Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
640,72 KB
Nội dung
Règlement intérieur 2013-2014 Page 1 ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM Trường Pháp Alexandre Yersin Hà Nội NỘI QUY Năm học 2013/2014 Règlement intérieur 2013-2014 Page 2 NỘI QUY Trường Pháp Alexandre Yersin Hà Nội (Đã được sửa đổi tại cuộc họp Hội đồng nhà trường ngày 23/05/2013) Mở đầu Nội quy này xác định các quy tắc sống chung ở trường đối với mọi thành viên của cộng đồng trường học, đồng thời kêu gọi ý thức trách nhiệm của mỗi người và đặt học sinh đối diện với quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Nội quy này không quy định các cách thức áp dụng chi tiết vì thuộc phạm vi của Ban giám hiệu nhà trường. Trường Pháp Alexandre Yersin Hà Nội (LFAY) là một cơ sở giáo dục phi lợi nhuận, chịu sự quản lý trực tiếp của Cơ quan giáo dục Pháp ở nước ngoài (AEFE). Theo đó, nhà trường thực hiện chương trình giảng dạy, số giờ học, các chỉ thị và quy định do Bộ Giáo dục quốc gia Pháp ban hành. 1- Quyền và nghĩa vụ của học sinh (theo Nghị định ban hành ngày 18/02/1991) 1-1: Nhà trường là nơi học cách sống tập thể. Mỗi học sinh đều có quyền được tôn trọng và bảo vệ chống lại mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử, cho dù những hình thức đó có nguồn gốc ra sao và biểu hiện như thế nào. Sự cùng tôn trọng lẫn nhau giữa người lớn với học sinh và giữa học sinh với nhau là một trong những nền tảng của đời sống tập thể. Ngược lại, mỗi học sinh có nghĩa vụ không sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào, kể cả bằng lời nói lẫn hành động, không được gây bất kỳ sức ép tâm lý hoặc tinh thần nào, không được sử dụng lời nói hoặc hành động mang tính phân biệt đối xử, nhất là phân biệt đối xử giới tính, tín ngưỡng hoặc nguồn gốc xuất thân, đồng thời mỗi học sinh có nghĩa vụ tôn trọng mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên (CBNV) nhà trường. Trong hoạt động của mình, trường Pháp AlexandreYersin Hà Nội tuân thủ các nguyên tắc phi tôn giáo, đa ý kiến, quan điểm và nguyên tắc trung lập trong công tác dạy và học. Các hoạt động lôi kéo mang tính tôn giáo, đảng phái và tuyên truyền chính trị đều bị cấm. 1-2: Quyền được đại diện và quyền được phát biểu. Mỗi học sinh đều có quyền phát biểu. Quyền được đại diện được Nghị định ban hành ngày 30/08/1985, sửa đổi trong Nghị đinh ban hành ngày 17/06/2004, quy định. Học sinh có đại diện của mình trong các cấp khác nhau của nhà trường: hội đồng nhà trường, hội đồng kỷ luật, hội đồng trung học, hội đồng tiểu học, hội đồng các đại diện vì đời sống học đường khối THPB, hội đồng giáo dục lớp, hội nghị thường kỳ đại diện học sinh các lớp (tiểu học và trung học). Vào đầu năm học, mỗi lớp sẽ bầu học sinh đại diện lớp mình (02 chính thức và 02 dự khuyết). Thông qua các hoạt động hàng ngày, các đại diện lớp góp phần đảm bảo tính liên kết của lớp. Các đại diện lớp đại diện cho học sinh lớp mình và thông báo tin tức cho các bạn cùng lớp. Hội nghị thường kỳ các đại diện lớp được tổ chức tối thiểu một năm ba lần và dưới sự chủ tọa của hiệu trưởng nhà trường hoặc trưởng ban quản lý học đường khi được ủy quyền. Hội đồng các đại diện vì đời sống học đường khối THPB cho ý kiến của mình đối với mọi vấn đề liên quan đến học tập cũng như đời sống học đường của nhà trường. 