1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

câu hỏi trắc nghiệm môn mác - lênin

28 2,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

câu hỏi trắc nghiệm môn mác - lênin tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các l...

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC 1.Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm: a.3 bộ phận cấu thành. b. 4 bộ phận cấu thành. c. 5 bộ phận cấu thành. 2.Chủ nghĩa Mác ra đời vào: a. Đầu thế kỷ XIX. b.Giữa thế kỷ XIX c.Cuối thế kỷ XIX 3.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vấn đề cơ bản của Triết học là: a.Vật chất và ý thức. b.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. c.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và khả năng nhận thức của con người. 4.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vật chất là: a.Những chất tạo nên vũ trụ. b.Tồn tại khách quan. c.Thực tại khách quan. 5.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vận động là: a. Mọi sự thay đổi về vị trí. b. Mọi sự thay đổi về vật chất. c. Mọi sự thay đổi nói chung. 6.Theo Ăng-ghen, có thể chia vận động thành: a.4 hình thức vận động cơ bản. b.5 hình thức vận động cơ bản. c.6 hình thức vận động cơ bản. 7.Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau đây: a.Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. b.Không gian và thời gian là những phương thức tồn tại của vật chất. c.Vận động, không gian và thời gian là những phương thức tồn tại của vật chất. 8.Yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất của ý thức là: a.Tri thức. b.Tình cảm. c.Ý chí. 9.Nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là: a.Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. b.Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể, ý thức có thể quyết định trở lại vật chất. c. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người. 10.Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể là những quan điểm được rút ra từ: a.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. b.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. c.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. 11.Quy luật được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật là: a.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. b.Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. c.Quy luật phủ định của phủ định. 12.Cách thức của sự phát triển là: a.Đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn. b.Sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. c.Quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái mới. 13.Loại mâu thuẫn đặc thù chỉ có trong lĩnh vực xã hội là: a.Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. b.Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. c.Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. 14.Quan điểm ủng hộ cái mới, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển là quan điểm được rút ra trực tiếp từ: a.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. b.Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. c.Quy luật phủ định của phủ định. 15.Tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn phản ánh trực tiếp việc: a.Không vận dụng đúng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. b. Không vận dụng đúng quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. c. Không vận dụng đúng quy luật phủ định của phủ định. 16.Quan điểm phát huy tính năng động chủ quan biểu hiện trực tiếp sự vận dụng: a.Nội dung mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. b.Nội dung các nguyên lý của phép biện chứng duy vật. c.Nội dung các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. 17.Thực tiễn là: a.Hoạt động vật chất. b.Hoạt động tinh thần. c.Một số hoạt động vật chất và một số hoạt động tinh thần. 18.Hình thức cơ bản nhất của thực tiễn là: a.Hoạt động chính trị - xã hội. b.Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. c.Thực nghiệm khoa học. 19.Lý luận có nhiều chức năng trong đó chức năng quan trọng nhất của lý luận là: a.Giáo dục. b.Nhận định, đánh giá. c.Định hướng. 20.Cơ sở của nhận thức, động lực của nhận thức là: a.Hoạt động lý luận. b.Hoạt động thực tiễn. c.Hoạt động nghiên cứu khoa học. 21.Chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều là biểu hiện trực tiếp của việc: a.Không tôn trọng quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể. b.Không tôn trọng nguyên tắc khách quan. c.Không tôn trọng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. 22.Phương thức sản xuất gồm: a.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. b. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng. c. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 23.Cơ sở của sự tiến bộ xã hội là: a.Hoạt động của bộ máy nhà nước. b.Hoạt động sản xuất ra các giá trị tinh thần. c.Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. 24.Xét cho cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là: a.Luật pháp. b.Hệ thống chính trị. c.Năng suất lao động. 25.Ngày nay, yếu tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là: a.Công cụ lao động. b.Người lao động. c.Khoa học công nghệ. 26.Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó là quan hệ: a.Tồn tại chủ quan, bị quy định bởi những người lãnh đạo các cơ sở sản xuất. b.Tồn tại chủ quan, bị quy địn bởi chính trị xã hội. c.Tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. 27. Quan hệ giữ vai trò quyết định đối với những quan hệ khác trong quan hệ giữa người của quá trình sản xuất là : a. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động b. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. c. Quan hệ tổ chức , quản lý và phân công lao động. 28. Cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế-xã hội là : a. Toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội. b. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất –kỹ thuật của xã hội. c. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất và những con người sử dụng nó để tiến hành cá hoạt động xã hội. 29. Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là : a. Quá trình lịch sử tự nhiên. b. Quá trình lịch sử hướng theo ý chí của giai cấp cầm quyền c. Quá trình lịch sử hướng theo ý chí của Đảng cầm quyền. 30. Nguyên nhân sâu xa của việc ra đời giai cấp thuộc về : a. Lĩnh vực quyền lực chính trị. b. Lĩnh vực kinh tế. c. Lĩnh vực tôn giáo. 31. Đặc trưng quan trọng nhất của giai cấp là : a. Sự khác nhau về vai trò trong tổ chức , quản lý quá trình sản xuất. b. Sự khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất. c. Sự khác nhau về quan hệ phân phối của cải xã hội. 32. Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau đây: a. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội. b. Đấu tranh giai cấp cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội. c. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp. 33. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là nguyên tắc được rút ra trực tiếp từ : a. Học thuyết về nhận thức. b. Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội. c. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp. 34. Theo sự phát triển của xã hội, thứ tự sự phát triển của các hình thức cộng đồng trong lịch sử là : a. Bộ lạc-Bộ tộc-Thị tộc-Dân tộc. b. Bộ tộc- Thị tộc-Bộ lạc-Dân tộc c. Thị tộc-Bộ lạc-Bộ tộc-Dân tộc 35. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là : a. Hiện tượng mang tính khách quan , bị quyết định bởi quá trình phát triển xã hội. b. Hiện tượng mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nguyện vọng của giai cấp cầm quyền. c. Hiện tượng mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nguyện vọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. 36. Nhà nước có : a. 2 đặc trưng. b. 3 đặc trưng c. 4 đặc trưng. 37. Đặc trưng chủ yếu của cách mạng xã hội là : a. Sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị đã lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng. b. Sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức hoạt động sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội. c. Sự thay đổi về hệ tư tưởng nói riêng và toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội nói chung. 38. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá tiến bộ xã hội là : a. Sự trong sạch vững mạnh của bộ máy nhà nước. b. Sự phát triển của phương thức sản xuất. c. Trình độ học vấn, ý thức đạo đức, lối sống của nhân dân. 39. Động lực chủ yếu của tiến bộ xã hội là : a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất. b. Sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học , cải tiến kỹ thuật. c. Sự phát triển của các quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế. 40. Bản chất của con người được quyết định bởi : a. Nỗ lực của mỗi cá nhân . b. Nền giáo dục của gia đình. c. Các quan hệ xã hội. 41. Hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân là : a. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất. b. Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức bóc lột, đối kháng với nhân dân. c. Những tầng lớp xã hội khác thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. 42. Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử là : a. Vĩ nhân, lãnh tụ. b. Quần chúng nhân dân c. Nhân dân lao động. 43. Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau đây : a. Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. b. Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. c. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội ra đời đồng thời với nhau nhưng tồn tai xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. 44. Vât chất là tất cả những gì : a. Tồn tại một cách cụ thể có thể nhìn thấy. b. Tồn tại vô hình, thần bí ở bên ngoài thế giới khách quan. c. Tồn tại cảm tính và tồn tại không cảm tính. d. Tồn tại ở bên ngoài ý thức, được ý thức con người phản ánh. 45. Vân động là : a. Sự chuyển động của các vật thể trong không gian. b. Sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác của sự vật, hiện tượng. c. Sự thay đổi vị trí của các sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. d. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. 46. Phát triển là : a. Sự thống nhất của sự tiến bộ và thoái bộ. b. Những biến đổi không thuận nghịch. c. Những biến đổi từ thấp đến cao. d. Những biến đổi không thuận nghịch , là quá trình phức tạp hóa và biến đổi từ thất đến cao. 47. Thống nhất của hai mặt đối lập biện chứng là : a. Sự bài trừ gạt bỏ lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng. b. Sự liên hệ, qui định, xâm nhập vào nhau tạo thành một chủ thể thống nhất. c. Hai mặt đối lập có tính chất, đặc điểm, khuynh hướng phát triển trái ngược nhau. d. Quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ . 48. Phủ định biện chứng là : a. Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. b. Sự vật mới ra đời sau sự vật cũ. c. Sự phủ định khách quan và mang tính kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ. d. Sự phủ định có tác động của sự vật khác. 49. Cách viết sau đây là đúng : a. Hình thái kinh tế,xã hội. b. Hình thái kinh tế của xã hội. c. Hình thái xã hội. d. Hình thái kinh tế-xã hội. 50. Lực lượng sản xuất bao gồm : a. Con người và tự liệu sản xuất. b. Con người lao động , tư liệu sản xuất và khoa học kỹ thuật. c. Con người lao động với kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động và tư liệu lao động. d. Con người lao động với kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động và tư liệu sản xuất. 51. Cơ sở hạ tầng của xã hội bao gồm : a. Đường xá, cầu cống, sân bay , bến cảng b. Toàn bộ cơ sở vật chất của xã hội. c. Toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội hợp thành cơ sở hình thức của xã hội. d. Toàn bộ quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. 51. Chân lý là : a.Những ý kiến thuộc về số đông b. Những lý luận có lợi cho con người. c. Sự phù hợp giữa nhận thức với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. d. Những cái mọi người đều thừa nhận. 52.Thế giới thể hiện tính thống nhất của nó ở chỗ nào? TL: Ở tính vật chất. 53.Các phạm trù triết học nào trực tiếp làm sáng tỏ sự tồn tại của vật chất? TL: Các phạm trù: vận động, không gian, thời gian. 54.Bạn hãy kể tên 2 phát kiến khoa học vĩ đại nhất mà Các Mác đã cống hiến cho nhân loại? TL: Học thuyết về giá trị thặng dư và quan niệm về duy vật về lịch sử. 55.Thuộc tính nào của vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức? TL: Thuộc tính phản ánh. 56.Vậnt động vật lý bao hàm trong nó các hình thức vận động nào? TL: Hình thức vận động cơ học. 57.Sự khác nhau cơ bản giữa khả năng với hiện thực là gì? TL: Khả năng là cái chưa có. Hiện thực là cái đã có. 58.Quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là quan hệ gì? TL: Quan hệ sản sinh. 59.Yếu tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là gì? TL: Người lao động. 60.Biện chứng của quá trình nhận thức trải qua những giai đoạn nào? TL: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. 61.Nội dung được dùng làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá tiến bộ xã hội là gì? TL: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 62.Tri thức nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn gọi là gì? TL: Tri thức đối lập. 63.Tác phẩm nào được xem là đánh dấu cho sự chín mùi của tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Các Mác và Ănghen? TL: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848. 64.Triết học Mác ra đời một phần là kết quả kế thừa trực tiếp: a. Thế giới quan duy vật của Hê-ghen và phép biện chứng của Phơ-bách. b. Thế giới quan duy vật của Phơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen. c. Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của cả Phơ-bách và Hê-ghen. TL: b. 65.Có ý kiến cho rằng khả năng có thể tồn tại trong bản thân sự vật hiện tượng và cũng có thể tồn tại bên ngoài sự vật hiện tượng. Ý kiến đó đúng hay sai? TL: Sai. 66.Yếu tố nào được xem là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại? TL: Hình thái kinh tế xã hội. 67.Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển được rút ra từ những nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật? TL: Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. 68.Để loại bỏ một hiện tượng nào đó, điều quan trọng nhất phải làm gì? TL: Loại bỏ nguyên nhân sản sinh ra nó. 69.Trình độ cao của ý thức xã hội là gì? TL: Ý thức lý luận. 70.Tại sao phương pháp luận của phép biện chứng duy vật luôn đòi hỏi con người cần có các phương án hành động dự phòng trong hoạt động thực tiễn? TL: Vì các sự biến ngẫu nhiên có thể xuất hiện. 71.Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện qua phạm trù nào? TL: Phạm trù độ. 72.Giữa phạm trù bản chất và hiện tượng, phạm trù nào phong phú hơn? TL: Phạm trù hiện tượng. 73.Trong các quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển là quy luật nào? TL: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. 74.Cơ sở để xác định những mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng trong xã hội là gì? TL: Là lợi ích. 75.Hãy nêu 2 đặc trưng cơ bản nhất của phủ định biện chứng. TL: Tính khách quan và tính kế thừa. 76.Sự phát triển gần như lập lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn gọi là gì? TL: Phát triển biện chứng (hay phủ định biện chứng). 77.Khái niệm nào dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có chung mối liên hệ về kinh tế, ngôn ngữ, một nền văn hóa? TL: Dân tộc 78.Toàn bộ các hoạt động vật chất có mục đích mang tíng lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội gọi là gì? TL : Thực tiễn. 79.Nêu các hình thức biểu hiện của nhận thức cảm tính ? TL : - Cảm giác - Tri giác - Biểu tượng 80. Nêu các hình thức biểu hiện của nhận thức lý tính: TL : - Khái niệm. - Phán đoán. - Suy luận. 81.Thực tiễn bao gồm các dạng cơ bản nào? TL: -Hoạt động sản xuất vật chất. -Hoạt động chính trị xã hội. -Hoạt động thực nghiệm khoa học. 82.Phạm trù triết học nào chỉ rõ phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội? TL: Phạm trù thực tiễn. 83 Hoạt động được coi là hành động lịch sử đầu tiên của con người là hoạt động gì? TL: Hoạt động sản xuất vật chất. 84 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có vị trí gì trong phép biện chứng duy vật? TL: Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật (hoặc là quy luật quan trọng nhất) 85 Trong 4 đặc trưng về giai cấp của Lê-nin, đặc trưng nào có vị trí quan trọng nhất? TL: Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. 