Trong những năm gần đây, chính sách an sinh xã hội đã và đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là những chương trình chính sách dành cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội như ngư
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1 Khái niệm Thanh tra: 5
2 Mục đích của hoạt động thanh tra: 5
3 Thanh tra lao động, thương binh và xã hội: 6
4 Thanh tra chính sách xã hội: 6
5 Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động thanh tra: 7
II/ THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 8
1 Tổng quan về công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình……….8
1.1 Việc thực hiện đề án số 02 của HĐND tỉnh về “Hỗ trợ xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2010” 9
1.2 Hỗ trợ vốn và kĩ thuật cho các hộ nghèo, giúp họ vươn lên làm kinh tế .10
1.3 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động 12
2 Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở thành phố Ninh Bình 13
2.1 Chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là người nghèo 13
2.2 Trợ giúp, tạo điều kiện để hộ nghèo ổn định sản xuất 14
3 Thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 16
ở huyện Nho Quan 16
Trang 23.1 Hỗ trợ khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất cho người dân xã Quảng
Lạc: 17
3.2 Chuyển đổi mô hình kinh tế, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm 18
3.3 Hỗ trợ cho vay ưu đãi, đảm bảo chính sách xã hội: 19
III/ ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT 19
1 Một số mặt tồn tại, hạn chế: 19
2 Định hướng giải pháp: 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chính sách an sinh xã hội đã và đang được Đảng,Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là những chương trình chính sách dành cho nhómđối tượng yếu thế trong xã hội như người nghèo Trong hơn 20 năm thực hiện côngcuộc đổi mới, công tác xoá đói giảm nghèo của ta đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng, được nhân dân ghi nhận và bạn bè quốc tế đánh giá cao Năm 2009, trong bốicảnh chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới,Nhà nước ta vẫn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp và chương trình xoá đói giảmnghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội Nhiều mô hình, chính sách được đưa ranhằm giúp người dân vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo; xây dựng Quỹ vìngười nghèo; hàng năm lấy ngày 31 tháng 12 là ngày Tết của người nghèo-ngày hộiNối vòng tay lớn, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cả dân tộc Đó là những
nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xóađói giảm nghèo
Phát huy tinh thần đó, Ninh Bình tự hào là một trong những tỉnh hoàn thànhsớm chương trình “xóa nhà tranh tre nứa lá” và giúp người dân vươn lên làm kinh tế
để thoát nghèo của cả nước Nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng vớidiện tích tự nhiên trên 1400 km2 và dân số là 898.459 người, Ninh Bình xuất phátđiểm là một tỉnh miền núi nghèo, đại bộ phận dân cư sống bằng nghề sản xuất nôngnghiệp, trồng lúa nước và một số nghề thủ công truyền thống (thêu ren, dệt cói…) nênđời sống còn nhiều khó khăn với 23 xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm trên tổng số
144 phường xã Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy, hộiđồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, cùng sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành,đoàn thể và tầng lớp nhân dân, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã gặt hái đượcnhững thành công vượt bậc Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây nhiều chương trình, dự
án, chính sách đã được tỉnh đề ra và triển khai thực hiện góp phần tăng hiệu quả của
Trang 4công tác xóa nghèo lên đáng kể, như là: ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày
15/10/2007 và Đề án số 15 của UBND tỉnh về “Tăng cường lãnh đạo đối với công tác
giảm nghèo đến năm 2010”, Đề án số 02 của HĐND tỉnh về việc “Hỗ trợ xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2009”, chính sách
hỗ trợ vốn…
Để làm rõ hơn về việc thực hiện những hoạt động này đã và đang được diễn ra
như thế nào, tôi đã thực hiện đề tài “Thanh tra việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” nhằm ghi nhận
những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của Đảng bộ và nhân dânNinh Bình trong thực hiện chính sách xóa đói nghèo của Nhà nước ta, từ đó đưa ranhững kiến nghị và giải pháp phù hợp
Trang 5NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm Thanh tra:
Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước do độingũ chuyên biệt thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những nhân tố tíchcực, phát hiện những sai phạm để xử lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tranhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hànhpháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộcngành, lĩnh vực đó
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra
nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tốcáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,doanh nghiệp nhà nước
Trang 62 Mục đích của hoạt động thanh tra:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chínhsách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắcphục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
3 Thanh tra lao động, thương binh và xã hội:
Thanh tra lao động, thương binh và xã hội là cơ quan thanh tra thuộc ngành laođộng, thương binh và xã hội; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh trachuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi và chức năng quản lý nhà nước của
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, bao
gồm: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động,người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng,chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)trong phạm vi cả nước
4 Thanh tra chính sách xã hội:
Thanh tra chính sách xã hội là một trong những hoạt động chuyên môn củathanh tra ngành lao động thương binh xã hội
Thanh tra chính sách xã hội nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đánh giá đúng
việc tổchức thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội ở mỗi cấp;khẳng định những ưu điểm của địa phương, của cơ quan quản lý nhà nước; phát hiệnnhững khâu dễ nảy sinh tiêu cực dẫn đến sai phạm trong việc thực hiện chính sách;
Trang 7các tồn tại cơ bản trong quy trình thẩm định, xét duyệt, chế độ trợ giúp và thực hiệncác chính sách theo quy định của pháp luật; phân định rõ trách nhiệm, chức năng củacác cơ quan, ban, ngành có liên quan đến việc xác nhận lập hồ sơ để giải quyết chế độcho các đối tượng; xử lý những người, những tổ chức làm sai dẫn đến sai phạm làmthiệt hại cho đối tượng hoặc làm thất thoát ngân sách nhà nước; kiến nghị với Đảng,Nhà nước, các bộ, ngành và các đối tác có liên quan sửa đổi và bổ sung chính sách vàpháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đối tượng thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp đối với các đối tượngbảo trợ xã hội rất rộng, bao gồm: Các tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hộnghèo, hội đồng xét duyệt, xác nhận mức độ dị dạng, dị tật, khả năng tự lực trong sinhhoạt, tình trạng đơn thân, trẻ em mồ côi v.v ; các cơ quan quản lý, thực hiện chế độtrợ giúp; các cá nhân làm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ; trung tâm bảo trợ xã hội,
cơ sở từ thiện, mái ấm, nhà mở, cơ sở trợ giúp v.v ; các cá nhân có liên quan đến việcthực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng hưởngchính sách trợ giúp: gồm 17 đối tượng (9 nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp thườngxuyên và 8 nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp đột xuất) được quy định tại Nghị định67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã mở rộng thêm một
số đối tượng (không yêu cầu phải là hộ gia đình nghèo) như người tàn tật và người mắc bệnhtâm thần…
5 Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động thanh tra:
Luật Thanh tra 2010
Nghị định 31/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra lao độngthương binh và xã hội
Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra 2010
Trang 8Nghị định 161/2007/NĐ-CP sửa đổi Điều 48 Nghị định 41 hướng dẫn Luậtthanh tra
Nghị định 100/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Thanh tra viên và CTV thanhtra
Quyết định 04/2008/QĐ-BNV ngày 17/11/2008 về tiêu chuẩn nghiệp vụ cácngạch công chức ngành Thanh tra
Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 về Quy chế hoạt động Đoànthanh tra
Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 quy định quy trình tiến hành mộtcuộc thanh tra
Thông tư 05/2011/TT-TTCP Quy định về phòng, chống tham nhũng trongngành thanh tra
Thông tư 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC ngày 19/01/2006 hướng dẫn thựchiện Quyết định 202
Quyết định 1657/2005/QĐ-TTCP ngày 06/09/2005 về Quy chế bảo vệ bí mậtnhà nước trong ngành Thanh tra
II/ THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
1 Tổng quan về công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, từ năm
2005 đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7,2% (tương đương 2250 hộ)
Trang 9Tỷ lệ hộ nghèo ở Ninh Bình giai đoạn 2005-200816.2
13.76
11.38
9
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
đề án số 15 của UBND tỉnh về “Tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo
đến năm 2010” với nhiều chương trình, dự án được thực thi, đem lại những kết quả
chuyển biến tích cực
1.1 Việc thực hiện đề án số 02 của HĐND tỉnh về “Hỗ trợ xây mới, cải tạo
và sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2010”
Những năm qua ở Ninh Bình, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sởthường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thốngchính trị và nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, nhất làchính sách “xóa nhà tranh tre, vách đất” kết hợp ưu đãi hỗ trợ cho hộ nghèo, vùngnghèo như tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, giải quyết việclàm…tạo điều kiện cho nhiều hộ chủ động vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ
Trang 10hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân Đặc biệt trong những năm gần đây, do tìnhhình thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra, nhà ở của các hộ nghèo lại càng hư hỏng, xuốngcấp Đến giữa năm 2008, toàn tỉnh có 1120 hộ khó khăn về nhà ở, trong đó 199 hộchưa có nhà ở, 757 hộ có nhà hư hỏng nặng, dột nát, xuống cấp nghiêm trọng, tậptrung ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn…
