8 điều thị trường chờ đợi trong năm 2010 8 điều có thể lôi kéo sự chú ý của công luận trong vòng 12 tháng tới nhưng xin hãy lưu ý rằng chúng cũng “bấp bênh” như chuyện nhận được tiền thanh toán trái phiếu từ Dubai World mà thôi. Thứ nhất: Giảm thuế. Chính phủ nào ở Châu Âu cũng phải thắt chặt tài khóa. Họ đã chi mạnh để thoát khỏi suy thoái và phải chịu thâm hụt lớn. Cho đến giữa năm 2010, các chính phủ sẽ nhận ra rằng chỉ có tăng trưởng kinh tế nhanh mới giúp mình thoát khỏi vũng lầy ngân sách. Cách duy nhất là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và giảm thuế. Đức là nước đi đầu với gói cắt giảm thuế trị giá 8,5 tỷ euro nhắm đến cá nhân và doanh nghiệp. Phần còn lại của Châu Âu sẽ sớm học theo Đức. Thứ hai: BT Group Plc sáp nhập với Vodafone Group Plc. Trong thị trường chậm tăng trưởng nhưng cạnh tranh gay gắt, những vụ mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ là cứu tinh. Chỉ một thương vụ lớn mới giúp họ giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Một vụ sát nhập giữa hai đại gia viễn thông Anh Quốc thì sao? Ông trùm điện thoại cố định BT Group và người khổng lồ di động Vodafone đều đang đối mặt với tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng và áp lực lợi nhuận gắt gao. Hai gã say ắt sẽ cùng dìu nhau thoát được khỏi khó khăn. 12 tháng của năm 2010 sẽ có nhiều biến động. Thứ ba: News Corp. bán tờ The Times. Trong ngành truyền thông Rupert Murdoch luôn là người nhạy bén và ít cảm tính nhất. Ông đang tính tới chuyện thu phí đọc báo trực tuyến với The Times. Cho đến giữa năm ông sẽ thấy chuyện này thật điên rồ. Chẳng ai muốn đọc báo trực tuyến phải trả tiền. Nếu muốn đi theo con đường ấy, đáng lẽ phải làm vậy từ 10 năm trước. Murdoch đã không thành tỷ phú nếu không biết đâu là điểm dừng. The Times vẫn là một cái tên sáng giá, vì thế thể nào chẳng có một nhà tài phiệt Nga hay một ông hoàng dầu lửa Trung Đông nào đó bỏ tiền ra mua. Vậy thì tại sao không bán luôn khi còn được giá cơ chứ? Thứ tư: Một người Italy đứng đầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Nhiệm kỳ Chủ tịch ECB của ông Jean-Claude Trichet sẽ kết thúc vào năm 2011 nhưng cuộc chạy đua cho vị trí này sẽ khởi động từ cuối năm 2010. Không thể để một người Pháp nữa nắm quyền, cũng chẳng thể học theo EU bổ nhiệm một người Hà Lan vô danh nào đó. Họ đã làm điều đó rồi. Vậy thì tại sao không phải là một người Ý nhỉ? Đúng là chuyện tài chính của quốc gia này chẳng tốt đẹp gì nhưng Thống đốc Ngân hàng Italy Mario Draghi đã gây ấn tượng với cả thị trường. Ông này lại từng làm việc ở Goldman Sachs mà các đồng nghiệp cũ của ông ở Goldman lại đang nắm quyền khắp mọi nơi. Thêm ECB vào danh sách cũng không có gì lạ. Thứ năm: Đình công ở Anh. Tháng 5, nước Anh sẽ có chính phủ Bảo thủ đầu tiên kể từ thời Magaret Thatcher. Cũng giống như khi ấy, kinh tế đất nước đang u tối. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ, ông David Cameron sẽ muốn sớm cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm thuế doanh nghiệp để hồi sinh các tập đoàn dù có phải chịu nhiều đau đớn. Với những động thái khiêu khích như vậy, giới nghiệp đoàn sẽ sớm khiến ông phải bận tâm. Chẳng mấy bất ngờ nếu có những vụ đình công găy gắt kéo dài cùng sự trồi sụt của đồng Bảng Anh khi thị trường ngoại hối chờ đợi kẻ chiến thắng. Thứ sáu: Kinh tế Ai Len hồi sinh. Đại suy thoái đang quét qua Ai Len. Nền kinh tế què quặt. Thâm hụt ngân sách kinh khủng: 11,7% GDP trong năm nay. Tuy vậy hãy nhớ rằng, câu thành ngữ “may như người Ái Nhĩ Lan” không phải tự nhiên mà có. Trong các nền kinh tế phát triển, Ai Len là nơi kiên quyết tiễu trừ các bong bóng nhất. Họ đã cắt giảm chi tiêu công, để giá nhà đất rơi xuống mức chấp nhận được và giữ thuế doanh nghiệp ở mức thấp. Cho đến cuối năm 2010, trong khi cả thế giới đang phân vân tại sao chất thêm nợ mới không phải là cách tốt nhất để giải quyết đống nợ cũ thì nền kinh tế Ai Len đã đang hồi phục mạnh mẽ. Thứ bảy: Những vụ kiện tụng hấp dẫn. Khi mọi chuyện xấu đi là lúc luật sư lắm việc. Giai đoạn 2006 - 2007 không thiếu những thương vụ mà khả năng sinh lời cũng nhiều như khả năng Giáng sinh này Bernard Madoff vui vầy cùng gia đình. Nực cười là chẳng ai màng đến luật sư khi mà tiền còn chảy vào túi họ. Tiền mất rồi mới “lộ ra” những vụ lừa đảo. Thứ tám: “Bom nổ chậm” làm thế giới phát điên. Sau bất kỳ một cuộc khủng hoảng nợ nào, phải mất một thời gian dài các vấn đề mới lộ ra. Nó còn phụ thuộc vào chuyện bao giờ nợ đến lúc tái cơ cấu hay doanh nghiệp đã che dấu bao nhiêu tiền mặt. Giống như vụ Dubai, rồi chúng cũng sẽ bị phơi bày. Vấn đề là có quá nhiều bom nổ chậm tức là sẽ có không ít vụ việc chấn động làng tài chính. Câu nói này hiện đang được nhắc đi nhắc lại nhưng đến cuối năm 2010 thế giới sẽ lại chán nó mà thôi. Có lẽ chuyện vỡ nợ cũng vậy… . 8 điều thị trường chờ đợi trong năm 2010 8 điều có thể lôi kéo sự chú ý của công luận trong vòng 12 tháng tới nhưng xin hãy lưu ý rằng chúng. thị trường ngoại hối chờ đợi kẻ chiến thắng. Thứ sáu: Kinh tế Ai Len hồi sinh. Đại suy thoái đang quét qua Ai Len. Nền kinh tế què quặt. Thâm hụt ngân sách kinh khủng: 11,7% GDP trong năm. giảm thuế trị giá 8, 5 tỷ euro nhắm đến cá nhân và doanh nghiệp. Phần còn lại của Châu Âu sẽ sớm học theo Đức. Thứ hai: BT Group Plc sáp nhập với Vodafone Group Plc. Trong thị trường chậm tăng