọi 3 học sinh lần lượt đọc mỗi em một đoạn trong câu chuyện “Cậu bé thông minh”. Và trả lời các câu hỏi về nội dung của câu chuyện. - GV nhận xét ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Giới thiệu bài em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của chính mình.? Treo tranh giới thiệu + ghi tựa: Hai bàn tay của em. Hoạt động dạy Hoạt động của học sinh Ghi chú a.: Luyện đọc. - GV đọc đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc phải tươi vui, dịu dàng, tình cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ cho đến hết bài. - Gv theo dõi hs đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm sai và ghi nhanh từ đó lên bảng sau đó hướng dẫn hs đọc từ khó. - GV gọi HS đọc từng khổ thơ. - GV nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc tự nhiên. - GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ). - Yêu cầu đọc trong nhóm. - GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. - Thi đọc - Nhận xét tuyên dương. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi: + Hai bàn tay của bé được so sánh với cái gì? + Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? - Học sinh lắng nghe. - HS đọc tiếp nối, mỗi em 2 dòng thơ. - Luyện đọc từ khó trên bảng. - HS đọc từng khổ thơ. + HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ - HS giải nghĩa. - HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. Từng cặp HS đọc trước lớp. - Một HS đọc đoạn 1 - Được so sánh với nụ hồng, những cánh hoa. - HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp Hoạt động dạy Hoạt động của học sinh Ghi chú + Em thích nhất khổ thơ nào vì sao? - GV rút ra nhận xét. Giáo dục hs biết yêu quý đôi bàn tay của mình. c. Học thuộc lòng bài thơ. - GV đã chép sẵn bài thơ lên bảng phụ. - GV xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng của đoạn thơ. - GV chia lớp thành 2 tổ thi đọc tiếp sức: mỗi HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ cho đến hết bài. -GV nhận xét đội thắng cuộc. - GV cho từ 2 đến 3 em đọc thuộc lòng cả bài thơ - GV nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. + Buổi tối: hai tay ngủ cùng bé. + Buồi sáng: tay giúp bé đánh răng, chảy tóc. + Khi bé học bàn tay siêng năng làm nở hoa trên giấy. + Khi ngồi một mình bé tâm sự với đôi tay. - HS tự do trả lời theo suy nghĩ của mình. - Đọc theo yêu cầu. - 3 HS lần lượt đứng lên đọc. - HS nhận xét. Hs khá,giỏi 4. Củng cố - Yêu cầu hs xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. 1 hs nêu lại nội dung của bài . 5. Dặn dò: - Về học thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn xem bài: “Ai có lỗi” - Nhận xét bài học. Điều chỉnh bổ sung Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 02 Môn: Tập đọc kể chuyện Tiết: 4+5 Bài: Ai có lỗi? I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn - Trả lời được các câu hỏi SGK. Kỹ năng: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Thái độ: - Giáo dục HS biết nhận lỗi và quan tâm giúp đỡ bạn. B. Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. II. Chuẩn bị - GV: Tranh minh họa bài học. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn. - HS: sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Hai bàn tay em. - GV gọi 3 học sinh lần lượt đọc mỗi em một khổ thơ trong bài “Hai bàn tay em”. Và trả lời các câu hỏi: + Hai bàn tay của bé được so sánh với cái gì? + Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? + Em thích nhất khổ thơ nào vì sao? - GV nhận xét ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Treo tranh nêu ngắn gọn để giới thiệu bài. – ghi tựa: “Ai có lỗi” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài một lần. hướng dẫn cách đọc. b. Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp mỗi em một câu 2 lần. - Chú ý khi hs đọc sai nên sửa ngay và ghi ngay từ, tiếng sai lên bảng lớp. - Hướng dẫn luyện phát âm từ khó Cô- rét- ti, En- ri- cô.khuỷu tay, nguyêch, kiêu căng. - GV mời HS đọc từng đọan trước lớp. - Chú ý sau mỗi đoạn gv hướng dẫn hs ngắt giọng ở một số cậu dài. - GV mời HS giải thích từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây. - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - GV theo dõi HS, hướng dẫn HS đọc đúng. - Thi đọc trước lớp. - GVnhận xét tuyên dương. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Học sinh đọc thầm theo GV. - HS đọc nối tiếp nhau. - HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS giải nghĩa từ. - Đại diện cá nhóm thi đọc cá bạn theo dõi và nhận xét bạn mình. cả lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - GV gọi 1 hs đọc đoạn 1,2: + Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? + Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? - Chuyển ý : vì hiểu lầm nhau mà hai bạn đã giận nhau, để xem hai bạn có làm lành với nhau không? Chúng ta tìm hiểu tiếp qua đoạn 3. - Yêu cầu 1 hs đọc đoạn 3. + Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti? + Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? Chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài. - Yêu cầu đọc đoạn 4,5 -GV: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? + Lời trách mắng của bố là đúng hay sai? Vì sao? + Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen? - GV chốt ý: En – ti - cô đáng khen vì cậu biết ân hận, thương bạn. Cô – rét - ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng. Có lòng vị tha. c. Luyện đọc lại. - Gọi 1 hs đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm theo. - GV chia HS ra thành các nhóm. Mỗi nhóm 3 HS đọc theo cách phân vai. - GV nhận xét nhóm đọc hay nhất. d. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - GV treo 5 tranh minh hoạ 5 đoạn của câu chuyện. - GV mời 5 HS quan sát tranh và kể năm đoạn của câu chuyện. - Tuyên dương những em HS có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo. - Nêu lên những điểm thể hiện chưa tốt cần điều chỉnh. Khi kể không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. - GV hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện này? - Yêu cầu hs khá, kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách trôi chảy. - HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm - En- ri- cô và Cô- rét- ti. - Cô- rét- ti vô ý … làm hỏng trang viết của Cô- rét- ti. - HS đọc đoạn 3: - HS thảo luận cặp đôi.lần lượt dại diện trả lời. - 1 hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - HStrả lời theo yêu cầu. - HS phát biểu tự do theo suy nghĩ của mình. - Nhận vai luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm - HS quan sát. - HS kể. - HS nhận xét. - Bạn bè phải nhường nhịn lẫn nhau. Can đảm nhận lỗi và xin lỗi khi biết mình sai. - Kể theo yêu cầu. Cả lớp. HS khá , giỏi 4 Củng cố: Qua bài tập đọc em đã học được gì? Giáo dục hs đối sử tốt với bạn trong thực tế hằng ngày. 5. Dặn dò:Về xem lại bài - Nhận xét tiêt học. Điều chỉnh bổ sung [...]... đề bài - 1 HS đọc Cả lớp đọc thầm + Phải tìm đúng từ ghép với mỗi tiếng đã theo cho + Viết đúng chính tả những tiếng đó - HS của 4 nhóm điền vào phiếu - GV chia lớp thành 4 nhóm.viết nhanh vào phôtô phiếu, đại diện dán lên bảng, nhóm nào tìm - Đại diện nhóm dán phiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú được nhiều tiếng ghép thì nhóm thắng phôtô lên bảng, đọc kết quả cuộc - HS nhận... phần - Yêu cầu hs tìm các từ khó viết nêu ,giáo viên ghi nhanh lên bảng ,hướng dẫn phân - HS làm theo yêu cầu tích, giải nghĩa ,đánh vần - GV hướng dẫn HS viết bảng con những - HS viết bảng con những tiếng dễ tiếng các em dễ viết sai.chuyền,mắt,mềm lẫn mại ,dẻo dai GV đọc cho HS viết vào vở - Học sinh nêu tư thế ngồi - GV đọc thong thả từng dòng thơ - Học sinh chép vào vở - GV theo dõi, uốn nắn -Đọc lại... phố sắp vào mùa thu có gì (Không khí mát dịu mỗi sáng … đẹp? … những ngọn cây hè phố ) - GV mời 2 HS đọc thành tiếng đoạn 2: - HS đọc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi (Ông dẫn bạn … chữ cái đầu học như thế nào? tiên.) - GV mời 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3: - HS đọc - GV chia lớp thành 2 nhóm Thảo luận - HS thảo luận câu hỏi: + Tìm một hình ảnh đẹp mà... trường tiểu học - Trả lời được các câu hỏi trong SGK Kỹ năng: - Đọc đúng, rành mạch, biết đọc các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật - Tốc độ đọc có thể khoảng 55 tiếng/ phút Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm ông cháu trong gia đình Lòng biết ơn của cháu đối với ông II Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK - Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc HS:... dẫn tìm hiểu bài - GV đưa ra câu hỏi: - HS đọc thầm đoạn 1: + Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi (Áo màu vàng, có dây kéo ở như thế nào? giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.) - GV mời 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2: - 1 HS đọc đoạn 2 - GV cho HS thảo luận từng nhóm đôi để trả - HS thảo luận nhóm đôi lời câu hỏi này - Đại diện các nhóm lên trình - Vì sao Lan dỗi mẹ? bày - GV nhận xét, - Anh Tuấn nói với... của thầy đầu tiên? mình - GV nhận xét, chốt lại ý: Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn lên tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe tiếng trống trường đầu tiên c Hoạt động 3: Luyện đọc lại Kiểm tra, đánh giá, trò chơi - GV treo bảng phụ, hướng dẫn các em - Các em nối tiếp nhau đọc đúng đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn văn toàn bộ bài Thành... nào? b Hướng dẫn viết từ khó: - GV hướng dẫn HS viết bảng con: chim sẻ, kim khâu sắc, xẻ thịt theo dõi chỉnh sửa lỗi cho học sinh c.Chép bài: - Chú ý tư thế ngồi - HS chép bài vào vở - GV gạch chân những tiếng dễ viết sai - GV theo dõi, uốn nắn - GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho hs soát lỗi - GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài) - GV nhận xét bài viết của HS c Hướng dẫn HS làm bài tập+... SGK Kỹ năng: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Tốc độ đọc có thể khoảng 55 tiếng/ phút Thái độ: - Biết kính yêu bố mẹ - người luôn sẵn lòng hy sinh vì con B Kể chuyện - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai - Rèn luyện khả năng tập trung theo... mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài Hoạt động của học sinh - Học sinh soát lỗi - HS đọc yêu cầu đề bài - HS làm vào vở, 1 em làm bảng - Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán - 1 hs đọc tìm các từ chữ hoặc tiếng bắt đầu bằng l hay n - GV chia lớp thành 2 nhóm - thi tìm nhanh - GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày - Đại diện nhóm trình bày - Đáp án: lành, nổi, liềm - HS nhận xét - GV nhận xét.tuyên dương... tả ( Nghe viết) Tiết: 3Bài: Ai có lỗi? I Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu (BT2) - Làm đúng BT3a Kỹ năng: - Rèn viết đúng ,rõ ràng, đều nét ,trình bày sạch sẽ bài viết Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở II Chuẩn bị - GV: Bảng phụ viết nội dung . bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Tốc độ đọc có thể khoảng 55 tiếng/ phút. Thái độ: - Yêu thích sự thông minh tài trí của cậu bé. B. Kể chuyện - Kể lại được toàn. mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau mỗi khổ thơ và giữa các dòng thơ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 55 tiếng/ phút. Thái độ: - Biết yêu quý, chăm sóc đôi bàn tay của mình. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh. học sinh đọc nối tiếp mỗi em một câu 2 lần. - Chú ý khi hs đọc sai nên sửa ngay và ghi ngay từ, tiếng sai lên bảng lớp. - Hướng dẫn luyện phát âm từ khó Cô- rét- ti, En- ri- cô.khuỷu tay, nguyêch, kiêu

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w