Giải vô địch bóng đá thế giới Giải vô địch bóng đá thế giới Chiếc cúp vô địch World Cup hiện nay . Được sử dụng từ World Cup 1974. Năm bắt đầu 1930 Khu vực (FIFA) Số đội tham dự 32 (Vòng chung kết) 204 (Vòng loại World Cup 2010) Đương kim vô địch Ý (4 lần) Đội tuyển thành công nhất Brasil (5 lần) Trang chủ www.fifa.com/worldcup/ Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 Giải vô địch bóng đá thế giới, còn gọi World Cup, là giải đấu bóng đá do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức bốn năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước hội viên FIFA. Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930, và chỉ bị gián đoạn hai lần vào các năm 1942 và 1946 do Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thể thức thi đấu hiện tại cho phép 32 đội bóng xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết được tổ chức 4 năm một lần. Vòng loại, được tổ chức trong khoảng thời gian 3 năm trước đó nhắm xác định các đội dành quyền vào chơi vòng chung kết cùng nước chủ nhà. World Cup là sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm đông đảo nhất trên toàn thế giới, ước tính đã có khoảng 715.1 triệu người theo dõi trận chung kết World Cup 2006. [1] Qua 18 lần được tổ chức, đã có 7 quốc gia đứng lên bục đăng quang. Brasil là đội duy nhất tham dự đủ 18 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải. Tuyển Ý hiện là đương kim vô địch thế giới và đã tổng cộng 4 lần giành ngôi cao nhất, tiếp đó là Đức với ba danh hiệu. Các nhà vô địch khác là Uruguay, đội vô địch giải đầu tiên, cùng Argentina, Anh và Pháp. • Lịch sử Ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất của các quốc gia trong một trận cầu tranh chức vô địch thế giới bắt nguồn từ thập niên 1920, do một nhóm các nhà quản lý bóng đá Pháp, đứng đầu là Jules Rimet, đề xướng. Nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch bóng đá thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua năm 1928. Trong thời kỳ này bóng đá nhà nghề đã có một quy mô rộng lớn song những cuộc đấu ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ nghiệp dư tham gia nên không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của giới bóng đá. Tên gọi chính thức về Giải vô địch bóng đá thế giới đã có vài lần thay đổi. Thoạt đầu nó được gọi là "Cúp thế giới" (World Cup, Coupe du monde) sau đó là "Cup Jules Rimet" (tên của cựu chủ tịch FIFA), rồi đến "Giải vô địch bóng đá thế giới - Cup Jules Rimet" và sau cùng là "Giải vô địch bóng đá thế giới". Giải đấu đầu tiên năm 1930 chính thức được tổ chức tại Uruguay, với sự tham dự của 13 đội tuyển. Và chiếc cúp vàng thứ nhất mang tên "Jules Rimet" đã lọt vào tay chính đội chủ nhà. FIFA World Cup diễn ra đều đặn 4 năm một lần, trừ hai kỳ bị huỷ bỏ vào các năm 1942 và 1946 vì ảnh hưởng của Thế chiến thứ hai. Trong thập niên 1950, giải vô địch bóng đá thế giới nhanh chóng tái khẳng định vị trí và tiếp tục duy trì thế độc tôn là sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại, được tổ chức luân phiên ở các nước khu vực châu Âu và châu Mỹ. Thế nhưng mãi