HÌNH HỌA Than và ChìHai người đàn bà trong vương triều Lý

4 332 0
HÌNH HỌA Than và ChìHai người đàn bà trong vương triều Lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hai người đàn bà trong vương triều Lý 18/01/2010 14:18 (GMT +7) Cách đây cả nghìn năm, bắt đầu từ mùa thu tháng 8 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn - một vị vua anh minh với tầm nhìn chiến lược đã chuyển kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, để từ đấy xây dựng nên kinh thành Thăng Long, thủ đô của nước Đại Việt, sử xưa chép lại, người nay tôn thờ, thế nhưng lịch sử đôi khi như bức màn bí mật và khó lòng giải mã về những câu chuyện đặc biệt, xoay quanh vương triều Lý đầy bí ẩn mở đầu cho văn hóa đất Thăng Long, tồn tại 216 năm, với 9 đời vua. Trong lịch sử vương triều Lý có hai người đàn bà đã để lại những dấu ấn không nhỏ đó là Nguyên Phi Ỷ Lan với những kỳ tích phi thường nhưng không phải không có "điểm đen" trong quá khứ. Và, bi kịch oan khiên của Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng triều Lý - nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nguyên phi Ỷ Lan Nhà Lý, một triều đại viết lên trang sử oai hùng những trận chiến chống quân Tống, không thể không nhắc đến hai đời vua Lý thịnh trị. Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, cuộc đời của hai vị vua này gắn với một nhân vật nữ kiệt xuất có một không hai trong lịch sử nước nhà, Nguyên phi Ỷ Lan, người đàn bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính. Hiện nay, trong khắp mọi miền đất nước còn sót lại 72 ngôi đền, chùa thờ Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan. Trong số đó, nơi thờ Ỷ Lan có tên gọi "chùa bà Tấm" hay "Đền bà Tấm" tại làng Dương Xá, Gia Lâm (Hà Nội) có niên đại lâu nhất, được chính tay bà xây dựng cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn 72 cửa. Nhưng con số 72 cũng gợi người ta nghĩ đến vụ án oan trong lịch sử đó là vụ Thượng Dương hoàng hậu cùng 72 cung nữ ở cung Thượng Dương bị thiêu sống vào năm 1072 khi Vua Lý Thánh Tông băng hà có "bàn tay" của Nguyên phi Ỷ Lan. Chính vì uẩn khúc này, các nhà chép sử khi xưa đã không muốn nhắc nhiều đến bà khi ghi nhận công đức xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ thời nhà Lý, nhưng thật ra không thể thiếu vai trò của Nguyên phi Ỷ Lan. Sử chép lại, mùa xuân năm Quý Mão 1063 Vua Lý Thánh Tông, tuổi đã 40 mà không có con nối dõi về viếng chùa Dâu (phủ Thuận Thành, Bắc Ninh) để cầu tự, dân làng mở hội nghênh giá. Từ xa nhà vua nghe thấy tiếng hát luyến láy ngân nga ở đâu đưa đến, nhìn kỹ thấy một người con gái đứng tựa gốc cây lan. Vua cho mời vào, hỏi ra mới biết nàng ở trang Thổ Lỗi, gia đình làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Thấy người con gái tuổi vừa đôi mươi, dáng vẻ yêu kiều quyến rũ, đối đáp thông minh, vua rước về kinh thành lập làm phi. Ỷ Lan lần lượt sinh cho Vua Lý Thánh Tông hai người con trai. Người con trai đầu là Thái tử Càn Đức (sinh năm 1066) và người con thứ hai là Minh Nhân Vương. Sau khi vua cha băng hà, thái tử càn Đức lên nối ngôi, tức Vua Lý Nhân Tông. Miếu thờ nguyên phi Ỷ Lan trong khuôn viên Đền Bà Tấm (Ảnh: Tuổi Trẻ) Năm Nhâm Tý 1072 Vua Lý Thánh Tông băng hà, Càn Đức lên nối ngôi cha khi mới 6 tuổi (niên hiệu Lý Nhân Tông). Vì vua còn quá nhỏ, Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã buông rèm nhiếp chính, trông coi triều chính, xây dựng điều khiển quốc gia. Khi vua chưa đầy 10 tuổi thì vận nước xảy ra biến cố lớn, bà đã thay quyền và có những quyết sách đúng đắn. Chỉ trong một giai đoạn lịch sử rất ngắn, giá trị văn hóa được nâng tầm khi nhà Lý, mà điển hình là Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan cho xây Quốc Tử Giám vào năm 1076, và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Phải chăng cũng vì xuất thân từ tầng lớp nhân dân lao động, bà hiểu nỗi thống khổ và san sẻ được với các tầng lớp nhân