1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BC 2 năm trường học TT

8 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Hữu Định , ngày 12 tháng 06 năm 2010

  • Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC HỮU ĐỊNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : /BC-TH Hữu Định , ngày 12 tháng 06 năm 2010 BÁO CÁO Kết quả 2 năm triển khai phong trào thi đua “Xây dựng THTT,HSTC” I – Các phương thức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở địa phương: 1. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp: a) Các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo cấp huyện (số/ trích yếu): … … Chỉ thị 40/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 ; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. b) Các văn bản kế hoạch, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT/liên ngành (số/trích yếu): … Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGD&ĐTBVHTTDL-TƯĐTN triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”; Kế hoạch số 38/KH-SGD&ĐT kế hoạch triển khai phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thôngnăm học 2008-2009 và giai đoạn 2008 - 2013. Kế hoạch số 47/KHPGD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành xây dựng và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành từ năm học 2008-2009. Căn cứ kế hoạch số:43 /PGD&ĐT-GDTH ngày 25 tháng 9 năm 2009 của PGD&ĐT Châu Thành V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 ở cấp tiểu học; 2. Sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương (thuận lợi, khó khăn, kết quả, kiến nghị): 3. Các Hội nghị/lớp tập huấn: Các hội nghị đã triển khai cấp huyện :(nêu tên từng hội nghị và tổng số người dự của từng hội nghị): Chuyên đề trưởng học TT học sinh tích cực do trường TH An Hiệp tổ chức năm học 2008-2009 + số người dự: 5 người II - Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường: a) Số điểm trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp: 3 điểm trường. b) Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 19 cây . c) Số trường có công trình vệ sinh xây mới : 1 nhà vệ sinh tạm - Số điểm trường có nhà vệ sinh: 3 công trình hợp vệ sinh . d) Số điểm trường có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: 3 điểm trường. đ) Số điểm trường có đủ cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường: Phòng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học: 3 điểm e) Số điểm trường đã có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn: 3 điểm g) Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) - Số trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh: 177 HS - Trong trường đã đạt được ở mức độ: + Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. + Có chuyển biến tốt trong việc khắc phục hiện tượng thiếu thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở, chuyển biết cụ thể là : trong 2 năm học 20082010 không có trường hợp học sinh thiếu tập sách áo quần - Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”: vận động các mạnh thường quân hỗ trợ trực tiếp, thực hiện tốt chính sách xóa đói gia,3 nghèo có hiệu quả. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Qua thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 nhà trường đã có ưu điểm như sau : - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ thoáng mát, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Học sinh tích cự tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Khu vệ sinh đều sạch sẽ, không có mùi hôi, luôn đảm bảo đủ nước sạch để dội. Thường xuyên nhặt rác, nên không có tình trạng rác bị ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường. Nhà trường đã vận động, kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của Phụ huynh học sinh 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. 2 a) - Số học sinh bỏ học năm học 2008 - 2009: 0 học sinh (HS)/tổng số 168 HS, trong đó: - Số học sinh bỏ học năm học 2009 - 2010: 0 học sinh (HS)/tổng số 177 HS, trong đó b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản lý, Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ 5/2008 đến tháng 5/2010): 01 / 02 người, trong đó: c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ 5/2008 đến tháng 5/2010): 02 / 02 người, trong đó: d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo: Tiểu học:18 / 18 ; đ) Trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh. e) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi (GVG) từ cấp huyện trở lên (năm học 2008 - 2009): 7/13 người, trong đó: g) Số giáo viên đạt GVG từ cấp huyện trở lên (năm học 2009 – 2010): 8/13 người h) Số học sinh đạt Học sinh giỏi toàn diện năm học 2008 - 2009: Tiểu học: 65/ 168 . i) Số học sinh đạt Học sinh giỏi toàn diện năm học 2009 - 2010: Tiểu học: 89HS/ 177 HS k) Số lượng giáo viên được học sinh tôn vinh ở mỗi cấp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không có ) * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Ưu điểm: + GV chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. + Học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo không còn rụt rè, nhút nhát. Tồn tại: Cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp nặng nề, thiếu một số thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên . 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a) Trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày. 3 b) Trường đã tổ chức tuyên truyền và cho 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội, cán bộ, giáo viên, học sinh không xảy vi phạm các tệ nạn xã hội: 177/177 HS. c) Số trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh: 177/177 HS. d) Trường đã tổ chức phổ biến Luật Giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho học sinh: 177/177 HS. đ) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Nhà trường đã chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội, thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá, tuyên truyền thực hiện đúng pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, nhà trường cũng gặp một số khó khăn như một số trang thiết bị phục vụ dạy học được cấp theo chương trình chất lượng chưa cao, chủng loại chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; một bộ phận người dân kinh tế còn khó khăn chưa quan tâm đúng mức đến việc học hành của con cái 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a) Trường có chương trình hoạt động tập thể hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh. b) Trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường: 177/177 tham dự. c) Trường chưa có nhà đa năng. d) Trường chưa có bể bơi. đ) Số trường có đủ diện tích đất theo qui định của trường chuẩn quốc gia: . e) Có tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh cấp huyện/ thành phố: 02 lần. g) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. Sau nhiều năm vắng bóng, cùng với việc khôi phục lễ hội, nhiều trò chơi dân gian cũng được phục dựng. Tuy nhiên, trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, Từ ngày có trò chơi dân gian, các em học sinh rất thích thú, tinh thần đoàn kết giữa học sinh các khối lớp rất cao, ít xích mích cãi nhau như trước. Những HS trai hầu như không còn bày trò nghịch ngợm, các em trầm tính, ít hòa đồng nay cũng tham gia 4 vui chơi cùng các bạn. Từ đó, chính các em cũng tự tìm góp thêm những trò chơi mới, làm cho sân chơi của nhà trường ngày càng phong phú. Việc tổ chức đưa trò chơi dân gian vào trường học thực sự là nội dung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần giáo dục toàn diện cho các em học sinh. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Ưu: Các trò chơi dân gian VN thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Tồn tại: mới chỉ có hai năm thực hiện nên các cấp thực hiện còn lúng túng, còn nhièu giáo viên chưa quan tâm đúng mức , cơ sở vật chất trường còn hạn chế, bất cập nên khó bố trí thời gian, không gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thậm chí cũng đã có dầu hiệu tình trạng chạy theo bệnh thành tích ở một số trường. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a) Trường nhận chăm sóc 1 di tích lịch sử, văn hoá, . - Số lượng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ được nhà trường chăm sóc, hỗ trợ: 0 có - Các công trình, đối tượng khác : 1 đền thờ liệt sĩ xã Hữu Định b) Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay. Thường xuyên định kỳ HS đấn chăm sóc đền thờ liệt sĩ, tạo được thói quen tốt trong đời sống tinh thần của HS. III- Kết quả phong trào: 1. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường tham gia Phong trào thi đua năm học 2009-2010: + Tiểu học: thực hiện Tốt 2. Những tập thể (trường, tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. - Nội dung sáng kiến: Một số biện pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học. - Kết quả thực hiện sáng kiến: khá tốt 3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: Trần Công Đoan , Lê Thị Yến Phi 5 4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của ngành Giáo dục, báo đài: không có 5. Những ý kiến khác. IV. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương: - 1. Kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện Phong trào thi đua : Nội dung 1 : Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn. Qua thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 nhà trường đã có những kết quả như sau : - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ thoáng mát, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. - Học sinh tích cự tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Khu vệ sinh đều sạch sẽ, không có mùi hôi, luôn đảm bảo đủ nước sạch để dội. - Thường xuyên nhặt rác, nên không có tình trạng rác bị ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường. - Nhà trường tổ chức một chuyên đề về xây dựng trường học thân thiện, an toàn.Với sự tham gia của toàn thể CBGV trong đơn vị và tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện qua buổi họp Hội đồng giáo dục. - Nhà trường đã vận động, kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của chính quyền địa phương và PHHS với số tiền gần 3 triệu đồng để xây nhà vệ sinh tạm cho đểm ấp 3. Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập - Bám sát sự chỉ đạo của PGD&ĐT Châu Thành trong thực hiện điều chỉnh chương trình nhà trường triển khai và yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch - Tăng cường việc tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích tính sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Việc dự giờ, kiểm tra được duy trì thường xuyên đều đặn. - Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các hoạt động chuyên đề thao giảng, thi làm Đồ dung dạy học, khai thác thông tin qua mạng Internet để phục vụ bài giảng và các hoạt động giáo dục khác. - GV chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. - Học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng 6 tạo không còn rụt rè, nhút nhát. - Học sinh còn chủ động giúp đỡ nhau học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể như tham gia rất đông đủ các trò chơi dân gian qua ngày lễ lớn 26/3. Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh + Học sinh được rèn các kỹ năng sống : - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. + Giáo dục về chống bạo hành, bạo lực trong nhà trường đã không có xảy ra. Nội dung 4 : Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. + Nhà trường tổ chức cho học sinh tặng hoa nhằm ôn lại kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11. + Dạy học lồng ghép. + Nhà trường tổ chức tương đối tốt việc cho học sinh đọc chuyện, sách, báo Nhi đồng. + Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức trong các hoạt động ngoài giờ trên lớp. - Thầy cô giáo phải thân thiện trong dạy học, đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh một cách công bằng, khách quan với lương tâm trách nhiệm của nhà giáo. Nội dung dạy học đảm bảo chuẩn KT - KN cũng như tùy theo đối tượng học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. - Giáo viên phải rèn cho học sinh thói quen tự học, chủ động tìm kiến thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Gắn chặt giữa học với hành, rèn kĩ năng và phương pháp học tập. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc học hiệu quả ngày càng cao. - Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường, đảm bảo học hết cấp học. Giảm lưu ban, bỏ học bằng nhiều biện pháp. Quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu kém. - Tạo sự gắn bó mật thiết giữa thầy và trò, tạo niềm đam mê để cho học sinh thích thú hơn với học tập và gắn bó hơn với trường lớp. Nội dung 5 : Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở địa phương. - Tại địa phương, địa bàn không có di tích lịch sử chỉ có đần thờ liệt sĩ. 7 - Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng 3/ 2/2010 lồng ghép qua các buổi sinh hoạt dưới cờ. - Tổ chức Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thường xuyên trong các bụổi sinh họat cờ. c) Những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế , tại địa phương. Tại địa phương, địa bàn không có di tích lịch sử cần tổ chức cho các em tìm hiểu chỉ có đần thờ liệt sĩ hiện đang được HS nhà trường nhận chăm sóc. 4. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết . Cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp nặng nề, Hoạt động dạy và học có đổi mới phương pháp nhưng chưa đều, và đặc biệt vẫn còn một số ít học sinh chưa chuyên cần trong học tập và chưa khuyến khích được đại bộ phận học sinh sáng tạo, vươn lên và có ý thức tự học. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm nhưng hiệu quả còn chưa cao. Thể hiện: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt chưa linh hoạt, một số ít học sinh thiếu ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ. 5. Những kiến nghị, đề xuất của Ban chỉ đạo phong trào thi đua đối với Ban chỉ đạo Phong trào thi đua của huyện, tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các kiến nghị đối với Đảng, chính quyền địa phương. - Nhiệm vụ triển khai thực hiện “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010 và giai đoạn 2008-2013 là việc làm tuy không mới nhưng là nhiệm vụ khó khăn vì khi thực hiện sẽ phải huy động sức mạnh của tất cả các lực lượng trong toàn trường và ngoài xã hội; đây là việc làm đòi hỏi phải đổi mới nhiều mối quan hệ nhiều khi đã trở thành quen thuộc khó đổi thay của Thầy – Trò – Các lực lượng liên quan. Chính vì khó khăn đó nhà trường kiến nghị: - Kiến nghị BCH Đảng Uỷ, HĐND, UBND và UBMT xã có sự chỉ đạo cụ thể để các ban ngành, các tổ chức đoàn thể phối hợp với nhà trường trong việc “Xây dựng trường học TT – học sinh TC” để có thể về đích thắng lợi vào năm 2012 Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG -PGD&ĐT CT ( để BC) ; -Lưu VT. Trần Công Đoan 8 . (năm học 20 09 – 20 10): 8/13 người h) Số học sinh đạt Học sinh giỏi toàn diện năm học 20 08 - 20 09: Tiểu học: 65/ 168 . i) Số học sinh đạt Học sinh giỏi toàn diện năm học 20 09 - 20 10: Tiểu học: . em tự tin trong học tập. 2 a) - Số học sinh bỏ học năm học 20 08 - 20 09: 0 học sinh (HS)/tổng số 168 HS, trong đó: - Số học sinh bỏ học năm học 20 09 - 20 10: 0 học sinh (HS)/tổng số 177 HS, trong. phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành từ năm học 20 08 -20 09. Căn cứ kế hoạch số:43 /PGD&ĐT-GDTH ngày 25 tháng 9 năm 20 09 của PGD&ĐT Châu

Ngày đăng: 11/07/2014, 17:00

w