1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Huong Nghiep Truoc Khi Vao DH -CD

20 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA PHẦN 1: ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGÀNH I . 6 BƯỚC CHỌN TRƯỜNG ,CHỌN NGÀNH Chọn ngành học chính là chọn nghề nghiệp cho cả đời. Bạn sẽ chọn nghề nào, bậc học nào? Th.S Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường TH Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức (TPHCM), sẽ gửi đến các bậc phụ huynh và thí sinh qui trình sáu bước chọn một lối đi trên đường đời của mỗi người. Học tiếp lên ĐH là ước nguyện của các bạn trẻ nhưng đó không phải là đích đến duy nhất trên đường đời của tất cả mọi người. Sẽ có những người không vào ĐH, chọn lối rẽ khác phù hợp hơn với mình. Tôi tạm gọi việc chọn ngành nghề là một "qui trình" và tạm chia thành sáu bước. Trong đó: - Bước 1: Tự trả lời câu hỏi "học để làm gì"? Học để thành một nhà nghiên cứu, một bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, diễn viên hay để có một nghề, đi làm? Học để chiếm lĩnh tri thức, công nghệ hay thành thạo kỹ năng của nghề nào đó nhằm vào đời? - Bước 2: Bạn yêu thích ngành nghề nào? Tránh thích theo kiểu phong trào, chọn theo bạn bè hay vì ngành đó có cái tên thời thượng. Phải là say mê thật sự. Và không chỉ yêu thích mà là hiểu đúng ngành nghề mình định chọn: công việc cụ thể, khó khăn thuận lợi và điều kiện làm việc của nghề đó, các yêu cầu nghề nghiệp Chọn nghề không phải chọn cho có chỗ để học mà chính là chọn nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi cả đời. Chọn nghề đúng sở thích và sở trường là yếu tố quyết định sự thành công. - Bước 3: Tìm hiểu môn thi, khối thi của ngành nghề đó, các môn thi có phải là thế mạnh của mình không. - Bước 4: Bạn có biết học ĐH sẽ như thế nào, chương trình học gồm những gì? Liệu mình có đủ điều kiện (học lực, kinh phí và các điều kiện khác) để theo đuổi chương trình? Đây là bước tìm hiểu sơ lược nội dung chương trình ngành nghề sẽ học và đối chiếu với năng lực, điều kiện học tập của bản thân. - Bước 5: Cân nhắc học lực để chọn bậc đào tạo phù hợp. Có thể tham khảo đề thi, điểm chuẩn các trường và đối chiếu với học lực của mình. Thực tế cũng chứng minh có rất nhiều trường hợp ôn luyện 3-4 năm vẫn không đậu ĐH; hoặc đậu vào trường nhưng không thể tốt nghiệp ra trường vì không theo nổi chương trình. Tất cả thí sinh đều có thể thử sức mình ở kỳ thi ĐH nhưng sáng suốt nhất nên nhắm đến bậc học khác phù hợp nhất với khả năng của mình (CĐ, trung cấp hoặc học nghề). - Bước 6: Cuối cùng mới đến việc quyết định chọn trường và làm các thủ tục đăng ký dự thi. Trả lời chính xác những câu hỏi này bạn sẽ chọn đúng ngành học phù hợp và dễ thành công hơn trong cuộc đời. Con đường vào đời có thể là 4- 5 năm (thậm chí lâu hơn thế) ở trường ĐH nhưng có thể rất ngắn: ngay sau khi rời trường THPT. 18 tuổi, với tấm bằng THPT, HS đã có đủ sức khỏe và trí tuệ vào đời. ĐH không phải là con đường duy Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA nhất - câu nói cũ vẫn rất đúng. Trong chừng mực điều kiện và khả năng từng người, chọn một hướng đi khác ngắn hơn đôi khi chính là sự chọn lựa dũng cảm và sáng suốt nhất. Chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh và xã hội chia sẻ một điều rằng: ước vọng của cha mẹ về con mình là đáng quí nhưng đừng quá kỳ vọng và gây áp lực với chuyện chọn trường của con em mình. Hãy tạo điều kiện cho HS tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tương lai của mình 2. TRẮC NGHIỆM THIÊN HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Bạn đang băn khoăn không biết mình là người như thế nào? Công việc nào thì thích hợp với