Thông qua đề án này, các địa phương đã tích cực phối hợp với các ngành chứcnăng trong việc hoàn thành các quy trình, thủ tục theo đúng quy định nhằm nhanhchóng hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn được sửa chữa, xây mới nhà ở, sớm ổnđịnh cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo Kinh phí hỗ trợ đều dùng để mua vậtliệu, đối với nhà xây mới cấp 4 diện tích tối thiểu 18m2, mái nhà lợp ngói hoặc phi-brô-xi măng là 25 triệu đồng/nhà; cải tạo, sửa chữa 12,5 triệu đồng/nhà Tính đến hếtnăm 2008, toàn tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 54 hộ, xây mới, sửa chữa 821 nhà (xây mới
422 nhà, sửa chữa 399 nhà) cho người nghèo và gia đình chính sách, đạt 225,5% kếhoạch năm 2008 Nếu như trước đây ở nhiều vùng quê Ninh Bình cái đói, nghèo luôn
đi liền với những ngôi nhà tranh vách đất dột nát xiêu vẹo thì nay bộ mặt làng xóm đổithay nhiều bởi những ngôi nhà kiên cố, khang trang nồng ấm tình thương ngày mộtnhiều lên Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước về công tác này
Chủ tịch UBND xã Yên Thái, một trong những xã nghèo nhất huyện Yên Mô
có nhiều nhà dột nát, khó khăn về nhà ở cho biết: Đề án 02 giải quyết vấn đề trăn trởcủa xã bấy lâu, giúp nhiều hộ dân bảo đảm nơi ăn ở, có bước chuyển cải thiện đờisống, từ đó phấn khởi yên tâm làm ăn thoát nghèo
1.2 Hỗ trợ vốn và kĩ thuật cho các hộ nghèo, giúp họ vươn lên làm kinh tế
Chính sách “ưu đãi cho vay” hướng tới những đối tượng khó khăn cũng là mộttrong những giải pháp chiến lược trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh NinhBình Năm 2008, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tổ chức giải ngân kịp thời
Trang 11nguồn vốn do ngân sách tỉnh chuyển sang để tạo điều kiện cho hộ nghèo ở 23 xã có tỷ
lệ hộ nghèo cao vay vốn phát triển sản xuất
Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để người dân các xã nghèo được đi xuấtkhẩu lao động, Ngân hàng có chính sách hỗ trợ mức cho vay từ 30-50 triệuđồng/người, trong đó có 13 hộ được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh Hỗ trợ lãi suất cho các
hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền trên 456 triệu đồng
Hầu hết nguồn vốn được giải ngân đều được ủy thác và lồng ghép vào cácchương trình, dự án của các cấp Hội, đoàn thể nên rất phù hợp với nhu cầu việc làmcủa từng thành viên tham gia Đồng thời thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn đượcthành lập ở từng thôn, xã và được ban xóa đói giảm nghèo xã, phường trực tiếp kiểmtra, quản lý thông qua các tổ trưởng nên tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích đượchạn chế đến mức thấp nhất Nhiều hộ gia đình được vay vốn của Ngân hàng Chínhsách xã hội đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút và tạo việc làm cho nhiềulao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống Không chỉ được vay vốn, những đối tượngnày còn được tư vấn giúp đỡ về phương hướng, cách thức sản xuất nên đa số hộ nghèo
đã làm ăn có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo Ở khắp mọi vùng miền, thôn bản,vùng sâu, vùng xa đã và đang xuất hiện nhiều hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả, vươnlên hộ khá giả Điển hình là anh Phùng Duy Ba, xã Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) Trướcnăm 2000, gia đình anh còn nằm trong diện hộ nghèo, chỉ trông vào mấy sào ruộng,cuộc sống gặp không ít khó khăn Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xãhội, gia đình anh phát triển kinh tế trang trại và kinh doanh dịch vụ Đến nay, gia đìnhanh đã thoát nghèo, không những trả được nợ cho ngân hàng mà còn xây dựng được
cơ ngơi khang trang
Theo báo cáo thống kê năm 2005 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh,tổng nguồn vốn hỗ trợ cho vay ưu đãi là 260.000 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng
Trang 12phục vụ người nghèo là 238.500 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương là 4.500 triệuđồng, vốn dự án Việt-Đức Fa III là 6.000 triệu đồng, vốn huy động cộng đồng là11.000 triệu đồng Cũng trong năm này, có 19.350 lượt hộ nghèo và cận nghèo đượcvay với tổng số tiền 339.700 triệu đồng tạo điều kiện để các hộ vươn lên làm kinh tế.
1.3 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động
Bên cạnh các chương trình, dự án hỗ trợ cho người nghèo, tỉnh cũng rất chútrọng đến công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xóa đói giảmnghèo Cụ thể:
-Đầu tư mở rộng quy mô cũng như chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.Toàn tỉnh đã thành lập và xây thêm 3 trường dạy nghề, nâng tổng số cơ sở đào tạonghề trên địa bàn lên 15 đơn vị Chỉ tính riêng năm 2009 đã đào tạo nghề cho trên33.000 lượt người, trong đó dạy nghề dài hạn là 9.000 lượt, dạy nghề ngắn hạn vàchuyển giao kĩ thuật tại các cơ sở dạy nghề là 18.000 người, dạy nghề cho lao độngnông thôn và người tàn tật là 6.000 lượt, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 26%
-Hàng năm triển khai tổ chức nhiều buổi tư vấn giới thiệu việc làm cho đoànviên thanh niên; phối hợp với các cơ sở dạy nghề giới thiệu, hướng dẫn đoàn viênđăng kí học nghề
-Tăng cường giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, nhất là những lao độngthuộc diện nghèo bằng cách sử dụng những tiềm năng sẵn có, liên kết với các doanhnghiệp tại địa phương trong sản xuất (các làng nghề, hợp tác xã, trang trại, vùngchuyên canh…)
Mục tiêu của Ninh Bình là mỗi năm có từ 40-45 nghìn người lao động được đàotạo nghề, đưa tỷ lệ lao động được qua đào tạo lên 50%, góp phần hoàn thành mục tiêugiảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8% năm 2010