1-3: Quyền được hội họp. . Dành cho tất cả mọi thành viên của cộng đồng nhà trường. . Có thể mời người bên ngoài trường tham gia hội họp với điều kiện phải được sự chấp thuận của Hiệu trưởng. . Nội dung hội họp phải được thông báo cho Hiệu trưởng tối thiểu trước tám (8) ngày (điền vào mẫu in sẵn). Thời hạn quy định này có thể giảm xuống trong trường hợp khẩn cấp. . Chủ đề hội họp phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công vụ giáo dục. 1-4: Quyền được niêm yết. . Nhà trường đặt các bảng niêm yết dành cho tất cả mọi người. . Bất kỳ trường hợp nào, các niêm yết đều phải ghi rõ tên người niêm yết. . Mọi văn bản trước khi được niêm yết cần phải được trình duyệt tại văn phòng Ban quản lý học đường. 1-5: Quyền được in ấn. Trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc đa ý kiến, quan điểm và nguyên tắc trung lập, học sinh có quyền tự do thông tin và tự do phát biểu. Việc thực hiện các quyền tự do này không được làm tổn hại đến hoạt động dạy và học (theo Luật hướng nghiệp 1989). Tuy nhiên, trường hợp một sản phẩm in ấn mang tính chất phỉ báng, lăng nhục hoặc vu khống hoặc làm phương hại trầm trọng đến quyền lợi của người khác hoặc đến trật tự chung thì hiệu trưởng có thể đình chỉ hoặc cấm phổ biến sản phẩm in ấn đó trong nhà trường. Hiệu trưởng sẽ thông báo sự vụ tới Hội đồng nhà trường. Règlement intérieur 2013-2014 Page 3 Người biên tập sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với mọi văn bản niêm yết, kể cả văn bản khuyết danh. Cho dù văn bản niêm yết thuộc loại nào, học sinh vẫn cần phải ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trước tòa án về mặt hình sự cũng như dân sự. Trường hợp học sinh còn ở tuổi vị thành niên đang được đặt dưới sự giám hộ thì trách nhiệm sẽ thuộc về cha mẹ học sinh. Về nhật ký điện tử: Luật về các trang thông tin điện tử cũng được áp dụng cho nhật ký điện tử. Nếu người viết nhật ký được tự do phát biểu thì quyền tự do này vẫn không cho phép người đó được nói hoặc viết bất cứ điều gì mình muốn. - Không được viết bài có tính phỉ báng, lăng nhục, vu khống; - Không được viết bài có tính khiêu khích, biện hộ hoặc khuyến khích bạo lực, khiêu dâm, phân biệt chủng tộc; Mặt khác, phải tôn trọng quyền phổ biến hình ảnh cá nhân và quyền tác giả. Quyền này đương nhiên dẫn đến việc không một hình ảnh hoặc đoạn phim nào của một thành viên của cộng đồng học đường có thể được đưa lên mạng thông tin đại chúng (báo chí hoặc Internet, chẳng hạn) mà không có sự đồng ý bằng văn bản của đương sự hoặc của người đại diện hợp pháp của đương sự. 1-6: Giữ gìn cơ sở vật chất. Các phòng ốc và trang thiết bị của nhà trường là để phục vụ cho tất cả học sinh. Mỗi học sinh cần phải giữ gìn phòng ốc (nhất là về vệ sinh), các trang thiết bị và dụng cụ học đường. Mỗi học sinh cần ý thức được rằng mọi sơ suất gây hư hỏng, mọi sự hủy hoại hoặc lấy cắp thiết bị, dụng cụ đều gây tổn hại đến toàn thể cộng đồng trường học nói chung và đến an toàn của mỗi người nói riêng. Mọi hành vi phá hoại khi bị phát hiện phải được báo ngay cho Ban giám hiệu. Tiền bồi thường cho chi phí sửa chữa sẽ thuộc trách nhiệm của gia đình của học sinh gây ra. Mọi hành vi phá hoại đều bị coi là lỗi nghiêm trọng và học sinh liên quan sẽ phải chịu hình thức phạt tương ứng, như lao động công ích chẳng hạn. Học sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm giữ gìn đồ đạc cá nhân của mình khi mang đến trường. Bản quy định về việc sử dụng tủ cá nhân và mượn sách giáo khoa được đính kèm theo Nội quy này. 1-7: Trang phục và ứng xử chung. Mỗi một học sinh phải ăn mặc đúng mực