Giống bắt đầu được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ năm 2000-2003 và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống chính thức năm 2004.. Khả năng chống đổ và chịu hạn tốt, ít s
Trang 1Giống ngô lai HQ 2000
1 Nguồn gốc:
Giống ngô lai HQ2000 do Viện Nghiên cứu ngô lai tạo từ năm
2000 bằng phương pháp lai đỉnh Giống bắt đầu được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ năm 2000-2003 và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống chính thức năm 2004
2 Một số đặc điểm, đặc tính của giống
Giống thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng dài ngày: vụ xuân
105 - 125 ngày; vụ thu 90 - 95 ngày; vụ đông 102 - 110 ngày Khả năng chống đổ và chịu hạn tốt, ít sâu bệnh Chiều cao cây 190 ± 15 cm, cao đóng bắp 90 ± 15 cm, bắp dài 20 ± 3 cm, lá bi kín, có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1.000 hạt 290 - 330 gram; Hạt màu vàng, dạng bán đá; Tiềm năng năng suất
từ 80 - 100 tạ/ha
3 Quy trình kỹ thuật thâm canh
Trang 2* Thời vụ: Trồng theo thời vụ ở các địa phương, cần bố trí sao
cho ngô tránh trỗ cờ khi khô nóng các tháng 7-8 ở miền Bắc, tháng 6-7 ở miền Trung, hoặc khô lạnh (15/2) ở đồng bằng sông Hồng
* Chọn đất có điều kiện thâm canh để có năng suất cao và
tăng hiệu quả sản xuất
* Mật độ gieo trồng
+ Mật độ 5 - 5,5 vạn cây/ha
+ Khoảng cách 70 x 26-30 cm (1 cây/hốc) hoặc 70 x 60 (2 cây/hốc)
+ Lượng giống 15-20 kg/ha
* Phân bón và cách bón: Bón đầy đủ, sớm và đúng cách (bón
xa hạt khi gieo và xa gốc khi cây non), tuỳ theo từng vùng mà điều chỉnh lượng phân bón cho thích hợp
- Lượng phân bón cho 1 ha: 10-15 tấn phân chuồng + 300-400
kg ure + 300-450 kg lân supe + 160-200 kg kaly clorua
- Cách bón:
Trang 3+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân
+ Bón thúc lần 1 khi ngô 3-4 lá, xới phá váng, bón 1/3 lượng ure + 1/2 kaly và vun lấp kín phân sau khi bón
+ Thúc lần 2 khi ngô 9-10 lá, xới cỏ trong hàng, bón 1/3 ure + 1/2 kaly, vun cao lấp phân
+ Thúc lần 3 trước khi ngô trỗ 7-10 ngày, bón hết số đạm còn lại, vun lấp phân
* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Tỉa định cây, đảm bảo mật độ (có thể đánh dặm khi ngô còn non nếu thấy cần thiết)
Tưới nước khi cần (sau bón phân), đặc biệt từ trước trỗ 10 ngày đến khi chín sữa nếu gặp hạn sẽ giảm 30-50% năng suất
Phòng trừ sâu bệnh: sâu xám, nhậy trong đất, dùng 15-20 kg Vibam hoặc VIbasu 10H/1 ha, rắc vào rạch trước khi gieo Phòng trừ sâu đục thân và đục bắp bằng Vibam 5H (rắc 4-5 hạt vào đọt) Dọn bớt lá gốc khi bệnh mới xuất hiện
* Thu hoạch
Trang 4Nên thu hoạch khi hạt ngô chín sinh lý, thu hoạch khi thấy lá
bi khô, chân hạt có điểm đen
Ngô thu về không để đắp đống, cần tiến hành phơi, tẽ hạt ngay, sau đó quạt sạch, bảo quản trong dụng cụ kín và để nơi khô ráo để tránh mọt, đảm bảo chất lượng protein