mình? Và liệu mình có khả năng làm tốt và đam mê công việc đó hay không? Thật đơn giản, bạn hãy nhanh tay làm đủ 6 bài trắc nghiệm về 6 nhóm ngành nghề chính trong xã hội theo nghiên cứu của Tiến sĩ J.L.Holand sau đây để giải tỏa những thắc mắc còn đang dang dở ! Nào, còn chần chờ gì nữa, hãy cùng Hocmai.vn khám phá xem thiên hướng ngành nghề của bạn là gì nhé! Bạn cần lưu ý, để tìm ra thiên hướng nhóm ngành nghề thích hợp nhất với mình bạn bắt buộc phải làm đủ 6 bài trắc nghiệm này. Sau đó hãy lựa chọn 2 bài trắc nghiệm có điểm số cao nhất. Bài có điểm số cao nhất điều đó chứng tỏ thiên hướng nghề nghiệp của bạn phù hợp với nhóm ngành đó nhất. Còn bài có điểm số cao thứ Nhì chính là nhóm ngành bạn có khả năng làm tốt nhất. Bước thứ nhất: các em tự điền vào sáu phiếu "tự khám phá sở thích" A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của em ở hướng đó. Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9 ), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5. Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm. Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm. Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của em, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau: Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình , điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán… Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó. Lúc bấy giờ phải tự xác định học lực của mình. Nếu loại khá, giỏi thì chọn trường "top trên" - điểm chuẩn trên dưới 20, như bách khoa, tự nhiên; nếu tự nhận học lực trung bình khá hoặc khá thì có thể chọn trường "top giữa" (điểm chuẩn 16 trở lên) như giao thông vận tải, nông lâm, bưu chính viễn thông ; nếu học lực trung bình, trung bình khá thì chọn trường ngang bằng điểm sàn, như các trường dân lập, bán công hoặc đăng ký vào trường cao đẳng, THCN thì "bảo đảm" hơn. Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể "dụng võ" được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào. Mong những tư liệu trên và những lời khuyên này có thể giúp các bạn thí sinh trong những ngày "mò mẫm khổ sở" để tìm lối "vượt vũ môn". Chúc các bạn toại nguyện trong chọn ngành, trường và thắng lợi trong mùa thi. PHIẾU A: TỰ KHÁM PHÁ CÁC SỞ THÍCH MỨC ĐỘ ĐÚNG CỦA BẢN THÂN Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA 1.Có tính tự lập trong cong viec va cuoc song 2. Có đầu óc thực tế 3. Dễ thích nghi, linh động 4. Vận hành máy móc, thiết bị 5. Làm các công việc thủ công 6. Tiếp xúc với thiên nhiên, động thực vật 7. Làm các công việc mang tính thực nghiệm 8. Thấy được kết quả công việc 9. Làm việc ngoài trời Cộng ở mục lý giải tự khám phá sở thích PHIẾU B: TỰ KHÁM PHÁ CÁC SỞ THÍCH MỨC ĐỘ ĐÚNG CỦA BẢN THÂN 1. Tự tìm hiểu, khám phá 2. Có đầu óc phân tích 3. Tính logic 4. Quan sát, phản ánh, nghiên cứu 5. Tổng hợp, khái quát, suy diễn 6. Điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá 7. Tự tổ chức công việc 8. Thực hiện những vấn đề phức tạp 9. Khả năng giải quyết các vấn đề Cộng ở mục lý giải tự khám phá sở thích PHIẾU C: TỰ KHÁM PHÁ CÁC SỞ THÍCH MỨC ĐỘ ĐÚNG CỦA BẢN THÂN 1. Dễ xúc động 2. Có óc tưởng tượng 3. Tính tự do,không khuôn mẫu, bốc đồng 4. Khả năng trình diễn, diễn xuất 5. Có thể chụp hình, vẽ, trang trí, điêu khắc 6. Năng khiếu âm nhạc 7. Khả năng viết, trình bày ý tưởng 8. Sáng tạo ý tưởng, chương trình mới 9. Thoải mái biểu lộ ý thích riêng Cộng ở mục lý giải tự khám phá sở thích PHIẾU D: TỰ KHÁM PHÁ CÁC SỞ THÍCH MỨC ĐỘ ĐÚNG CỦA BẢN THÂN 1. Tính thân thiện, giúp đỡ người khác 2. Thích gặp gỡ, làm việc với con người 3. Lịch thiệp, tử tế 4. Khuyên bảo, huấn luyện, giảng giải Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA 5. Lắng nghe và sẵn sàng phục vụ 6. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng 7. Hoạt động vì mục tiêu xã hội, vì cái chung 8. Đóng góp để giúp thế giới tốt đẹp hơn 9. Khả năng hòa giải, giải quyết sự việc Cộng ở mục lý giải tự khám phá sở thích PHIẾU E :TỰ KHÁM PHÁ CÁC SỞ THÍCH MỨC ĐỘ ĐÚNG CỦA BẢN THÂN 1. Tính phiêu lưu, mạo hiểm 2. Tính quyết đoán 3. Năng động 4. Diễn đạt, tranh luận, thuyết phục 5. Quản lý, chỉ đạo, xem xét, đánh giá 6. Đặt ra mục tiêu, kế hoạch và quyết định 7. Gây ảnh hưởng đối với người khác 8. Cạnh tranh vượt lên người khác 9. Được sự kính trọng vị thế Cộng ở mục lý giải tự khám phá sở thích PHIẾU F: TỰ KHÁM PHÁ CÁC SỞ THÍCH MỨC ĐỘ ĐÚNG CỦA BẢN THÂN 1. Có đầu óc sắp xếp, tổ chức ngăn nắp 2. Cẩn thận, tỉ mỉ 3. Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy 4. Tính toán, so sánh, ghi chép số liệu 5. Lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin 6. Dự kiến chi tiêu – thu nhập ngân sách 7. Làm công việc có nhiệm vụ rõ ràng 8. Lên kế hoạch điều phối công việc 9. Làm việc với con số, theo các quy định Cộng ở mục lý giải tự khám phá sở thích 3. CHỌN NGÀNH , CHỌN TRƯỜNG : CHỌN GÌ TRƯỚC ? Một mùa thi ĐH, CĐ nữa lại đang đến gần. Xin có một vài lời khuyên với các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh để tham khảo khi chuẩn bị hướng nghiệp. Xác định tầm quan trọng chọn ngành, chọn nghề Điều này là cực kỳ quan trọng! Nếu chọn sai lầm sẽ là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn ngành, nghề của thí sinh (TS) phải từ rất sớm chứ không phải ngay trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng… Nếu việc chọn lựa này xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của mình thì thường sẽ bền vững hơn. Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA Việc chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn (theo hướng tiêu cực) đối với việc học hành và công việc của các thí sinh sau này. Hướng nghiệp là vấn đề lớn và đi trước một bước. Là những người làm trong ngành giáo dục và đào tạo, tôi nghĩ "Hướng nghiệp và tuyển sinh, tuy 2 mà là 1". Thi vào ngành nghề nào? Trường nào? Ở đâu? có thể nói là có nhiều tiêu chí lựa chọn. Theo tôi, xuất phát điểm của TS khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa đại học, CĐ, THCN… phải là sở thích /sở trường/năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi! Tiếp theo là phải cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành này? Xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi "Thi trường nào/ngành nào để dễ đậu?". Biết lựa sức mình Không nên chọn những nghề thật cao siêu nhưng không biết năng lực mình tới đâu. Thực ra, có khi gọi là nghề cao siêu với người này nhưng lại là "thấp siêu" với người khác! Trèo cao ngã đau là chuyện bình thường và không khuyến khích. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, nên lựa sức mình để vào những trường top vừa phải (nhiều tiêu chí để tham khảo: điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý ). Nghề nghiệp hiện nay thì nhiều và đa dạng nhưng năng lực của con người thì có hạn, giới trẻ thì lại có quá nhiều ước mơ, nhiều mong mỏi. Hay nói cách khác, sự lựa chọn nghề nghiệp hiện nay là rất phong phú và theo hướng tự do, tự nguyện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp HS… bị lệ thuộc vào quyền quyết định của người khác (lời khuyên thì rất bổ ích, rất quan trọng nhưng cũng chỉ là sự tham khảo, bản thân các em phải tự quyết định về tương lai của mình) để thi vào ngành mình không thích, bậc học không tương xứng. Nếu đậu, chỉ là sự tạm trú, rất không chắc chắn. Xu thế hiện nay, mỗi trường sẽ có bộ phận chuyên nghiệp để "theo dõi" sinh viên có phù hợp với ngành nghề, sở thích, nguyện vọng của SV hay không để kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Tuổi trẻ chạy theo mốt là chuyện bình thường. Có em muốn thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thử cho "đã" sau đó mới ngẫm nghĩ lại là không nên "bon chen" nữa, mình phải là mình thôi. Có người thuộc nhóm thích thử thách thậm chí phiêu lưu 1 chút, có người lại thích sự yên tĩnh, ổn định. Lời khuyên ư? Hãy là chính mình! Thử thách cũng tốt nhưng đừng có phiêu lưu và đừng để trả giá! Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA Ưu tiên cho sở thích, sở trường Có nhiều tiêu chí lựa chọn. Tiêu chí nào cũng có cơ sở cả. Khi đã có "cơ sở lý luận và thực tiễn" để lựa chọn rồi thì thường là các em hài lòng về quyết định của mình. Tuy nhiên, sự hài lòng này dài hạn hay ngắn hạn, có bền vững hay không là do chính bản thân các em. Theo tôi, chọn theo sở thích, sở trường, nguyện vọng của chính các em mới là bền vững! Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe những lời khuyên vì có khi các em không đủ thông tin. Các em nên trắc nghiệm sở thích sở trường nguyện vọng của mình có bị ngộ nhận hay không? Tôi thấy lý thuyết Holland (6 nhóm sở thích ứng với nghề nghiệp, kèm theo) về chọn nghề cũng là một nguồn tham khảo để trắc nghiệm khá tốt. Lĩnh vực nghề nghiệp ứng với mỗi nhóm sở thích R (Realistic): Thực tế ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp. I (Investigative): Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; Y – dược; khoa học công nghệ. A (Artistic): Có khả năng về nghệ thuật. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí; điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang; hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn, … S (Social): Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho các người khác. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm; giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thầy tu, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng … E (Enterprise): Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu. C (Conventional): Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chí tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA thoại viên… 4. CHỌN NGÀNH , CHỌN TRƯỜNG , CHỌN KHỐI THI Chọn ngành Hãy nghĩ về ngành nghề bạn thích nhất, sau đó cân nhắc xem các môn học phù hợp với ngành nghề đó bạn học như thế nào? Ví dụ nếu đam mê các ngành công nghệ, kỹ thuật thì các môn học tự nhiên bạn học như thế nào? (tùy theo bậc đào tạo mà yêu cầu sẽ khác nhau). Tính cách bạn có phù hợp với ngành nghề, các công việc có thể liên quan tới ngành nghề đó bạn làm có tốt không. Ví dụ: học kỹ thuật thì phải có tư duy phân tích, tiếp cận vấn đề một cách logic, sự kiên trì, tính cẩn thận, thích tìm tòi, nghiên cứu, làm việc đam mê với các máy móc, thiết bị, dụng cụ Bạn thích học kế toán kiểm toán thì hãy xem mình có tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, thích làm việc với con số, dữ liệu hay không Tìm hiểu các thông tin về ngành nghề mình lựa chọn như: mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo bao gồm các môn học gì, ngành nghề đó yêu cầu phẩm chất, tính cách gì, học xong ra trường làm gì, ở đâu, nhu cầu xã hội của ngành nghề, đánh giá xu hướng phát triển của ngành nghề, ngành nghề đó có yêu cầu sức khỏe (thể chất và tinh thần) như thế nào, thời gian học, học phí, học bổng, cơ hội học liên thông lên cao, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, mức lương Những thông tin về ngành nghề sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để xem mình có thực sự phù hợp với ngành nghề đó hay