và phù hợp với các nguyên tắc phi tôn giáo và trung lập là những nguyên tắc chi phối hoạt động của nhà trường. Phù hợp với các quy định được ghi trong điều L.141-5-1 của Luật giáo dục, cấm học sinh mang các dấu hiệu hoặc trang phục thể hiện công khai sự thuộc về một tôn giáo nào đó. Trường hợp các quy định này không được tôn trọng, hiệu trưởng nhà trường sẽ tổ chức đối thoại với học sinh liên quan trước khi đưa ra bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Cấm học sinh có các thái độ khiêu khích, thiếu bổn phận siêng năng chuyên cần và giữ gìn an toàn học đường, cấm mọi hành xử có thể gây sức ép đối với các học sinh khác, gây khó khăn cho các hoạt động dạy và học của nhà trường hoặc gây mất trật tự trong trường. Một khi đã ghi danh nhập học, mọi học sinh đều có bổn phận: - Tôn trọng những người xung quanh mình (người lớn, bạn học), - Tôn trọng môi trường xung quanh mình (cơ sở vật chất, trang thiết bị) Bất kỳ học sinh nào không tuân thủ các quy định tối thiểu về đời sống cộng đồng sẽ bị xử lý kỷ luật tương ứng với mức độ trầm trọng của lỗi mình gây ra. Các quy định này được áp dụng trong khuôn viên trường cũng như tại bất kỳ nơi nào diễn ra các hoạt động chính khóa hoặc ngoại khóa (dã ngoại, lớp học ngoài trời, câu lạc bộ…). 1-8: Theo luật pháp, nhà trường cấm sử dụng các đồ uống có cồn cũng như tàng trữ và sử dụng các chất ma túy trong nhà trường. Tuyệt đối cấm hút thuốc lá trong khuôn viên trường (lớp học, hành lang, sân chơi), trước và hai bên cổng ra vào chính. Nhà trường cũng cấm học sinh mang đến trường những đồ vật trái phép hoặc dễ gây nguy hiểm. Những đồ vật này sẽ bị nhà trường tịch thu. 1-9: Việc sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc, phương tiện nghe/nhìn và máy tính xách tay. Cấm sử dụng tại cơ sở chính các phương tiện như máy nghe nhạc, phương tiện nghe/nhìn, điện thoại di động, máy tính xách tay trong giờ học, giờ kiển tra, trong giờ tự học có giám thị, giờ học tự quản cũng như tại căng tin và nói chung trong toàn bộ khuôn viên trường (trừ trong hội quán). Theo đó, trong các trường hợp liệt kê trên đây, cần phải tắt các phương tiện liên lạc, nghe/nhìn cá nhân. Tại cơ sở phụ, ngoài giờ học và kiểm tra, học sinh được phép sử dụng các phương tiện liên lạc, nghe/nhìn cá nhân với điều kiện không gây phiền hà cho người khác. Bất kỳ hình ảnh, cuộc ghi âm hoặc quay phim nào được thực hiện trong khuôn viên trường, bất kỳ hình thức phát tán hình ảnh nào cũng đều phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả của nó và phụ huynh đối với học sinh đang tuổi vị thành niên, phải chịu trách nhiệm hình sự, đặc biệt trong trường hợp làm phương hại đến người khác. Tại cơ sở chính, máy tính xách tay chỉ được sử dụng trong giờ học, trong thư viện và trong giờ tự học có giám thị sau khi đã được người phụ trách cho phép rõ ràng. Quy định này cũng được áp dụng cho cơ sở phụ, ngoại trừ tại các phòng học tự quản (2bis và 3bis), ở đó học sinh được tự do sử dụng máy tích xách tay trong quá trình tự học. Règlement intérieur 2013-2014 Page 4 Đối với những học sinh vì lý do an toàn nào đó có mang theo điện thoại di động đến trường thì việc sử dụng vẫn bị cấm trong khuôn viên trường. 1-10: Khi một tổ chức bên ngoài trường muốn sử dụng toàn bộ hoặc một phần cơ sở phòng ốc ngoài giờ học và trong các kỳ nghỉ thì phải được hiệu trưởng nhà trường cho phép sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng ban liên quan. Mọi hoạt động niêm yết và bán hàng trong khuôn viên trường phải được sự chấp thuận trước của Hiệu trưởng. 