CHĂM SÓC LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 1. Đặc tính của rầy nâu. a. Đặc điểm hình thái và sinh học: Rầy nâu có kích thước nhỏ từ 4 - 5 mm, con cái lớn hơn con đực, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có một bộ phận đẻ trứng màu đen. Rầy trưởng thành có đời sống trung bình khoảng 15 ngày. Có 2 loại: - Cánh dài che phủ toàn thân: xuất hiện trong điều kiện bất lợi (giống kháng, thời tiết ) chủ yếu dùng để bay đi tìm thức ăn. - Cánh ngắn phủ đến nửa thân: xuất hiện khi ruộng lúa đủ thức ăn, thời tiết thích hợp, ít thiên địch nên nó có khả năng đẻ trứng rất cao. Rầy cánh dài đẻ khoảng 100 trứng, rầy cánh ngắn đẻ khoảng 400 trứng, nếu điều kiện thích hợp có thể đẻ đến cả ngàn trứng. Trứng rầy giống hình hạt gạo, phía trên có bộ phận che lại gọi là nơi nấp trứng, mới đẻ có màu trắng trong. Trứng được đẻ thành từng hàng bên trong bẹ cây lúa có hình nải chuối, rất khó phát hiện. Mỗi hàng có từ 8 - 20 trứng, khoảng 7 ngày trứng nở. ấu trùng rầy nâu (rầy cám) mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng lớn có màu nâu lợt. ấu trùng tuổi lớn rất giống rầy cánh ngắn trưởng thành nhưng cánh hơi ngắn và hơi đục, phát triển trong thời gian khoảng 14 - 20 ngày. b. Tập quán sinh sống: Rầy trưởng thành cánh dài bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Cả thành trùng và ấu trùng đều thích sống dưới gốc cây lúa và có tập quán bò quanh thân cây hoặc nhảy xuống nước, nhảy lên tán lá để lẩn tránh khi bị khuấy động. Rầy cái tập trung đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước khoảng 10 - 15 cm, rầy cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch bẹ lá hoặc gân chính của phiến lá, gần cổ lá (khi mật độ cao), đẻ vào bên trong mô của bẹ thành từng hàng. Trước khi rầy cám nở, nấp trứng bung ra khỏi bẹ lúa, do đó nhìn bên ngoài bẹ cây lúa sẽ thấy lốm đốm màu trắng dính trên bẹ, đó là nấp trứng. 2. Tác hại. a. Trực tiếp: Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều dùng vòi chích hút vào bên trong hút nhựa cây lúa để sống. Trong khi chích hút rầy tiết nước bọt phân huỷ mô cây, nước bọt ngăn cản sự vận chuyển của dinh dưỡng (nhựa nguyên) làm cây lúa bị khô héo, gây nên hiện tượng cháy rầy. Sự đẻ trứng nhiều cũng gây nên triệu trứng tương tự như trên. b. Gián tiếp: Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên cây lúa bị hư do sự xâm nhập của một số loài nấm. Phân rầy tiết ra chất có đường làm một loài nấm đen đến đóng quanh gốc lúa, cản trở quang hợp, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Rầy nâu còn là môi giới trung gian truyền các loại bệnh virút nguy hiểm cho cây lúa như bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá 3. Biện pháp phòng trừ. Bà con có thể áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế sự phát triển của rầy. a. Vệ sinh đồng ruộng: Sau khi thu hoạch nhổ bỏ những cây lúa bị bệnh do rầy nâu là môi giới truyền bệnh như lùn xoắn lá, vàng lùn b. Sử dụng giống kháng: Giống kháng hoặc giống kháng trung bình có thể hạn chế sự phát triển của rầy nâu. c. Thời vụ gieo trồng: Tránh mùa vụ gối nhau, nên có thời gian để đất trồng cắt đứt nguồn thức ăn của rầy cũng như để rầy không phát triển từ ruộng này sang ruộng khác. d. Mật độ sạ: Hợp lý, tránh sạ quá dày. e. Phân bón: Cần bón phân hợp lý và cân đối, không nên bón dư đạm, nhất là ở giai đoạn cuối của cây lúa. f. Biện pháp sinh học: Dùng vịt con thả vào ruộng để ăn rầy và các loại sâu ăn lá khác. Ngoài ra có thể thả các loài cá nuôi như rô phi, cá mè trong ruộng lúa nếu có điều kiện cũng giúp tiêu diệt đáng kể rầy nâu. g. Biện pháp hoá học: Là biện pháp cuối cùng nhưng mang lại hiệu quả phòng trừ cao. Nên thăm ruộng thường xuyên để ghi nhận mật số rầy cũng như thành phần và số lượng của thiên địch hiện diện trên đồng ruộng để quyết định việc phun thuốc trừ rầy. Nếu định phun thuốc, bà con nên thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật. Như vậy bà con và các bạn có thể thấy rằng đối với bệnh rầy nâu, việc quan trọng và cần thiết đầu tiên chúng ta phải làm là thường xuyên quan tâm và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây lúa. Điều này sẽ giúp bà con có thể sớm phát hiện ra những biểu hiện ban đầu của bệnh rầy nâu hại lúa. Ông cha ta có câu "Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh", phát hiện ra bệnh rầy nâu hại lúa sớm không những giúp bà con dễ dàng ngăn chặn sự phát triển của bệnh mà còn ngăn không cho rầy nâu truyền bệnh cho cây lúa. Hơn thế nữa, phòng trị bệnh rầy nâu sớm và có hiệu quả cho ruộng lúa còn giúp bà con bớt tốn kém cả về tiền của và thời gian, đồng thời đảm bảo cho chúng ta có được một vụ mùa bội thu. . CHĂM SÓC LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 1. Đặc tính của rầy nâu. a. Đặc điểm hình thái và sinh học: Rầy nâu. thích sống dưới gốc cây lúa và có tập quán bò quanh thân cây hoặc nhảy xuống nước, nhảy lên tán lá để lẩn tránh khi bị khuấy động. Rầy cái tập trung đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước khoảng. trong mô của bẹ thành từng hàng. Trước khi rầy cám nở, nấp trứng bung ra khỏi bẹ lúa, do đó nhìn bên ngoài bẹ cây lúa sẽ thấy lốm đốm màu trắng dính trên bẹ, đó là nấp trứng. 2. Tác hại. a. Trực