Thương về xứ Huế Đi dọc bờ sông Hương thích nhất là vào buổi tối. Gió nhẹ nhàng vờn lên tóc, lên má. Xa xa là đèn của ngư dân thắp sáng như băng đăng, đâu đó vọng lại tiếng hò, dịu ngọt mà mê đắm lòng người. Bạn Thu Giang viết. Tôi tới Huế vào một ngày rực nắng với hy vọng quê hương của “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể xóa bớt cho tôi phần nào nỗi buồn mang theo. Đi lại ở Huế khá dễ dàng. Nếu tới Huế lần đầu, bạn có thể đi xích lô và yêu cầu chở qua những điểm du lịch của thành phố. Nếu bạn thích khám phá, có thể thuê xe máy để tự mình lang thang. Nơi đây, bạn có thể thấy một quần thể lăng tẩm Huế, nơi yên nghỉ của các đời vua chúa, thanh bình tới yên ả. Bố cục mặt bằng lăng tẩm chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng là khu chôn thi hài nhà vua. Khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu điện, lầu, gác, hòn đảo… để lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng rời Hoàng cung lên đây tiêu khiển. Ở nơi này, người ta sẽ thấy cái chết không có gì đáng sợ, nó chỉ là sự ra đi thanh thản và yên ả nơi núi đồi tĩnh mịch. Tôi cũng thấy một Đại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình uy nghiêm và trầm tĩnh như giấu trong mình bao thị phi của một triều đại. Mặt bằng Đại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600 m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha. Tường thành xây bằng gạch to, cao 4 m, dày một m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào. Chính tại nơi đây, 13 đời vua nhà Nguyễn bắt đầu từ vua Gia Long cho tới vua Bảo Đại đã sinh hoạt liên tục trong hơn hai trăm năm. Thật khó tả được cảm xúc khi đứng trên đất cố đô xưa, quá khứ như sống dậy một chặng đường lịch sử. Đại Nội Huế. Ảnh: Thu Giang. Mải mê ngắm cảnh, tôi rẽ vào con đường dẫn tới cổng thành mà không chú ý tới biển đường một chiều. Lập tức có một bác xích lô đạp ngược chiều và ới, giọng Huế điển hình: “Ngược chiều rồi con, quay lại đi con”. Tôi giật mình táp vào lề đường. Vừa lúc có đôi bạn trẻ đi qua và lại ới, vẫn giọng Huế “Chị ơi, ngược chiều rồi. Chị thấy lối đi bên nớ không, đó mới đúng chiều chị ạ”. Khỏi phải nói tôi ấn tượng với ý thức cao của người dân thế nào. Với cách nói ấy, hẳn ai cũng sẽ làm theo và nở nụ cười thân thiện. Ở Huế, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp vẻ cổ kính xen giữa cuộc sống hiện đại. Những mái đình trong công viên, một chị mặc áo dài tím hoa sen, quán bún bò Huế… Tôi có thể đâm ngang đột ngột vào một phố nhỏ cũ kỹ, thích thú phát hiện ra quán bánh bèo lâu đời hơn tuổi của tôi. Dì bán hàng đon đả mời khách, biết tôi lần đầu tới Huế, dì tả tỉ mỉ cách làm bánh bèo. Không giống như ngoài Bắc, xưng con khiến tôi ngượng miệng và sợ người nghe nghĩ mình “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Ở Huế, cách tốt nhất bạn nên gọi những người lớn tuổi là dì với phụ nữ, là bác với nam giới và bạn hãy xưng con, vì họ luôn gọi bạn là con. Người Bắc như tôi nói giọng thanh, sắc và có phần khách sáo, người Huế âm vực nặng hơn nhưng cách nói rất nhẹ nhàng. Họ thường đệm thêm từ “hỉ” giống như từ “nhé” của người Bắc vào, nghe thân mật và tình cảm. Tự lúc nào, tôi cũng xưng con không ngượng nghịu, chợt hiểu ra rằng “Cho đi một nụ cười bạn sẽ nhận lại một nụ cười”. Nếu sợ mình quên mất điều gì đó ở Huế, vào chợ Đông Ba là cách tốt nhất để nhớ ra. Tôi cảm giác chợ Đông Ba là một chợ Đồng Xuân của Hà Nội. Cũng hai tầng lầu bán đủ mọi thứ trên đời, đặc biệt là các đặc sản Huế bày bán khắp nơi. Tôi chen chân ra khỏi chợ và không sao tìm thấy chìa khóa xe máy. Lúc ấy, bác trông xe hỏi tôi, vẫn giọng Huế nhẹ nhàng: “Xe con mô?. Dạ, xe này. Con quên chìa khóa xe ở cổ, của con đây, lần sau cẩn thận con hỉ. Vâng, con cảm ơn bác”. Ôi trời, người Huế thật dễ thương. Vòng qua cầu Trường Tiền, tôi đi chậm thật chậm có thể để cảm nhận cây cầu nổi tiếng bắc qua dòng sông Hương thơ mộng. Cầu Trường Tiền thấp lắm và chỉ có những con đò qua sông, tuyệt nhiên không thấy một con thuyền lớn. Vì vậy đi trên cầu mà không có cảm giác sợ hãi hay rung lắc. Cũng vì vậy mà sông Hương càng êm đềm, không có tiếng ì èo bến chợ, tiếng hỗn tạp của máy nổ và vận chuyển hàng. Đưa mắt lên trời, bắt gặp những đám mây trắng tinh khôi cuộn từng mảng như những cục bông. Tôi chưa từng thấy nơi nào ở miền Bắc có kiểu mây giống như thế, đẹp và lạ. Đi dọc bờ sông Hương thích nhất là vào buổi tối. Gió nhẹ nhàng vờn lên tóc, lên má. Xa xa là đèn của ngư dân thắp sáng như băng đăng, đâu đó vọng lại tiếng hò, dịu ngọt mà mê đắm lòng người. Tôi bất giác khe khẽ hát “Hương Giang lững lờ, trăng nước vờn đôi bờ. Câu hò vọng xa đưa khúc buồn mơ”. Trên gương mặt tôi đã giãn đi những cau có của ngày đầu mới đến, nỗi buồn đã bay theo gió, thay vào đó là một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng. Ngày mai, đã phải trở về rồi… Sẽ nhớ nhiều lắm đấy Huế thương ơi. Huế yên bình Màu xanh trải dài. Đại Nội. Góc thành cổ trầm mặc. Huế thơ mộng và thanh bình. Cầu Trường Tiền. Cồng thành cổ. . nhàng, sâu lắng. Ngày mai, đã phải trở về rồi… Sẽ nhớ nhiều lắm đấy Huế thương ơi. Huế yên bình Màu xanh trải dài. Đại Nội. Góc thành cổ trầm mặc. Huế thơ mộng và thanh bình. Cầu. Thương về xứ Huế Đi dọc bờ sông Hương thích nhất là vào buổi tối. Gió nhẹ nhàng vờn lên tóc, lên má hỏi tôi, vẫn giọng Huế nhẹ nhàng: “Xe con mô?. Dạ, xe này. Con quên chìa khóa xe ở cổ, của con đây, lần sau cẩn thận con hỉ. Vâng, con cảm ơn bác”. Ôi trời, người Huế thật dễ thương. Vòng qua