không. Sử dụng các công cụ trắc nghiệm. Bạn có thể vào website: aad.vnuhcm.edu.vn/huongnghiep và các website khác để làm các bài trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp. Bài trắc nghiệm sẽ đưa ra các tư vấn, dự đoán về nhóm ngành nghề bạn phù hợp. Đi tham quan thực tế nghề nghiệp và gặp gỡ những người thành đạt trong nghề để trao đổi thêm các thông tin. Chọn trường Chọn trường cần quan tâm các yếu tố sau đây: - Điểm chuẩn: Nên tìm hiểu điểm chuẩn trung bình 3 năm gần đây của ngành mình muốn dự thi ở nhiều trường khác nhau có đào tạo ngành này. Sau đó, so sánh với sức học của mình để xem mình thi trường nào phù hợp. Để dự đoán xác định sức học của mình thi đại học được bao nhiêu điểm, bạn hãy phối hợp nhiều cách như: căn cứ điểm học tập các môn thi tuyển sinh đầu vào, giải thử đề thi đại học 3 năm vừa qua, nhờ thầy cô, bạn bè, người thân nhận xét, góp ý, dự thi thử ĐH, các kỳ thi do trường bạn tổ chức Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA - Cơ sở vật chất của nhà trường. - Đội ngũ giảng viên, tiến sĩ, giáo sư. - Số lượng giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học mà trường đã thực hiện. - Uy tín, thương hiệu của trường. - Đánh giá của cựu sinh viên, sinh viên, doanh nghiệp về quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của nhà trường. - Kết quả kiểm định chất lượng của trường đó. - Việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình theo học tại trường. Chọn khối thi Hiện nay, nhiều trường tuyển sinh đầu vào bằng nhiều khối thi khác nhau. Bạn hãy chọn khối thi nào phù hợp nhất với mình để đạt kết quả cao nhất. Th.s Trần Minh Đức (Khoa Kinh tế - Luật ĐH QG TP.HCM) 5. CHỌN NGÀNH NGHỀ:SAI 1 LY, PHÍ 1 QUÃNG ĐƯỜNG Từ ngày 10.3, các học sinh THPT bắt đầu đăng ký dự thi, chọn lối đi cho tương lai của mình. Nhà trường và những "người trong cuộc" đã chuẩn bị gì cho việc hướng nghiệp? Không nên ảo tưởng Trước khi chuẩn bị phối hợp với Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM thực hiện chương trình hướng nghiệp cho 500 học sinh khối 12 của trường mình, diễn ra vào đầu tháng 3.2008, ông Đinh Thành Tâm - Hiệu phó trường THPT Tạ Quang Bửu (Q.8, TP.HCM) bộc bạch: "Nhiều học sinh trường tôi là con em dân nhập cư, hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học hành không bằng những trường trung tâm thành phố. Chúng tôi muốn "kéo" các em về thực tế, để các em nhận ra khả năng thực sự của mình mà chọn lựa nghề nghiệp phù hợp". Theo ông Tâm, việc chọn trường, hướng nghiệp của các học sinh vùng ven khá mông lung. Nhiều bạn còn ảo tưởng, bị "hớp hồn" bởi "mác đại học" trong khi khả năng của mình hạn chế. Ban giám hiệu muốn hướng các bạn trẻ này đến những trường CĐ, trường dạy nghề uy tín, đảm bảo đầu ra cho học sinh. "Nếu không định hướng tương lai cho các em, cố tạo ra thành tích ảo thì không chỉ học sinh mà những người làm giáo dục cũng sẽ phải trả giá" - ông Tâm nói. Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 DỰ ÁN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BAN ĐẠI DIỆN SINH VIÊN – ĐH BÁCH KHOA Trường THPT An Lạc (Q.Bình Tân, TP.HCM) gần đây cũng đã tổ chức buổi hướng nghiệp cho học sinh. Trong những phiếu gửi lên chuyên gia tư vấn, một số bạn khẳng định vào ĐH mới là con đường kiếm tiền hay nhất. Có bạn thắc mắc: "Em muốn thi hai khối trong cùng một trường được không?". Chuyên viên tư vấn hỏi lại: "Những ngành nghề nào em quan tâm trong hai khối đó?" thì câu trả lời là "chưa biết". Mặt khác, có những bạn lại "trăn trở" về ngành nghề nào phải "lo lót" và "thân thế" nhiều hơn khi ra trường kiếm việc. Cân nhắc kỹ trước khi đặt bút Một giáo viên tại Q.Bình Tân, TP.HCM trăn trở: Mùa thi đã