Các bước chuẩn bị để bé yêu sẵn sàng đến trường Đưa con đến trường đánh dấu mốc quan trọng đối với phụ huynh lẫn bé yêu của họ. Cả bố và mẹ chợt thấy nhiệm vụ của mình đã nâng lên một tầm mới, còn con trẻ được “gia nhập” vào một môi trường xã hội nhiều tương tác, có bạn và cô. Việc chấp nhận và thích nghi của mỗi trẻ khác nhau và cha mẹ cần phải có những bước chuẩn bị thật chu đáo. Cho trẻ làm quen với “lớp mầm non tại gia” Trước hết cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về trường mầm non, nơi quyết định chọn cho bé theo học. Xem xét cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng… Sau đó nên tập dần ở nhà cho bé sinh hoạt theo lịch sinh hoạt ở trường như đăng ký các món ăn nấu theo khẩu vị của nhà trường cho bé tập ăn. Nếu có thể thì nên mua cho bé một ít đồ dùng sinh hoạt giống ở trường để bé không bỡ ngỡ khi sử dụng chúng như muỗng, chén, ca nhựa, ghế ngồi… Bước tiếp theo là tập cho bé một số thói quen ăn, ngủ vệ sinh tương tự các yêu cầu của trường mầm non như: đeo yếm khi ăn, ngồi ăn tại bàn, ngủ trên nệm chứ không nằm võng, biết ngồi bô…. Chuẩn bị tinh thần cho bé Đây là giai đoạn mà nếu cha mẹ không chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý cho trẻ thì khi đến trường mẫu giáo, đối diện với khung cảnh lạ, nề nếp sinh hoạt mới, người chăm sóc mới cùng với việc xa cha mẹ thường để lại cho bé những dấu ấn không dễ chịu chút nào. Khi đã nắm lịch nhập học, cha mẹ cũng không nên cho bé đi học một cách đột ngột mà bỏ qua bước thích nghi dần của bé. Hãy để bé tiếp xúc với nhiều người lạ hơn, tạo cho bé sự thích thú về môi trường mới như kể cho bé nghe nhiều điều hấp dẫn với thái độ thật trìu mến về những người bạn mới để cùng chơi trò bác sĩ, có cô giáo dạy con múa hát, đưa bé đi tham quan trường và ngắm nhìn bạn bè vui đùa, sinh hoạt học tập… Mỗi ngày hoặc cách ngày nên đưa bé đến để làm quen với cô giáo, các bạn cùng lứa tuổi. Khoảng 1, 2 tuần lễ đầu, hãy cùng vào lớp với bé khoảng 15 – 30 phút. Nếu con bạn quá nhút nhát, nên gửi bé nửa buổi trong thời gian đầu để bé quen dần với việc không có người thân bên cạnh. Bế bé tham gia các hoạt động của lớp cùng với các bạn và cô, cho bé chơi các đồ chơi trong lớp, hướng bé chơi cùng 1 – 2 bạn khác. Tùy vào thái độ của bé, có thể cho bé ở cả ngày hay nửa buổi và thời gian được tăng lên từ từ mỗi ngày. Tuyệt đối không để bé ở lại cả ngày một cách đột ngột, nhất là ngày đầu tiên lại đón trễ, để bé nhìn cảnh các bạn được cha mẹ đón về còn mình thì chưa được ai đón cả. Cần trao đổi với cô giáo ngày nào có thể để bé ở lại lớp một mình. Cũng không nên nói dối bé để trốn về hay đứng nấp ở ngoài nhìn vào tạo cho bé có thói quen hướng ra ngoài tìm kiếm, chờ đợi, không yên tâm và tập trung được khi ở trong lớp… Nhiều cha mẹ đã từng dùng phương pháp này hoặc đe nẹt, hù dọa con để “buộc” bé đến trường nhưng đó không phải là biện pháp hay. Cùng một thể lực tốt Song song với việc định hướng tinh thần thì cha mẹ cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé, nhất là những ngày sắp đi học. Nếu thể lực không tốt, bé sẽ thấy khó chịu, dễ hờn dỗi, bướng bỉnh… Trong những ngày này, gia đình cần có sự thống nhất rõ ràng, tránh tình trạng cha muốn cho con đi học mà mẹ thì lưỡng lự vì xót con hoặc cha mẹ muốn mà ông bà lại thương cháu muốn giữ cháu ở nhà chăm sóc. Cần chuẩn bị tinh thần rằng sẽ có một số trường hợp ngoài dự kiến xảy ra cho sức khỏe của bé như: Trẻ hay khóc, nôn ói, biếng ăn, ngủ không ngon giấc và sụt cân. Chứng sợ xa cha mẹ cũng khiến nhiều trẻ có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ như ngủ mơ, nói sảng hay rối loạn tiểu tiện như đái dầm hay nín tiểu… Nhưng một khi bé đã thích nghi thì những biểu hiện này sẽ dần được cải thiện và đi vào ổn định. Nếu được chuẩn bị tốt, bé sẽ bớt căng thẳng, sợ hãi trong những ngày học đầu tiên. Đi đôi với các biện pháp bảo vệ con trước dịch cúm A/H1N1 Hơn ai hết, cha mẹ của các bé mầm non hiểu rõ năm học 2009 diễn ra khó khăn hơn các năm trước do diễn tiến phức tạp của đại dịch cúm A/H1N1. Bởi trường học là môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh hô hấp và đây là điều mà phụ huynh hết sức lo ngại. Để bảo vệ bé, cha mẹ cần nắm bắt rõ điều kiện vệ sinh trong môi trường học tập của bé, phối hợp nghiêm túc và tích cực với nhà trường để kiểm soát dịch bệnh cho con cái mình. Nhiều trường học đã áp dụng việc theo dõi và đo thân nhiệt mỗi ngày cho học sinh để đảm bảo tầm soát bệnh trong phạm vi học tập của trẻ. Họ cũng khuyên rằng cha mẹ cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để cập nhật thông tin về sức khỏe của bé mỗi ngày… Trong các lớp học, cô giáo mầm non sẽ chỉ dẫn cho các bé cách đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, vui chơi, học tập và duy trì giờ giấc sinh hoạt tốt nhất cho bé trong mùa cúm A/H1N1. Vượt qua bước khởi đầu đầy khó khăn ấy và đến lúc nhận thấy rằng: bé đã không còn mếu máo khóc hay hét lên khi bố mẹ quẹo xe vào cổng trường; bé vui vẻ nhờ mẹ mặc áo, tết tóc, đeo ba – lô hăm hở chào ông bà đi học, thích lắng nghe hoặc rít rít kể chuyện về các bạn nhỏ mới quen, về cô giáo về cô và bi bô hát những câu hát dễ thương được học ở trường… đó là lúc bé đã sẵn sàng đến lớp. . Các bước chuẩn bị để bé yêu sẵn sàng đến trường Đưa con đến trường đánh dấu mốc quan trọng đối với phụ huynh lẫn bé yêu của họ. Cả bố và mẹ chợt thấy. thường để lại cho bé những dấu ấn không dễ chịu chút nào. Khi đã nắm lịch nhập học, cha mẹ cũng không nên cho bé đi học một cách đột ngột mà bỏ qua bước thích nghi dần của bé. Hãy để bé tiếp. nhút nhát, nên gửi bé nửa buổi trong thời gian đầu để bé quen dần với việc không có người thân bên cạnh. Bế bé tham gia các hoạt động của lớp cùng với các bạn và cô, cho bé chơi các đồ chơi trong