Nấm đối kháng Trichoderma trong chế phẩm BIMA có khả năng tiêu diệt và khống chế được các loại nấm bệnh hại cây trồng như Rhizoctonia solani, Fusarium, Phytophtora sp., Sclerotium rolfsi
Trang 1Chế phẩm sinh học kiểm
soát nấm bệnh
Trang 2Nấm đối kháng Trichoderma trong chế phẩm BIMA có khả năng tiêu diệt và khống chế được các loại nấm bệnh hại cây trồng như Rhizoctonia solani, Fusarium, Phytophtora sp., Sclerotium rolfsii gây bệnh thối rễ, chết yểu, héo rũ Có được khả năng này là do Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác, sau đó nó tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu diệt chúng
Chế phẩm sinh học này tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất, kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ, đồng thời có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, ligin, pectin… trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dễ dàng Sử dụng chế phẩm kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo làm cho đất xốp hơn, làm tăng hàm lượng chất mùn và mật độ côn trùng có ích,
và giữ được độ phì của đất
Chế phẩm sinh học BIMA còn dùng để ủ phân chuồng, có tác dụng làm mất mùi hôi nhanh (sau một tuần), làm phân mau hoai mục (sau một tháng) Chế phẩm này có thể bón trực tiếp cho cây trồng, gồm các loại rau,
Trang 3hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp, làm tăng khả năng kháng một số nấm bệnh
ở rễ Chế phẩm được bảo quản 6 tháng, với điều kiện nhiệt độ 25 - 30oC (bao bì tốt, nơi thoáng mát)
Quy trình ủ phân chuồng với chế phẩm BIMA
Khi muốn ủ một tấn phân chuồng, cần chuẩn bị 3 - 5 kg chế phẩm BIMA, 20 - 30 kg phân super lân (có tác dụng chống thất thoát đạm), dung dịch urê theo tỷ lệ 1 kg urê/100 lít nước sinh hoạt, đất mùn, bạt trải lót và phủ
Quy trình thực hiện như sau: trộn phân trên bạt lót, đầu tiên trộn phân super lân, đất mùn và chế phẩm BIMA, sau đó rải ra và trộn đều với phân chuồng; kế đến, phun dung dịch urê cho ướt đều với tỷ lệ ẩm đạt 50 - 55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được) Sau đó đảo trộn
và đậy bạt lại Sau 4 - 5 ngày, nhiệt độ tăng lên 60oC, tiến hành đảo trộn, nếu thấy khô thì phun nước vào để tạo ẩm Sau 25 - 30 ngày, đảo lại một lần, nếu thấy khô tiếp tục phun nước để đảm bảo độ ẩm 50 - 55% Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp 30 ngày, phân sẽ hoai hoàn toàn và có thể đem sử dụng Sản
Trang 4phẩm phân bón hữu cơ thu được có thể sử dụng với phân NPK, urê, super lân, kali, tro trấu So với phương pháp thông thường, kỹ thuật này sẽ rút ngắn thời gian ủ được 2 - 2,5 tháng