86 Tiền đề khoa học cho sự hình thành triết học Mác là những phát minh nào? TL: Đó là 3 phát minh của khoa học tự nhiên TK19: a.Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. b.Học thuyết tiến hóa. c.Học thuyết tế bào. 87. Trình độ cao của ý thức xã hội gọi là gì? TL: Ý thức lý luận. 88.Phạm trù triết học nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác? TL: Phạm trù chất. 89.Sự khác nhau giữa nhận thức ảcm tính và nhận thức lý tính? TL : - Nhận thức cảm tính là nhận thức trực tiếp( Nhận thức bên ngoài sự vật hiện tượng) - Nhận thức lý tính là nhận thức gián tiếp ( nhận thức bên trong sự vật, hiện tượng ) 90.Lịch sử loài người đã trải qua những thời đại khác nhau. Cái gì được coi là cơ sở khoa học để xác định những thời đại đó? TL: những điều kiện vật chất khách quan của xã hội (hình thái kinh tế-xã hội) 91.Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội biểu hiện rất đa dạng nhưng có những biểu hiện cơ bản của nó. Những biểu hiện cơ bản ấy là gì? TL: -Phương thức sản xuất. -Hoàn cảnh địa lý. -Dân số. 92.Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Thực tiễn không có lý luận hướng đãn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễnlà lý luận suông.” Bạn hiểu như thế nào về “thực tiễn mù quáng” và “lý luận suông” trong quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh? TL: Thực tiễn mù quáng: Hoạt động thực tiễn không định hướng, người tiến hành hoạt động thực tiễn không hiểu bản chất, không hiểu về các quy luật đang chi phối công việc mà mình tiến hành. Lý luận suông: Lý luận không có cơ sở, không có động lực, không có mục đính và không có nơi để kiểm tra nó đúng hay sai. 93.Ý thức xã hội bị tồn tại xã hội quyết định nhưng ý thức xã hội có tính độc lập tương đối của nó. Tính độc lập tương đối ấy thể hiện như thế nào? TL: a.Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. b.Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. c.Ý thức xã hội có tính kế thừa. d.Các hình thái ý thức xã hội có thể tác động qua lại lẫn nhau. e.Ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. 94.Mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị tríđơn giản cho đến tư duy được khái quát bằng khái niệm gì? TL: Khái niệm “vận động” 95.Một thuộc tính của vật chất thể hiện sự sáng tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng được khái quát bằng khái niệm gì? TL: Khái niệm “phản ánh” 96.Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng của Mác với phương pháp biện chứng của Hê-ghen thể hiện trước hết ở chỗ nào? TL: Phương pháp biện chứng của Mác là phương pháp biện chứng duy vật. Còn phương pháp biện chứng của Hê-ghen là phương pháp biện chứng duy tâm. 97.Tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm được khái quát bằng khái niệm gì? TL: Khái niệm chân lý. 98.Hiện tượng của sự biến đổi có tính chất bước ngoặc và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội được khái quát bằng khái niệm gì? TL: Cách mạng xã hội. 99.Có 3 tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắncủa quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, đó là những tiêu chuẩn gì? TL: Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. 100. Cái mới là cái : a. Ra đời sau, phù hợp với quy luật. b. Ra đời từ cái cũ và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ. c. Mở đường cho sự phát triển tiếp theo. d. Bao hàm cả ba điểm a, b và c. [...]... đòi hỏi con người cần có các phương án hành động dự phòng trong hoạt động thực tiễn? 10.Tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm được khái quát bằng khái niệm gì? Câu hỏi trắc nghiệm Môn Triết học ( DUY VẬT BIỆN CHỨNG ) 1.Chủ nghĩa Mác- Lênin gồm: a.3 bộ phận cấu thành b 4 bộ phận cấu thành c 5 bộ phận cấu thành 2.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, .. .Câu hỏi trắc nghiệm Môn Triết học ( DUY VẬT BIỆN CHỨNG ) 1.Chủ nghĩa Mác- Lênin gồm: a.3 bộ phận cấu thành b 4 bộ phận cấu thành c 5 bộ phận cấu thành 2.Chủ nghĩa Mác ra đời vào: a Đầu thế kỷ XIX b.Giữa thế kỷ XIX c.Cuối thế kỷ XIX 3.