đến kỳ thi đấu gần đây nhất người ta mới thấy một bước đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai World Cup 2002. [sửa] Cúp Từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch thế giới được trao "cúp vàng" mà trong các văn kiện chính thức của FIFA gọi là "vật phẩm nghệ thuật". Đó là bức tượng nhỏ hình "Nữ thần chiến thắng Nike" (theo thần thoại Hy Lạp) mà trong giới bóng đá thường gọi là tượng "Nữ thần vàng". Theo đơn đặt hàng của FIFA, chiếc tượng này được hoàn thành năm 1928 do một người thợ kim hoàn ở Paris tên là Abel Lafleur đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), trị giá 10.000 USD. Trước Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1970, FIFA giữ "Cup vàng" theo điều lệ quy định để rồi trao cho liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc nước có đội bóng đoạt chức vô địch thế giới rồi trả lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau. Năm 1970, sau ba lần vô địch, như trong điều lệ quy định, đội Brasil đã được trao tặng vĩnh viễn "Nữ thần vàng". Sau đó FIFA đặt làm chiếc cup mới lấy tên là Cup thế giới FIFA. Chiếc cup này là Cup luân lưu, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn cả. Những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng chiếc cup mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc được giữ chiếc cup chính thức trong thời gian giữa hai giải vô địch bóng đá thế giới. Chiếc cup mới được đúc bằng vàng thật do nghệ sỹ người Ý Silvio Gazzaniga sáng tác, chiều cao 36 cm, nặng 6.175 kg, trị giá 20.000 USD. Cup này do người thợ kim hoàn Stabilimento Artistico Bertoni ở thành phố Milano đúc. Chiếc cúp mang hình hai thanh niên với bốn cánh tay giơ cao đỡ lấy quả Địa Cầu. [2] [sửa] Các kỷ lục và thống kê Bài chi tiết: Các kỷ lục và thống kê của giải vô địch bóng đá thế giới Hai cầu thủ có số lần tham dự các vòng chung kết World Cup nhiều nhất là tuyển thủ Mexico Antonio Carbajal và cựu đội trưởng đội tuyển CHLB Đức Lothar Matthäus (cả hai cùng năm lần góp mặt). [3] Matthäus cũng là người chơi nhiều trận nhất với tổng cộng 25 lần được ra sân. [4] Huyền thoại Pelé là người duy nhất ba lần vô địch World Cup với tư cách cầu thủ, [5] Người ghi nhiều bàn thắng nhất tại các kỳ World Cup là tuyển thủ Brasil Ronaldo, với 15 lần làm tung lưới đối phương qua trong ba lần tham dự giải. Đứng thứ hai là tay săn bàn người Tây Đức Gerd Müller với 14 lần lập công. [6] Ở vị trí thứ ba là trung phong huyền thoại người Pháp Just Fontaine, người cũng đồng thời giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được tại một kỳ World Cup, với thành tích 13 bàn ghi được tại giải năm 1958. [7] Mário Zagallo và Franz Beckenbauer là hai người duy nhất đồng thời vô địch World Cup với tư cách cầu thủ rồi huấn luyện viên. Zagallo vô địch các giải năm 1958 và 1962 khi còn đang thi đấu rồi giải năm 1970 khi chuyển sang vai trò huấn luyện viên. [8] Beckenbauer vô địch giải năm 1974 khi đeo băng đội trưởng đội tuyển Tây Đức và giải năm 1990 với tư cách ngưởi chỉ đạo đội. [9] Còn huấn luyện viên tuyển Ý Vittorio Pozzo là người duy