1-11: Căng tin trường. Căng tin mở cửa phục vụ học sinh trung học trong giờ ra chơi. Để phù hợp với các khuyến cáo về sức khỏe công cộng liên quan đến giáo dục về ăn uống, các bữa ăn nhẹ, ăn lót dạ không được bán trong trường. Tuy nhiên, bánh trái sinh nhật vẫn được chấp nhận ở các lớp mẫu giáo và bữa ăn nhẹ (nên là hoa quả) vẫn có thể được mang theo dùng đối với học sinh sau khi học bơi và với các học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học sinh từ lớp mẫu giáo nhỏ đến lớp 5 có thể ở lại ăn trưa tại căng tin trường với điều kiện đã thanh toán tiền ăn theo học kỳ tương ứng. Những học sinh này sẽ chịu sự quản lý của bộ phận giám thị căng tin, từ 11h00 đến 13h00. Học sinh các lớp trung học (từ lớp 6 đến lớp 12) được tự do vào dùng bữa trưa tự phục vụ tại căng tin hoặc ăn ở khu vực sân trước của trường và cần phải tuân thủ những yêu cầu thông thường như yên lặng, trật tự, vệ sinh. Đặc biệt, sau bữa ăn phải thu dọn khay ăn và bàn ăn sạch sẽ. Căng tin cũng phục vụ giáo viên và CBNV của trường. Một số học sinh dùng bữa trưa tại trường do gia đình chuẩn bị. Để đảm bảo tốt nhất vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộp cơm sẽ được đặt trên một giá riêng bố trí tại sảnh trường từ 08h00 đến 08h45 và từ 10h45 đến 11h15. Các hộp cơm sẽ được chuyển vào tủ lạnh sau đó và sẽ trả lại cho học sinh vào giờ ăn. Để việc phục vụ ăn uống cho học sinh được tốt, yêu cầu các gia đình liên quan phải tuân thủ giờ đặt hộp cơm như đã quy định trên đây. 1-12: Nghĩa vụ của học sinh. Học sinh có nghĩa vụ: Tôn trọng mọi người và tôn trọng các tài sản. Mọi học sinh đều phải thừa nhận mỗi cá nhân là một con người và cần phải tôn trọng các tài sản thuộc về con người đó. Mọi hành vi và lời nói không phù hợp hoặc mang tính ức hiếp sẽ phải được loại trừ để giữ gìn không khí học đường luôn được dễ chịu. Chuyên cần đối với mọi môn học bắt buộc được ghi trong thời khóa biểu cũng như đối với các môn tự chọn mà mình đã đăng ký theo học. Hoàn thành các bài tập viết và bài thuyết trình theo yêu cầu của giáo viên. Các công việc giáo viên yêu cầu làm (học bài, bài tập về nhà, bài kiểm tra, bài đánh giá chất lượng, thi thử…) đều mang tính bắt buộc. Điểm “0” có thể được cho trong trường hợp không nộp bài sau khi đã được giáo viên gia hạn, nộp giấy trắng, bài làm bộc lộ có sao chép gian lận hoặc bài làm với kết quả thực sự không có chút giá trị nào. 1-13: Hoạt động ngoại khóa. Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá không bắt buộc. Khi tham gia, học sinh phải tôn trọng nội quy của nhà trường đồng thời phải có thái độ đúng đắn đối với giáo viên hướng dẫn cũng như đối với những người khác. Bất kỳ một thái độ không đúng mực nào đều sẽ bị khiển trách. Trường hợp tái phạm, học sinh đó có thể bị cấm tham gia. Học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá phải tập trung trong sân chơi tiểu học để giáo viên hướng dẫn đến đón. 2- Về việc có mặt của học sinh ở trường 2-1: Mỗi một học sinh phải tôn trọng quy định về chuyên cần đối với tất cả các môn học ghi trong thời khoá biểu. 2-2: Đúng giờ và chuyên cần. Đối với học sinh trung học, việc đi học muộn cũng như vắng mặt đều phải có lý do và phải được ghi rõ trong sổ liên lạc mà học sinh luôn phải mang theo khi đến trường. Trường hợp bị giáo viên từ chối cho vào lớp vì đến muộn, học sinh không được ra ngoài trường mà phải gặp Ban quản lý học đường hoặc bộ phận giám thị để biết nơi phải ngồi chờ. Không học sinh nào được miễn giờ học đã ghi trong thời khóa biểu nếu không có xác nhận của y tế nhà trường (lý do sức khỏe), hoặc của Ban giám hiệu nhà trường (theo đề nghị của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ hợp pháp, nếu học sinh đang ở tuổi vị thành niên). Mọi sự vi phạm quy tắc này đều phải chịu hình thức xử phạt. Đối với học sinh mẫu giáo & tiểu học, khi nghỉ học phải báo ngay cho văn phòng nhà trường biết (nên thông báo bằng thư điện tử) để văn phòng báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu trưởng khối mẫu giáo & tiểu học biết. Khi đi học trở lại, học sinh phải trình lý do bằng văn bản cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Trường hợp học sinh nghỉ mà không thông Règlement intérieur 2013-2014 Page 5 báo, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ thông báo cho hiệu trưởng khối mẫu giáo & tiểu học biết ngay trong buổi sáng cùng ngày. 2-3: Giáo dục thể chất và thể thao (GDTC&TT). Trang phục. Trang phục riêng khi theo học bộ môn là bắt buộc (quần soóc, quần áo thể thao khoác ngoài, áo phông, giày thể thao sạch sẽ và có dây buộc). Học sinh cần lưu ý rằng trang phục thể thao, đặc biệt là giày thể thao, chỉ được dùng khi học môn GDTC&TT. Phòng thay quần áo. Học sinh có tối đa mười phút vào đầu giờ học và cuối giờ học để thay quần áo. Ngoài hai khoảng thời gian này, phòng thay quần áo sẽ được giáo viên bộ môn khóa lại. Việc di chuyển đến địa điểm học bộ môn GDTC&TT. Học sinh sẽ cùng giáo viên đi đến địa điểm học bộ môn, trong khuôn viên trường hoặc bên ngoài trường. Trường hợp không đủ sức khỏe và bộ môn GDTC&TT Chỉ có những học sinh bị thương tật nặng không thể tham gia bài tập thích hợp (theo nội dung thông tri liên bộ số 94-137, ra ngày 30/3/1994) mới được miễn theo giờ GSTC&TT. Mọi học sinh khác cho dù có một vấn đề về sức khỏe nào đó vẫn được giáo viên bộ môn bố trí bài học thích hợp. Mọi vắng nghỉ đều phải được nêu lý do trước giờ học. Đầu tiên học sinh sẽ có mặt tại văn phòng Ban quản lý học đường (QLHĐ). Cán bộ QLHĐ sẽ cho ý kiến và chuyển học sinh lại cho giáo viên bộ môn để giáo viên này quyết định bài học thích hợp (trừ ý kiến ngược lại của cán bộ QLHĐ đề nghị để học sinh liên quan ở lại phòng tự học hoặc đến thư viện trong thời gian lớp học bộ môn). Chừng nào Ban QLHĐ không thông báo ý kiến ngược lại thì học sinh liên quan vẫn không được miễn mà vẫn phải theo giờ bộ môn. - Trường hợp có vấn đề tạm thời về sức khỏe trong thời gian tương đương một tiết học. Trường hợp học sinh có vấn đề tạm thời về sức khỏe và muốn nghỉ chỉ một tiết học thì gia đình cần phải làm đơn đề nghị trong đó nêu rõ lý do, ghi ngày, tháng, năm và ký tên sau đó chuyển cho trưởng ban QLHĐ vào trước giờ học. Tiếp theo, học sinh phải xuất trình sổ liên lạc cho giáo viên bộ môn, trong đó có ghi ý kiến đồng ý cho miễn theo giờ. - Trường hợp có vấn đề tạm thời về sức khỏe trong thời gian nhiều hơn một tiết học. Học sinh có thể được miễn một số giờ học bộ môn GDTC&TT sau khi xuất trình giấy chứng nhận y tế do một bác sĩ cung cấp và có giá trị cho một thời gian cụ thể, trong đó ghi rõ những vấn đề về sức khỏe đang có và tình trạng đó kéo dài trong bao lâu để giáo viên bộ môn có biện pháp lập chương trình giảng dạy riêng phù hợp với những học sinh có vấn đề về sức khỏe vận động. Học sinh sẽ mang giấy chứng nhận y tế trình