Viêm tai giữa mạn tính 2. Viêm tai giữa mạn tính. 2.1. Đại cương. Gặp ở mọi lứa tuổi. Thời gian chảy mủ tai trên 3 tháng. ảnh hưởng nhiều đến sức nghe (điếc dẫn truyền). Biến chứng nguy hiểm. 2.2. Phân loại. Hiện nay chia làm 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. Viêm tai giữa mủ mạn tính (viêm tai giữa có tổn thương xương). 2.3. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. 2.3.1. Nguyên nhân. Viêm tai giữa cấp tính chuyển thành: viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính chuyển thành viêm tai giữa mạn tính. Trẻ em: viêm V.A Người lớn: viêm xoang, khối u đè ép vòi nhĩ. 2.3.2. Giải phẫu bệnh lý. Tổn thương niêm mạc: vòi nhĩ, hòm nhĩ, màng nhĩ. Niêm mạc trở nên dày (gấp 5-10 lần bình thường), đặc biệt các tế bào xương chũm làm ngừng trệ sự lưu thông tế bào xương chũm về hang chũm. Các tuyến nhầy quá phát và tăng tiết. Tạo nên sản phẩm là các chất mủ nhầy không thối. 2.3.3. Triệu chứng. Cơ năng: duy nhất có chảy mủ ở tai và chảy tăng lên, mỗi đợt viêm mũi, họng. Mủ đặc trong hoặc vàng kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không thối. Thực thể. Lau sạch mủ quan sát thấy một lỗ thủng tồn tại 2 dạng hình quả đậu hoặc hình tròn ở màng căng, bờ nhẵn, không sát khung xương. Dùng que đầu tù móc vào không bị mắc vào xương. Quan sát hòm nhĩ qua lỗ thủng: nhìn thấy màu hồng, đôi khi thấy polyp chui qua lỗ thủng. Dùng que thăm dò qua lỗ thủng không chạm xương (không bao giờ có cholesteatome). Cận lâm sàng. Thính lực đồ: điếc dẫn truyền. X-quang: chụp tư thế Schuller: hình ảnh kém thông bào, không có hình ảnh viêm xương. 2.3.4. Diễn biến: diễn biến từng đợt kéo dài nhiều năm. Khi nào còn viêm mũi, họng thì còn bị viêm tai giữa, dễ dàng trở thành viêm tai giữa mủ, tiến triển đến xơ nhĩ, viêm ống tai ngoài, viêm vành tai. 2.3.5. Các thể lâm sàng. Viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín. Xơ nhĩ: không thủng màng nhĩ, không chảy nước tai ra ngoài, viêm mũi họng mạn tính kéo dài, tái diễn, nghiệm pháp Valsalva (-). Màng nhĩ lõm, cán xương búa nằm ngang, mấu ngắn xương búa nhô ra, tam giác sáng thu hẹp lại. 2.3.6. Điều trị. Tại chỗ. Lau, rửa sạch mủ. Rỏ thuốc làm se niêm mạc. Rỏ vào tai hỗn dịch: Cloramphenicol và hydrocortison. Hòm nhĩ đóng kín: tiêm vào 0,5 ml Hydrocortison hoặc Alpha- Chymotrypsin. Có thể nhỏ bằng chất đắng: Becberin, bạch hoa xà Phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu. Điều trị mũi họng. Nạo V.A Cắt amiđan Giải quyết u xơ vòm mũi họng. 2.4. Viêm tai giữa mủ mạn tính. 2.4.1. Đặc điểm. Hay gặp biến chứng vì có tổn thương xương. Hay có cholesteatome. 2.4.2. Giải phẫu bệnh lý: tổn thương niêm mạc ở hang chũm và thượng nhĩ là chủ yếu: Niêm mạc sần sùi nhiều nụ hạt thoái hoá thành polyp. Lớp biểu mô ngoài bị mất. Dưới lớp niêm mạc sùi là xương viêm, xương viêm ở hòm nhĩ có thể lên trần thượng nhĩ, mê nhĩ. Cholesteatome: là khối mầu trắng giống như bã đậu, gồm nhiều tế bào biểu mô, lẫn các chất mỡ và cholesterin. Lớp màng bao phủ lên bề ngoài là lớp biểu mô lát dính sát vào tổ chức liên kết mỏng có chứa men collagenase. Nó có khả năng tiêu xương rất mạch. Khối cholesteatome phát triển đến đâu phá huỷ xương đến đó. Có 2 loại khô và ướt (loại ướt thối). 2.4.3. Triệu chứng. Cơ năng. Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ. Nghe kém: điếc dẫn truyền tiến triển nặng dẫn đến điếc hỗn hợp. ù tai: như tiếng xay lúa, tiếng trầm. Đau tai, đau tăng mỗi đợt hồi viêm Thực thể. Mủ: thối, tan trong nước, nổi váng khi có cholesteatome, màu vàng xanh. Quan sát lỗ thủng: thường ở góc sau trên, nhỏ, thường ăn sát khung xương. Có trường hợp thủng toàn bộ màng nhĩ, cũng sát khung xương. Bờ lỗ thủng xù xì, nham nhở, đáy lỗ thủng gồ ghề, quá phát. X-quang: phim tư thế Schuller: hình ảnh kém thông bào, xương chũm không bị tổn thương, hình ảnh cholesteatome (nếu có). 2.4.4. Diễn biến. Tự khỏi: nhưng rất hiếm. Bệnh kéo dài, dai dẳng đến hết cuộc đời không gây biến chứng. Bệnh gây nên biến chứng sau các đợt hồi viêm. Xơ nhĩ, cứng các khớp tiểu cốt. Để lại lỗ thủng màng nhĩ không liền. 2.4.5. Các thể lâm sàng. Thủng màng chùng: lỗ thủng nhỏ ngay trên mấu ngắn xương búa, thính lực giảm nhẹ. Thủng ở trước trên: viêm khoang trước của thượng nhĩ gây viêm đầu xương búa. Thủng ở sau trên: giảm thính lực nhiều vì tổn thương hệ thống xương con. 2.4.6. Điều trị. Điều trị triệt để viêm mũi họng. Lau, rửa sạch mủ bằng oxy già. Rỏ thuốc làm se niêm mạc. Rỏ vào tai hỗn dịch: Cloramphenicol và hydrocortison. Điều trị phẫu thuật: dẫn lưu, lấy bệnh tích, phục hồi chức năng. Các phương pháp phẫu thuật dẫn lưu, lấy bệnh tích: Mở hang chũm-thượng nhĩ. Dẫn lưu thượng nhĩ. Tiệt căn xương chũm. Nguyên tắc phẫu thuật phục hồi thính lực: Vá màng nhĩ đơn thuần. Phẫu thuật hang chũm- thượng nhĩ, vá nhĩ Phẫu thuật hang chũm- thượng nhĩ, vá nhĩ, chỉnh hình chuỗi xương con. . 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. Viêm tai giữa mủ mạn tính (viêm tai giữa có tổn thương xương). 2.3. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. 2.3.1. Nguyên nhân. Viêm tai giữa cấp tính chuyển. giữa cấp tính chuyển thành: viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính chuyển thành viêm tai giữa mạn tính. Trẻ em: viêm V.A Người lớn: viêm xoang, khối u đè ép vòi. Viêm tai giữa mạn tính 2. Viêm tai giữa mạn tính. 2.1. Đại cương. Gặp ở mọi lứa tuổi. Thời gian chảy mủ tai trên 3 tháng. ảnh hưởng nhiều đến sức