cận kề nhưng không ít trường trên địa bàn thành phố tỏ ra khá thờ ơ với việc hướng nghiệp cho học sinh. Nói đúng hơn, áp lực chương trình nặng nề khiến họ không còn thời gian để quan tâm đến "chuyện của học sinh". Giáo viên này cho biết, tại trường của cô, nhiều khi ban giám hiệu phải cân nhắc giữa việc dành một buổi cho việc họp phụ huynh hay cho công tác hướng nghiệp? Cuối cùng, nhà trường đã "ưu tiên" họp phụ huynh vì có mục đích rõ ràng, yêu cầu cụ thể hơn và cấp thiết hơn Hoàng Thư, học sinh lớp 12 một trường ở Q.3, TP.HCM bày tỏ: "Lẽ ra, học sinh cuối cấp như bọn mình nên có ít nhất hai buổi hướng nghiệp - một buổi đầu năm và một buổi cuối năm. Nhiều trường vội vội vàng vàng làm hướng nghiệp cuối năm mà quên mất học sinh cũng rất cần sự định hướng, phương pháp học ngay từ đầu". Nhiều năm trực tiếp phỏng vấn sinh viên mới ra trường, anh Nguyễn Văn Sang - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên TP.HCM nhận xét: "Khi chọn trường, nhiều bạn không tìm hiểu kỹ càng. Đến khi vào ĐH, các bạn học mông lung quá, không tập trung vào ngành nghề đang theo đuổi. Thế nhưng, khi tuyển dụng, doanh nghiệp rất hay xoáy vào những vấn đề cụ thể. Thế là hai bên không "gặp" nhau". Theo anh Sang, thị trường đang "khát" lao động trong một số ngành nghề (như về dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn ) đồng thời có những nghề đang bị "ế" nhưng sinh viên cứ nộp đơn xin việc dài dài Anh Lê Trung (Việt kiều Canada, đã chế tạo robot Aiko hiểu được ngôn ngữ) chia sẻ với Thanh Niên về chuyện chọn nghề sai lầm của anh. Anh Trung cho biết, anh đã bỏ phí đến 11 năm để học một ngành trúng ý cha mẹ, nhưng lại "trật chìa" với năng lực thực sự của mình. Kết cục, anh lấy được ba bằng cấp liên quan bào chế dược phẩm rồi cất tủ do không xin được việc làm. Lê Trung ao ước, nếu được trở lại giây phút chọn nghề quan trọng 16 năm trước của đời mình, nhất quyết anh sẽ theo ngành kỹ thuật, chế tạo robot mà anh đam mê từ nhỏ. Theo Lê Trung, khi chọn nghề sai, bạn sẽ uổng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức khiến bạn thậm chí có thể hối hận suốt đời. Còn bạn, bạn nghĩ gì về câu chuyện anh Lê Trung? Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút chọn lựa hướng đi cho tương lai chính mình, bạn nhé. 6. NHỮNG NGHỀ ĐANG THU HÚT LAO ĐỘNG Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại Diện Sinh Viên – ĐH Bách Khoa SĐT: 0905.669.102 [...]... KHOA hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng Vì vậy, câu hỏi: "Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?" khi n nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời Một nghề phù hợp phải là hợp với sở thích, sở trường, năng khi u và khả năng tìm việc để có thể vận dụng hết những kiến thức và kỹ năng bạn có khi đi học vào công việc Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm mà chúng tôi đang áp dụng: Cung... trong đó có lý do trường đào tạo nghề còn thiếu hoặc nhiều ngành nghề chưa định hướng phát triển khi n các cơ sở chưa dự báo và hoạch định chiến lược đào tạo Trong tình hình đó, người lao động sẽ phải cạnh tranh chỗ làm việc gay gắt hơn, phải tự đào tạo nghề để thích nghi công việc Ông Tuấn khuyên các bạn trẻ khi chọn ngành chọn nghề, cần chú ý đến yếu tố phù hợp về trình độ văn hóa, sức khỏe, năng lực,... hợp đồng tuyển dụng với các doanh nghiệp trước khi tuyển sinh, từ đó để các em an tâm đầu vào Trong quá trình học, sinh viên lao động thực tế tại doanh nghiệp từ 6 tháng trở lên nhằm quen với nhịp điệu và cách thức làm việc trong một doanh nghiệp Điều này dần dần giúp các em cảm thấy thoải mái, yên tâm đối với nghề mà mình đã chọn 7 3 KẾ SÁCH TEEN LƯU Ý KHI CHỌN TRƯỜNG Sắp đến lúc phải làm hồ sơ nộp... những thách thức trong mỗi quyết định của mình Đặc biệt là khi những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp, quyết định số phận của mỗi chúng ta Hãy cân nhắc và lựa chọn đúng Anh Việt (Theo VTC) 8 BĂN KHOĂN CHỌN TRƯỜNG , CHỌN NGÀNH Tôi sẽ chọn trường nào, ngành nào đây? Nếu học trường đó thì học phí phải đóng ra sao, cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường như thế nào?… Đó là những chuyện được Bản Thảo:... dạng, mở rộng đối tượng học cùng nhiều ưu đãi khác như cấp học bổng, giảm học phí, giới thiệu việc làm sau khi ra trường …các trường, trung tâm này đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia học Bên cạnh đó hiện cũng có nhiều trường mở thêm ngành tài chính ngân hàng - một ngành học rất "nóng" khi thị trường tài chính - tiền tệ đang "sốt" Hiện nay, nhu cầu về nguồn Bản Thảo: Cao Văn Công – P.Ban Đại... 60 đến 70% được giảng dạy bằng tiếng Anh do các thầy cô giáo nước ngoài giảng dạy Khi ra trường các sinh viên này có kỹ năng nghiệp vụ tốt và khả năng ngoại ngữ tương đương 550 điểm TOEFL Chương trình kinh tế đối ngoại vẫn theo chương trình của Bộ GD-ĐT và chia thành nhiều chuyên ngành như thương mại, đầu tư, du lịch khi ra trường các em có thể làm việc ở nhiều cơ quan kinh tế Đây là một ngành hứa... tạo mỗi năm, trong khi đó, số lượng học viên theo học hệ tại chức tại các cơ sở của trường khắp 34 tỉnh thành phía Nam lại lên tới cả nghìn người Điều đặc biệt, hầu hết trong số theo học tại chức là những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, làm lưu trữ nhưng lại thiếu nghiệp vụ chuyên môn Rõ ràng, ngành lưu trữ dù có từ rất lâu, nhưng "cung" chưa đáp ứng được "cầu" "Hiếm" có khi còn vì mới lạ,... vẫn tốt, bảng điểm vẫn cao, nhưng càng học cô càng ghét cái nghề cao quý mà mình đã lựa chọn Ra trường với tấm bằng giỏi, Mai được phân về một trường cấp ba khá uy tín để giảng dạy Nhưng đến lúc này, khi Mai đã đủ chín chắn, cô không thể u mê theo ý thích của mẹ để cả cuộc đời sống trong chán nản và buông xuôi, Mai bỏ dạy, và bắt đầu công việc mình yêu thích bằng việc xin dịch tin ngắn cho một tờ báo... là các bạn cũng nên phát triển cho mình các kỹ năng làm việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và thậm chí kỹ năng lãnh đạo Ký hợp đồng tuyển dụng với doanh nghiệp trước khi tuyển sinh TS Trần Hành - Hiệu trưởng trường ĐH Lạc Hồng Đồng Nai: Việc chọn nghề, quyết định đường đời của học sinh THPT không đơn giản chút nào bởi vì ngành nghề trong xã Bản Thảo: Cao Văn Công –... trường, chọn ngành cho mình Tôi đã tham dự buổi tư vấn của Báo Tuổi Trẻ, nay tiếp tục đến với buổi tư vấn của Báo Thanh Niên… và rất hài lòng vì đã được thông tin đầy đủ về kỳ thi đại học sắp tới trước khi cầm bút viết vào hồ sơ đăng ký dự thi Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định thi lại vào ngành cơ khí chế tạo máy của Trường Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh" Khác với Quốc, Nguyễn Trường Trung ở Bình Thuận, . TP.HCM nhận xét: " ;Khi chọn trường, nhiều bạn không tìm hiểu kỹ càng. Đến khi vào ĐH, các bạn học mông lung quá, không tập trung vào ngành nghề đang theo đuổi. Thế nhưng, khi tuyển dụng, doanh. câu hỏi: "Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?" khi n nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời. Một nghề phù hợp phải là hợp với sở thích, sở trường, năng khi u và khả năng tìm việc. đâu. Thực ra, có khi gọi là nghề cao siêu với người này nhưng lại là "thấp siêu" với người khác! Trèo cao ngã đau là chuyện bình thường và không khuyến khích. Sau khi chọn ngành, nghề

Ngày đăng: 11/07/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w