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vấn đề cơ bản của Triết học là: a.Vật chất và ý thức b.Mối... lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội gọi là gì? Trả lời : Thực tiễn 27.Nêu các hình thức biểu hiện của nhận thức cảm tính ? Trả lời : - Cảm giác - Tri giác - Biểu tượng 28 Nêu các hình thức biểu hiện của nhận thức lý tính: Trả lời : - Khái niệm - Phán đoán - Suy luận 29.Thực tiễn bao gồm các dạng cơ bản nào? Trả lời: - Hoạt động sản xuất vật chất - Hoạt động chính trị xã hội - Hoạt... trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp 14 Theo sự phát triển của xã hội, thứ tự sự phát triển của các hình thức cộng đồng trong lịch sử là : a Bộ lạc-Bộ tộc-Thị tộc-Dân tộc b Bộ tộc- Thị tộc-Bộ lạc-Dân tộc c Thị tộc-Bộ lạc-Bộ tộc-Dân tộc 15 Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là : a Hiện tượng mang tính khách quan , bị quyết định bởi quá trình phát triển xã hội b Hiện tượng mang tính chủ quan,... a Giáo dục b Nhận định, đánh giá c Định hướng Họ, tên: …………………… Câu hỏi thi kiểm tra Môn Triết học Lớp :…………………………… PHẦN 1 : 1.Chủ nghĩa Mác- Lênin gồm: a.3 bộ phận cấu thành b 4 bộ phận cấu thành c 5 bộ phận cấu thành 2.Chủ nghĩa Mác ra đời vào: a Đầu thế kỷ XIX b.Giữa thế kỷ XIX c.Cuối thế kỷ XIX 3.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vấn đề cơ bản của Triết học là: a.Vật chất và ý thức b.Mối... khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm được khái quát bằng khái niệm gì? Họ, tên -Lớp - Câu hỏi Triết học (Duy vật biện chứng) 1.Tiền đề khoa học tự nhiên cho sự hình thành triết học Mác là những phát minh nào? 2 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng của Mác với phương pháp biện chứng của Hê-ghen thể hiện trước hết ở chỗ nào? 3.Mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,... thực tiễn 28 Chân lý là : a.Những ý kiến thuộc về số đông b Những lý luận có lợi cho con người c Sự phù hợp giữa nhận thức với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm d Những cái mọi người đều thừa nhận CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TRIẾT HỌC ( DUY VẬT LỊCH SỬ ) ****** 1.Phương thức sản xuất gồm: a.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất b Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng c Lực... trở lại tồn tại xã hội Câu hỏi Môn Triết học ( DUY VẬT BIỆN CHỨNG ) 1.Tiền đề khoa học tự nhiên cho sự hình thành triết học Mác là những phát minh nào? Trả lời : Đó là 3 phát minh của khoa học tự nhiên TK19: a.Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng b.Học thuyết tiến hóa c.Học thuyết tế bào 2 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng của Mác với phương pháp biện chứng của Hê-ghen thể hiện trước hết... khoa học tự nhiên cho sự hình thành triết học Mác là những phát minh nào? 2 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng của Mác với phương pháp biện chứng của Hê-ghen thể hiện trước hết ở chỗ nào? 3 Thế giới thể hiện tính thống nhất của nó ở chỗ nào? 4 Các phạm trù triết học nào trực tiếp làm sáng tỏ sự tồn tại của vật chất? 5.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vận động là: 6.Mọi sự thay đổi và mọi... và ý thức và khả năng nhận thức của con người 4 Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vật chất là: a.Những chất tạo nên vũ trụ b.Tồn tại khách quan c.Thực tại khách quan 5.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vận động là: a Mọi sự thay đổi về vị trí b Mọi sự thay đổi về vật chất c Mọi sự thay đổi nói chung 6.Theo Ăng-ghen, có thể chia vận động thành: a 4 hình thức vận động cơ bản b 5 hình thức . b và c. Câu hỏi trắc nghiệm Môn Triết học . ( DUY VẬT BIỆN CHỨNG ) 1.Chủ nghĩa Mác- Lênin gồm: a.3 bộ phận cấu thành. b. 4 bộ phận cấu thành. c. 5 bộ phận cấu thành. 2.Chủ nghĩa Mác ra đời. của các hình thức cộng đồng trong lịch sử là : a. Bộ lạc-Bộ tộc-Thị tộc-Dân tộc. b. Bộ tộc- Thị tộc-Bộ lạc-Dân tộc c. Thị tộc-Bộ lạc-Bộ tộc-Dân tộc 15. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là : a CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC 1.Chủ nghĩa Mác- Lênin gồm: a.3 bộ phận cấu thành. b. 4 bộ phận cấu thành. c. 5 bộ phận cấu thành. 2.Chủ nghĩa Mác ra đời vào: a. Đầu thế

Ngày đăng: 11/07/2014, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w