1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi dưỡng cho trẻ thói quen suy nghĩ linh hoạt pdf

5 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 109,29 KB

Nội dung

Bồi dưỡng cho trẻ thói quen suy nghĩ linh hoạt Nếu trẻ ngay từ nhỏ đã được bồi dưỡng tư duy linh hoạt, trẻ có thể phát triển được ở các phương diện khác. Tư duy cuộc sống hóa Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ trong cuộc sống, chỉ có tư duy mới giúp trẻ trở nên linh hoạt, khi nảy sinh vấn đề sẽ tự giác suy nghĩ trên nhiều góc độ. Ví dụ cha mẹ có thể chọn lựa một số mẩu tin trên báo, sau đó hỏi trẻ những nội dung có liên quan, như thời gian địa điểm hay nhân vật của sự việc, thậm chí đi sâu hơn về nguyên nhân, quá trình và kết quả của sự việc, những vấn đề này đều khích lệ trẻ suy nghĩ. Bạn nên tạo môi trường thảo luận cho trẻ trong gia đình để trẻ có thể nêu nhiều câu hỏi, phát biểu ý kiến của mình, điều này rất có lợi cho năng lực suy nghĩ của trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mỗi đồ dùng ngoài chức năng thông thường, đều có thể dùng vào những việc khác nữa, cha mẹ nên tận dụng điểm này để cùng con thảo luận. Suy nghĩ như một thám tử Ngoài việc khích lệ trẻ suy nghĩ từ các vấn đề trong cuộc sống, cha mẹ còn có thể tiến thêm một bước là giúp trẻ học cách tìm đáp án, bạn có thể đặt ra một vấn đề nhưng có nhiều cách giải quyết để trẻ lựa chọn. Biện pháp này giúp trẻ có tinh thần tìm tòi, sáng tạo dần hé mở vấn đề từng bước một như một thám tử. Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể khích lệ trẻ tìm kiếm vận dụng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đoán ra đáp án chính xác. Ví dụ như xem báo, bạn cho trẻ đọc mấy tờ báo khác nhau, nêu ra câu hỏi cùng một vấn đề, sau đó để trẻ tìm đáp án. Như vậy sẽ giúp trẻ suy nghĩ trên nhiều khía cạnh và bồi dưỡng tinh thần tìm kiếm sự thật. Khích lệ tư duy sáng tạo Suy nghĩ có tính sáng tạo thực ra là biện pháp khác hẳn truyền thống, bạn nên khích lệ con suy nghĩ và tìm ra những đáp án khác nhau cho dù hơi hoang tưởng hoặc thiếu thực tế. Chẳng hạn có đứa trẻ vẽ một con cá đang bay, lúc này, cha mẹ không cần thiết phải sửa lỗi kiến thức cho trẻ mà cần khuyến khích tư duy bay bổng này cũng như khích lệ trẻ thể hiện cách nghĩ, tư duy của mình. Chỉ có như vậy, trẻ mới dám nghĩ những thứ không có trong hiện thực, không bị giới hạn trong nhận thức sẵn có có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ, cũng từ đó cha mẹ hiểu được suy nghĩ của con mình. Chúng ta đều biết, phát minh và những tiến bộ của khoa học cũng bắt nguồn từ những tưởng tượng phong phú của con người, nhiều phát minh vĩ đại cũng bắt nguồn từ siêu tưởng. Cho trẻ tiếp xúc với những sự vật mới Nếu con bạn không hề hiểu biết về thế giới bên ngoài thì dù chỉ số thông minh cao đến đâu cũng không thể có được năng lực sáng tạo. Nếu con bạn bị bó hẹp trong một môi trường đã quá quen thuộc, ngày nào cũng là những sự vật như nhau thì sẽ không khơi dậy được sự tò mò và hiếu kỳ nơi trẻ. Môi trường quen thuộc sẽ là rào cản vô hình, làm trẻ không thể suy nghĩ trên nhiều góc độ. Cha mẹ nên dựa vào độ tuổi của con và môi trường xung quanh, tranh thủ những ngày nghỉ cho con tiếp xúc với môi trường mới, sự vật mới, hiện tượng mới. Nếu bạn sống ở nông thôn thì nên đưa trẻ ra thành phố, nếu bạn sống ở thành phố nên đưa con về vùng ngoại ô hay về quê để con bạn được tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, với những con vật, gia súc gia cầm, thưởng ngoạn phong cảnh, tìm hiểu tính năng đặc điểm của chim muông hoa cỏ. Trẻ càng hiểu biết, trí tưởng tượng càng phong phú, rộng mở, trẻ sẽ càng có linh cảm sáng tạo và những cách nghĩ mới hơn là cứ nhốt con trong nhà để trẻ tự đọc sách, vẽ tranh sẽ chỉ làm cho con bạn trở thành người thụ động, mọt sách mà không hề có tư duy nhanh nhạy. . Bồi dưỡng cho trẻ thói quen suy nghĩ linh hoạt Nếu trẻ ngay từ nhỏ đã được bồi dưỡng tư duy linh hoạt, trẻ có thể phát triển được ở các phương. duy cuộc sống hóa Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ trong cuộc sống, chỉ có tư duy mới giúp trẻ trở nên linh hoạt, khi nảy sinh vấn đề sẽ tự giác suy nghĩ trên nhiều góc độ. Ví dụ cha. lệ trẻ suy nghĩ. Bạn nên tạo môi trường thảo luận cho trẻ trong gia đình để trẻ có thể nêu nhiều câu hỏi, phát biểu ý kiến của mình, điều này rất có lợi cho năng lực suy nghĩ của trẻ. Trong

Ngày đăng: 11/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w