nhất từng hai lần giành ngôi vô địch. [10] Tính đến hết World Cup 2006, Brasil cùng Đức là hai đội từng thi đấu nhiều trận nhất tại giải, cùng 92 trận. Brasil là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất, 201 bàn. [11] Hai đội gặp nhau duy nhất một lần trong lịch sử thi đấu tại giải của mình, vào trận chung kết năm 2002. [sửa] Kết quả Năm Nước chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba Vô địch Tỉ số Á quân Hạng 3 Tỉ số Hạng 4 1930 Chi tiết Uruguay Uruguay 4–2 Argentina Hoa Kỳ [note 1] Nam Tư 1934 Chi tiết Ý Ý 2–1 (a.e.t) Tiệp Khắc Đức 3–2 Áo 1938 Chi tiết Pháp Ý 4–2 Hungary Brasil 4–2 Thụy Điển 1950 Chi tiết Brasil Uruguay [note 2] Brasil Thụy Điển [note 2] Tây Ban Nha 1954 Chi tiết Thụy Sỹ Tây Đức 3–2 Hungary Áo 3–1 Uruguay 1958 Chi tiết Thụy Điển Brasil 5–2 Thụy Điển Pháp 6–3 Tây Đức 1962 Chi tiết Chile Brasil 3–1 Tiệp Khắc Chile 1–0 Nam Tư 1966 Chi tiết Anh Anh 4–2 (a.e.t) Tây Đức Bồ Đào Nha 2–1 Liên Xô 1970 Chi tiết Mexico Brasil 4–1 Ý Tây Đức 1–0 Uruguay 1974 Chi tiết Tây Đức Tây Đức 2–1 Hà Lan Ba Lan 1–0 Brasil 1978 Chi tiết Argentina Argentina 3–1 (a.e.t) Hà Lan Brasil 2–1 Ý 1982 Chi tiết Tây Ban Nha Ý 3–1 Tây Đức Ba Lan 3–2 Pháp 1986 Chi tiết Mexico Argentina 3–2 Tây Đức Pháp 4–2 (a.e.t) Bỉ 1990 Chi tiết Ý Tây Đức 1–0 Argentina Ý 2–1 Anh 1994 Chi tiết Hoa Kỳ Brasil 0–0 (3–2) (pen) Ý Thụy Điển 4–0 Bungary 1998 Chi Pháp 3–0 Croatia 2–1 tiết Pháp Brasil Hà Lan 2002 Chi tiết Hàn Quốc & Nhật Bản Brasil 2–0 Đức Thổ Nhĩ Kỳ 3–2 Hàn Quốc 2006 Chi tiết Đức Ý 1–1 (5–3) (pen) Pháp Đức 3–1 Bồ Đào Nha Notes 1. ^ Không có trận tranh giải ba chính thức tại World Cup 1930; Hai đội tuyển Hoa Kỳ và Nam Tư đều thua tại vòng bán kết. FIFA hiện nay công nhận Hoa Kỳ giành hạng ba và Nam Tư giành hạng tư căn cứ vào thành tích thi đấu trước đó tại giải của hai đội. [12] 2. ^ a b Không có trận chung kết chính thức tại World Cup 1950. [13] Đội vô địch được xác định qua một lượt đấu vòng tròn tính điểm giữa bốn đội lọt vào vòng cuối cùng (Uruguay, Brasil, Thụy Điển, và Tây Ban Nha). Tuy nhiên, trận đấu giữa Uruguay và Brasil tại lượt đấu cuối cùng mang tính quyết định đội nào giành ngôi vô địch. Vì vậy, trận đấu này thường xuyên được coi như trận chung kết của World Cup 1950. [14] . Các quốc gia vô địch Tổng cộng, đã có 76 quốc gia ít nhất một lần được tham dự một vòng chung kết World Cup. [15] Trong số này, 7 quốc gia đã từng đăng quang một kỳ World Cup, và giành quyền gắn một ngôi sao trên áo đấu của mình cho mỗi chức vô địch. (Tuy nhiên, Uruguay là ngoại lệ của luật bất thành văn này; Họ gắn 4 ngôi sao trên áo đấu, tượng trưng cho hai tấm huy chương môn bóng đá nam tại các kỳ Thế vận hội 1924 và 1928 cùng hai chức vô địch World Cup các năm 1930 và 1950). Với 5 chức vô địch, Brasil là đội bóng giàu thành tích nhất thế giới, đồng thời là đội bóng duy nhất cho đến nay chưa vắng mặt tại bất kỳ vòng chung kết nào. [16] Ý (1934 và 1938) cùng Brazil (1958 và 1962) là hai đội bóng duy nhất từng bảo vệ thành công chức vô địch của mình. Brasil cùng Đức là hai đội từng chơi nhiều trận chung kết nhất, cùng 7 lần, ngoài ra Đức cũng giữ kỷ lục về số lần lọt vào tới vòng bán kết, với 11 lần. Đội Chức vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Brasil 5 (1958, 1962, 1970, 1994, 2002) 2 (1950 * , 1998) 2 (1938, 1978) 1 (1974) Ý 4 (1934 * , 1938, 1982, 2006) 2 (1970, 1994) 1 (1990 * ) 1 (1978) Đức ^ 3 (1954, 1974 * , 1990) 4 (1966, 1982, 1986, 2002) 3 (1934, 1970, 2006 * ) 1 (1958) Argentina 2 (1978 * , 1986) 2 (1930, 1990) — — Uruguay 2 (1930 * , 1950) — — 2 (1954, 1970) Pháp 1 (1998 * ) 1 (2006) 2 (1958, 1986) 1 (1982) Anh 1 (1966 * ) — — 1 (1990) Hà Lan — 2 (1974, 1978) — 1 (1998) Tiệp Khắc # — 2 (1934, 1962) — — Hungary — 2 (1938, 1954) — — Thụy Điển — 1 (1958 * ) 2 (1950, 1994) 1 (1938) Ba Lan — — 2 (1974, 1982) — Áo — — 1 (1954) 1 (1934) Bồ Đào Nha — — 1 (1966) 1 (2006) Hoa Kỳ — — 1 (1930) — Chile — — 1 (1962 * ) — Croatia — — 1 (1998) — Thổ Nhĩ Kỳ — — 1 (2002) — Nam Tư # — — — 2 (1930, 1962) Tây Ban Nha — — — 1 (1950) Liên Xô # — — — 1 (1966) Bỉ — — — 1 (1986) Bungary — — — 1 (1994) Hàn Quốc — — — 1 (2002 * ) * = Nước chủ nhà ^ = Tính cả thành tích của Tây Đức từ năm 1954 cho đến 1990 # = Quốc gia đã chia tách thành các quốc gia độc lập nhỏ hơn [sửa] Các giải thưởng Bài chi tiết: Các giải thưởng của giải vô địch bóng đá thế giới Hiện có 6 giải thưởng trao cho cá nhân hay toàn đội tuyển cho thành tích thi đấu của họ tại mỗi kỳ World Cup: [17] • Giải Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải, do giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982); Quả bóng bạc và Quả bóng đồng cho hai cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này; [18] • Giải Chiếc giày vàng cho vua phá lưới của giải. Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng cho hai cầu thủ về nhì và về ba [19] • Giải thưởng Yashin cho thủ môn xuất sắc nhất giải, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1994); [20] • Giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất cho cầu thủ xuất sắc nhất dưới 21 tuổi tính đến thời điểm giải khởi tranh, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 2006). [21] • Giải FIFA Fair Play Trophy cho đội có chỉ số fair play tốt nhất, theo thang điểm do Ủy ban Fair Play FIFA quyết định (được trao lần đầu vào năm 1978); [21] • Giải Đội tuyển lôi cuốn nhất cho đội dành được nhiều phiếu nhất do khán giả bình chọn (được trao lần đầu vào năm 1994); [21] Đội hình tiêu biểu được công bố lần đầu vào năm 1998 . thắng nhất, 201 bàn. [11] Hai đội gặp nhau duy nhất một lần trong lịch sử thi đấu tại giải của mình, vào trận chung kết năm 2002. [sửa] Kết quả Năm Nước chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba Vô địch. thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này; [18] • Giải Chiếc giày vàng cho vua phá lưới của giải. Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng cho hai cầu thủ về nhì và về ba [19] • Giải. Tây Đức Gerd Müller với 14 lần lập công. [6] Ở vị trí thứ ba là trung phong huyền thoại người Pháp Just Fontaine, người cũng đồng thời giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được tại một kỳ World Cup,