dân, sử dụng người tài đúng theo tinh thần "hiền tài là nguyên khí quốc gia", tập hợp lòng dân hướng về chính nghĩa. Chính vì điều này nên dân đã suy tôn bà với cái tên huyền thoại "Bà Tấm"! Hai lần quân Tống sang xâm lược nước ta, kéo dài cuộc chiến tranh Tống - Việt (1075 - 1077), nhà vua còn nhỏ tuổi chưa thể điều binh khiển tướng, bà đã bỏ qua hiềm khích cũ điều Lý Đạo Thành đang trấn ải Nghệ An về trao lại chức thái sư, cùng ông lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt thì đây là cuộc chiến ác liệt nhất trong việc chống quân phương Bắc xâm lược, mà Lý Thường Kiệt là nhân vật anh hùng kiệt xuất, thì bên cạnh đấy không thể không kể đến công lao to lớn biết tận dụng sức người và tập hợp lòng dân của Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan. Hai lần bà buông rèm nhiếp chính thì cả hai lần nước Đại Việt làm nên chiến thắng vang dội và là cú hích ngoạn mục có một không hai trong lịch sử dân tộc nước nhà. Lần thứ nhất, mở rộng lãnh thổ Đại Việt năm 1069, và lần thứ hai buộc triều đình Trung Quốc công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập năm 1077. Tuy vậy, cuộc đời bà không phải không có nỗi thống khổ và sự giày vò. Năm 1072, Vua Lý Thánh Tông mất, triều đình rối ren, Ỷ Lan, thân phận của một nguyên phi không được can dự vào triều chính. Quyền lực về tay Hoàng hậu Thượng Dương khi có Thái sư Lý Đạo Thành là một quan văn triều đình đứng ra giúp sức. Bốn tháng sau, Nguyên phi Ỷ Lan mới trở lại cầm quyền với sự trợ giúp đắc lực của Thái úy Lý Thường Kiệt, người nắm giữ quân đội triều Lý. Một tay vun vén sơn hà, bà đã điều vị quan đầu triều Thái sư Lý Đạo Thành vào trấn ải Nghệ An. Tại hoàng cung, hoàng hậu Thượng Dương cùng với 72 cung nữ bị đưa đi thiêu sống. Trong sử có chép lại về cái chết bi thảm này, có quyển nói Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ thân tín của bà bị nhốt vào lãnh cung và bị bỏ đói cho đến chết. Gần đây, các nhà nghiên cứu khoa học thấy giả thiết vụ án oan chết do giàn thiêu hợp lý hơn việc đày ải không cho ăn. Vì Vua Lý Thánh Tông khi mất, thi thể của ông được hỏa táng. Việc vua mất có người đi theo để hầu hạ hợp lôgích với triều đại phong kiến khi xưa. Nhiều năm sau này, Ỷ Lan hối hận về hành động của mình, bà đã cho xây hàng trăm ngôi chùa, hàng nghìn tòa tháp, để siêu linh tịnh độ cho những linh hồn hàm oan nơi chín suối. Nỗi lòng Ỷ Lan, đâu dễ tỏ tường. Nhà sử học Lê Văn Lan và Tiến sĩ Phật học Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật Tích đều cùng chung một cái nhìn nhân ái về điều này: "Trong sự nghiệp làm chính trị thì âu đấy cũng là chuyện thường thấy "! Lý Chiêu Hoàng Nếu ai đó có dịp đến ngôi đền Đô nổi tiếng, nơi thờ 8 vị vua Lý, không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về thân phận của vị vua bà đời thứ 9 nhà Lý không được thờ tự nơi đây. Chẳng biết có phải, tạo hóa trêu ngươi hay định mệnh trớ trêu, Lý Chiêu Hoàng, vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi có một năm và ngày nay trên khắp đất nước chỉ có một số nơi thờ bà. Người ta biết đến nhiều nhất là ngôi đền Rồng trên quê hương của bà ở thôn Long Vĩ, phường Đình Bảng, Bắc Ninh. Mà mãi cho đến tháng 1-2009, ngôi đền mới được công nhận là di tích cấp tỉnh. Ngôi đền ọp ẹp, bạc phếch màu thời gian, hoành phi câu đối giản tiện đến nghèo nàn, hoàn toàn không có giá trị vật chất nhưng nơi đây lưu giữ tinh thần, linh hồn của vị vua bà duy nhất trong lịch sử 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Hiện nay ngôi đền đang trong quá trình trùng tu tôn tạo lại gần như hoàn toàn. Và có một điều đặc biệt, ngày nay khách thập phương đến viếng đền, là đa phần xin phúc của bà để cầu tự, rất linh nghiệm. Đền thờ Lý Chiêu Hoàng đang bị xuống cấp (Ảnh: CAND) Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông và mẹ là Trần Thị Dung, có chị gái là Thuận Thiên công chúa. Bà sinh vào buổi giao thời, khi vận nhà Lý đã suy. Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền ép Vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ Tông không có con trai phải lập Chiêu Thánh khi đó mới 7 tuổi làm thái tử rồi truyền ngôi đổi niên hiệu là Thiên chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng. Khi nhà Lý đã đến hồi suy vong, Trần Thủ Độ có công lớn với đất nước, với nhà Trần, nhưng lại vô tình đẩy vị vua bà nhỏ tuổi là quân cờ trong ván bài chính trị của mình. Năm 1225, Trần Thủ Độ dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, rồi chuyển giao triều chính bằng cách Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Sử chép rằng: "Ngày 1 tháng Chạp năm Ất Dậu, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu lạy ở dưới dân. Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế". Lúc đó Chiêu Thánh mới 8 tuổi (lịch âm). Mất ngôi được một năm thì cũng mất cha do một tay Trần Thủ Độ đạo diễn. Năm 1226, Trần Thủ Độ ép Vua Lý Huệ Tông tự vẫn. Nhưng có lẽ cuộc đời truân chuyên của vị vua bà thực sự khổ ải, khi gắn với một mớ hỗn độn bòng bong tấn bi kịch hôn nhân, mà bản thân không thể nào điều phối được. Giữa vinh - nhục, yêu - ghét, đắng cay - thù hận, khi chứng kiến cuộc hôn nhân đầy tai tiếng của mẹ nàng, vợ của vị vua thứ 8 đời nhà Lý với Thái sư Trần Thủ Độ, để rồi đang từ một bà Hoàng Thái hậu họ Lý đổi tên thành Thiên Cực công chúa đời Trần. Còn bản thân bà chỉ vì sống với Vua Trái Tông Trần Cảnh 12 năm mà không có con nên đang từ Chiêu Thánh hoàng hậu lại bị phế ngôi, để cho chị gái là Thuận Thiên công chúa lúc này đang có mang 3 tháng với Trần Liễu (anh trai Trần Cảnh) thế vào chỗ của mình. Kẻ thù giết cha lấy mẹ, chồng mình phối hôn với chị ruột của mình. Hỏi có nỗi đau nào lớn hơn thế?! Bi kịch của tuổi thơ qua 20 năm sau, Lý Chiêu Hoàng vào tuổi 40 cuối cùng cũng tìm ra tình yêu đích thực của đời mình. Năm 1258, Vua Thái Tông Trần Cảnh đặt đại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một vị tướng tài trong cuộc chiến với quân Nguyên lần thứ nhất. Bà sống với Lê Phụ Trần 20 năm, sinh ra một người con trai, một người con gái. Đầu năm 1278, bà về thăm lại quê xưa làng Cổ Pháp (Bắc Ninh). Tháng 3 năm đó bà mất, thọ 61 tuổi. Bà không được chôn cùng tôn thất nhà Lý, mà phải chịu cảnh hiu quạnh một mình một cõi ở khu rừng Báng phía tây. Cũng có giả thiết vì do bà để mất ngôi, có tội với tổ tông nên chỉ được chôn ở phía tây là nơi mặt trời lặn, một nơi ra đi vào cõi vĩnh hằng. Hiện nay một số nhà nghiên cứu lịch sử đang ra sức bảo vệ đòi lại công bằng cho vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, với mong muốn đưa Lý Chiêu Hoàng vào thờ tại đền Đô, nơi chỉ dành riêng thờ 8 vị vua nhà Lý. Về việc hàng trăm năm nay, ngôi đền này không thờ Lý Chiêu Hoàng vì nhiều lẽ. Người đời cho rằng, bà đã làm mất ngôi vua, để nhà Trần hoán ngôi nhà Lý. Hoặc, sau khi bị phế bỏ hoàng hậu, bà lại tái giá lấy chồng không còn là người trong cung thất nhà Lý. Và, mới đây nhất Tiến sĩ Phật học Thích Đức Thiện đưa ra lý giải: "Ngôi đền được xây dựng từ thời phong kiến mang đậm ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Nho, chính vì lẽ đó nên phụ nữ cũng ít được coi trọng và phải chịu nhiều thiệt thòi ". Theo Mỹ Trân Gửi bài viết . Hai người đàn bà trong vương triều Lý 18/01/2010 14:18 (GMT +7) Cách đây cả nghìn năm, bắt đầu từ mùa thu tháng 8 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn - một vị vua anh. vua. Trong lịch sử vương triều Lý có hai người đàn bà đã để lại những dấu ấn không nhỏ đó là Nguyên Phi Ỷ Lan với những kỳ tích phi thường nhưng không phải không có "điểm đen" trong. đời vua Lý thịnh trị. Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, cuộc đời của hai vị vua này gắn với một nhân vật nữ kiệt xuất có một không hai trong lịch sử nước nhà, Nguyên phi Ỷ Lan, người đàn bà đã hai

Ngày đăng: 11/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan