Chẩn đoán tiếng phanh kêu Đăng lúc: 11/7/2006, 22:33GMT+7 Hỏng hóc thông thường nhất với hệ thống phanh là má phanh bị mòn và rung. Nếu má phanh mòn, chúng gây ra tiếng rít và trong trường hợp quá mòn, phanh có tiếng kêu lạo xạo do va chạm giữa hai tấm kim loại. Tiếng kêu xuất hiện khi đạp chân phanh và kéo dài tới khi bỏ ra chứng tỏ má phanh bị rung. Thông thường, bất cứ âm thanh khó chịu nào từ chiếc xe cũng khiến bạn liên tưởng tới những hỏng hóc. Tuy nhiên, chứng cứ đó chỉ chắc chắn khi diễn ra liên tục và dai dẳng. Vì vậy, khi bắt đầu nghe thấy tiếng kêu nào đó từ hệ thống phanh, bạn nên chú ý để không phải ân hận vì sự lơ đãng của mình. Quy trình hoạt động của phanh diễn ra theo nguyên lý sau: Áp suất thủy lực sinh ra khi tác động một lực vào phanh. Lực này truyền tới bố phanh (phanh tang trống) hoặc thanh kẹp (phanh đĩa), đẩy má phanh tiếp xúc với đĩa và chống lại chuyển động quay của bánh. Sự tiếp xúc giữa vật liệu ma sát trên má phanh và đĩa sẽ chuyển hóa sang năng lượng nhiệt động học và làm xe chậm lại. Hệ thống phanh đĩa của Brombo. Ảnh: Rsportcars Hỏng hóc thông thường nhất là mòn má phanh, một vấn đề đơn giản bởi bạn chỉ cần thay một cái mới và không mấy tốn kém. Tuy nhiên, nếu hiện tượng mòn xuất hiện trên đĩa phanh, mọi chuyện khó khăn hơn. Đĩa phanh mòn do tiếp xúc với má đã mòn trước đó và hiện tượng này thường đi kèm với tiếng kêu loạt xoạt. Tiếng kêu xuất phát từ sự va chạm giữa kim loại trên má (hết lớp vật liệu ma sát) với đĩa phanh. Các kỹ thuật viên thường xử lý bằng cách mài mịn đĩa để loại các vết xước. Nhằm tránh những tác động mài mòn liên hoàn giữa các thiết bị, bạn nên kiểm tra độ dày vật liệu ma sát trên đĩa phanh. Tiếp theo là tìm xem có dầu hoặc mỡ bôi trơn trên má phanh, đĩa có bị cong vênh hay không, các dây dẫn có bị đứt. Những má phanh bị ướt hay piston bị dính dầu cũng là dấu hiệu không tốt. Nếu có gỉ sắt hay xuất hiện sự ăn mòn trên các chi tiết phanh, có thể piston bị kẹt. Ngoài ra, má phanh không bằng phẳng xuất phát từ việc một trong các piston bị kẹt, đẩy má phanh với lực không đều khiến thời gian tiếp xúc với đĩa khác nhau ở từng vị trí. Nếu những tiếng rít chỉ xuất hiện khi đĩa phanh nóng nghĩa là phanh hoạt động bình thường. Trong trường hợp tiếng kêu xuất hiện nhiều khi vừa đạp chân phanh và kéo dài trong suốt giai đoạn đó, chứng tỏ má phanh chuyển động và rung cùng đĩa. Chỉnh mối liên kết giữa má với bộ giảm xóc có thể khắc phục hiện tượng trên. Má giảm rung được làm từ vật liệu sợi và được gắn vào phía sau má phanh. Trên bộ phận này có các vòng lò xo ở giữa. Trên lý thuyết, vòng lò xo này và má sẽ làm miếng đệm chống rung và tạo nên khoảng hở đủ lớn để giảm hay loại bỏ hoàn hoàn sự dao động. Giải pháp khác để loại hiện tượng má phanh rung là phủ hợp chất chống kêu, có thể dưới dạng hạt mịn hoặc lỏng. Đây là vật liệu polymer chịu nhiệt, đi vào phía sau má để làm đệm. Bạn cần phải đảm bảo rằng chỉ áp dụng cách này cho những thành phần tiếp xúc với piston. Một lựa chọn khác để giảm rung là sử dụng tấm cách mỏng, chịu nhiệt độ cao và áp dụng cho các vùng được chỉ định sử dụng hợp chất chống kêu. Giải pháp này không thực sự hiệu quả nhưng nó dễ thực hiện hơn là việc thay má phanh. Trừ khi bạn đang vội đi hoặc muốn giải quyết nhanh thì hãy sử dụng phương pháp thứ 3, còn lại hãy lựa chọn 2 phương pháp trên. . Chẩn đoán tiếng phanh kêu Đăng lúc: 11 /7/2006, 22:33GMT+7 Hỏng hóc thông thường nhất với hệ thống phanh là má phanh bị mòn và rung. Nếu má phanh mòn, chúng gây ra tiếng rít và. trong trường hợp quá mòn, phanh có tiếng kêu lạo xạo do va chạm giữa hai tấm kim loại. Tiếng kêu xuất hiện khi đạp chân phanh và kéo dài tới khi bỏ ra chứng tỏ má phanh bị rung. Thông thường,. mòn xuất hiện trên đĩa phanh, mọi chuyện khó khăn hơn. Đĩa phanh mòn do tiếp xúc với má đã mòn trước đó và hiện tượng này thường đi kèm với tiếng kêu loạt xoạt. Tiếng kêu xuất phát từ sự va