Nhân cách thương hiệu Một thương hiệu (TH) có nhân cách phải như thế nào ? Làm thế nào để xây dựng nhân cách TH ? Đó là câu hỏi không dễ trả lời trong tình cảnh hàng loạt TH được cho là có uy tín lại có những sai phạm cố ý ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Ông Ngô Đinh Thế Thảo - GĐ Marketing Cty CP đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) khẳng định: Nhân cách TH là một tổ hợp hài hòa, không thể vì một lý do nào đó để có thể biện minh cho những việc làm sai trái mà Vedan là một ví dụ. Văn hóa trong thương hiệu Tiến sĩ Trần Sĩ Chương- chuyên gia tư vấn chiến lược kinh tế quốc tế: Nên bàn về một khái niệm nhỏ hơn, ví dụ như làm thế nào để nâng cao “giá trị thương hiệu”. Ông Chương cho biết, cái cần giải quyết nhất ở VN là cái gốc văn hóa. Muốn nâng cao giá trị TH, phải giáo dục làm sao cho mỗi người VN mà trong vấn đề cụ thể này là các DN, phải có văn hóa ứng xử tốt đẹp với người tiêu dùng. DN phải biết quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi toàn xã hội, phải từ bỏ nhận thức chỉ biết làm lợi cho bản thân mà làm hại cho xã hội. Khi đã có văn hóa, DN sẽ tránh được hàng loạt việc làm không đúng, có hại đến giá trị TH như: Sản xuất ra những mặt hàng chất lượng kém, làm hại môi trường, đối xử không tốt với người lao động (LĐ). Ví dụ ý thức của DN Nhật là tự xấu hổ khi sản xuất ra các sản phẩm kém, làm hại môi trường Về vấn đề này, ông Nguyễn Vĩnh Thái - TGĐ Cty xã hội Rongviet Value cho rằng: Nói dễ hiểu, nhân cách TH là tổng hòa của chất lượng sản phẩm, và có văn hóa ứng xử đúng. Ví dụ, vì ham lãi cao nên DN giảm chất lượng sản phẩm, giảm chi phí xử lý chất thải, thải bậy chất thải ra môi trường, quảng cáo kiểu dáng, rải tờ rơi đầy đường là không có nhân cách TH. Đánh giá về tác động của TH, ông Đỗ Thanh Năm - GĐ Cty Win Win nói : DN phải biết làm cái gì mang lại lợi ích cho xã hội, làm vì khách hàng. Đây là việc làm không ngừng nâng cao giá trị của TH, vì mình quan tâm đối xử tốt với ai thì người đó sẽ quan tâm đối xử tốt với mình. Tuy nhiên, thực tế là không thể làm vừa lòng tất cả khách hàng. vì vậy mỗi TH chỉ tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, phân khúc thị trường cụ thể. Làm thế nào để các DN có văn hóa ? Theo ông Chương, trên thế giới, xã hội nào cũng có những quy chuẩn ràng buộc DN phải làm đúng, làm tốt. Ví dụ ở Mỹ, và các nước phát triển, ngoài việc giáo dục ý thức tôn trọng xã hội, tôn trọng người khác trong nhà trường như văn hóa xếp hàng, văn hóa công bằng, lễ phép họ đều ban hành một khung pháp luật chi tiết được bổ sung liên tục ràng buộc mọi DN phải tuân theo. Ở cộng đồng người Hoa, các DN sinh hoạt, kinh doanh theo các tổ chức hội- đoàn và ràng buộc qua lại. Từ những năm 1945, nước Nhật đã đề ra tiêu chí sản xuất ra hàng hóa tốt nhất thế giới. Do vậy mà người Nhật thích dùng hàng Nhật hơn dùng hàng của các nước khác. Ông Chương nói do ở nước ngoài mới về VN được vài năm nên ông thấy rất rõ những yếu kém về văn hóa ứng xử của người VN hiện nay nói chung, các DN tại VN nói riêng. Phải chăng truyền thống văn hóa nhường nhịn nhau đã phai dần trong con người Việt ? Nhiều DN còn thải chất độc hại ra môi trường, vi phạm luật LĐ khi đối xử với người LĐ. Theo ông Chương, song song với việc giáo dục căn bản ý thức văn hóa. nhà nước cần thiết phải có các chế tài, quy định thật chi tiết và xử phạt thật nặng các DN làm hại đến quyền lợi của xã hội. PGS TS Trần thị Kim Xuyến lại cho rằng: văn hóa ứng xử của nền văn hóa VN có từ ngàn đời, đó là truyền thống “có qua có lại”. Điều quan trọng là phải cụ thể truyền thống đó vào một chiến lược xây dựng nhân cách TH. DN đối xử tốt với người tiêu dùng thì sẽ được người tiêu dùng đối xử tốt trở lại Cụ thể như xã hội VN, mà đại diện là cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng cho được một khung pháp lý cụ thể nhằm hỗ trợ DN có văn hóa ứng xử đúng, có trách nhiệm với người tiêu dùng. Phải có thưởng phạt phân minh. Do mới phát triển một thời gian chưa lâu nên bộ khung pháp lý của VN còn thiếu, và chưa phù hợp nên cần bổ sung chỉnh sửa. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Long- GĐ Cty BDSC - tư vấn và hoạch định tái cấu trúc DN khẳng định: dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo tôi mọi người đều đồng ý rằng một TH muốn thành công phải có một nhân cách đàng hoàng, biết vì lợi ích cộng đồng, không gây hại cho môi trường Và một TH “có nhân cách” được hiểu là một TH biết sống tốt, có đạo đức, biết thấu hiểu nhân cách tiêu dùng . Nhân cách thương hiệu Một thương hiệu (TH) có nhân cách phải như thế nào ? Làm thế nào để xây dựng nhân cách TH ? Đó là câu hỏi không dễ trả lời trong. phải có một nhân cách đàng hoàng, biết vì lợi ích cộng đồng, không gây hại cho môi trường Và một TH “có nhân cách được hiểu là một TH biết sống tốt, có đạo đức, biết thấu hiểu nhân cách tiêu. (BCCI) khẳng định: Nhân cách TH là một tổ hợp hài hòa, không thể vì một lý do nào đó để có thể biện minh cho những việc làm sai trái mà Vedan là một ví dụ. Văn hóa trong thương hiệu Tiến sĩ Trần