ban QLHĐ và giáo viên bộ môn (bản gốc và bản sao). Trong mọi trường hợp, và phù hợp với các quy định hiện hành, học sinh có vấn đề tạm thời về sức khỏe sẽ vẫn theo giờ học và sẽ được đánh giá kết quả qua bài kiểm tra thích hợp với tình trạng sức khỏe của học sinh đó. 2-4: Về việc ra vào trường. Đối với các lớp trung học cơ sở (THCS), học sinh phải có mặt tại trường liên tục từ tiết học đầu buổi sáng đến hết tiết học cuối buổi sáng hoặc hết giờ tự học nếu không có giấy gia đình đồng ý cho ra ngoài trường. Theo đó, học sinh không được phép ra ngoài trường trong giờ ra chơi hoặc giữa các tiết học. Đối với các lớp trung học phân ban (THPB), học sinh có thể được phép ra ngoài trường khi có tiết trống theo thời khóa biểu hoặc khi giáo viên vắng mặt và trong giờ ra chơi, nếu gia đình cho phép. Tuy nhiên hằng năm, căn cứ vào thời khoá biểu và tùy theo lớp của học sinh (đi thực tập ở các doanh nghiệp, làm bài tập thực hành …) mà việc thực hiện quy định này có thể được châm chước. Việc được châm chước ra vào trường không phải là một quyền của học sinh mà chỉ là một sự chiếu cố và có thể bị bãi bỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn tuỳ theo yêu cầu của gia đình hoặc của nhà trường. Khi có giờ tự học ở tiết đầu hoặc tiết cuối của buổi học (tiết tự học hoặc tiết vắng giáo viên), học sinh THCS có thể được rời trường nếu như gia đình cho phép. Trong trường hợp này, sự cho phép của gia đình có giá trị suốt cả năm học và phải được ghi vào sổ liên lạc của học sinh, có chữ ký của phụ huynh và được Ban QLHĐ xác nhận. Ngược lại khi gia đình yêu cầu đến sinh hoạt tại hội quán hoặc đến thư viện thì học sinh liên quan không được rời trường và phải có mặt tại hội quán hoặc tại thư viện. 2-5: Khi đến trường, học sinh trung học tập trung tại sảnh hoặc cạnh lối vào sảnh. Học sinh chỉ được phép vào lớp hoặc vào thư viện sau hồi chuông báo lần thứ nhất đầu buổi học. Trong giờ học, học sinh bắt buộc phải có mặt trên lớp hoặc trong thư viện hoặc trong phòng tự học hoặc tại nơi quy định. Một số khu vực trong trường có nội quy riêng của mình mà học sinh khi sử dụng phải tôn trọng. Học sinh chỉ có thể tự học trong phòng học khi được một giáo viên hoặc Ban QLHĐ cho phép rõ ràng. Trong giờ học, học sinh không được đi lại trong hành lang hoặc đưa đồ ăn, thức uống vào lớp. Giờ ra chơi, học sinh không được ở lại trong lớp hoặc trong khu vực hành lang trên tầng mà phải xuống tầng 1 hoặc có thể vào Règlement intérieur 2013-2014 Page 6 đọc sách trong thư viện. Cần lưu ý, thư viện không phải là sân chơi mà là nơi để làm việc, học tập. Cuối mỗi buổi học, giáo viên phải là người ra khỏi lớp sau cùng, sau khi đã kiểm tra tắt hết máy điều hoà nhiệt độ, đèn và quạt. Trong giờ nghỉ ăn trưa, học sinh trung học (từ lớp 6 đến lớp 12) có thể ở lại trường (giới hạn trong các khu vực căng tin, thư viện, sảnh, sân chơi hoặc hội quán) dưới sự giám sát của Ban quản lý học đường hoặc có thể tự do ra ngoài trường nếu như được gia đình cho phép. Để tôn trọng giờ học tập của các lớp 1 bên cạnh, học sinh trung học lưu ý giữ yên tĩnh và tránh làm ồn hoặc nói to tiếng. 2-6: Phụ huynh hoặc người được phụ huynh ủy quyền bằng văn bản chịu trách nhiệm đưa con em mình đang học ở các lớp mẫu giáo đến tận cửa lớp và đón tại cửa lớp khi hết giờ. Vào đầu năm học, phụ huynh học sinh (PHHS) chuyển cho giáo viên chủ nhiệm lớp danh sách những người được phép đến đón con em mình. Phụ huynh sẽ giới thiệu những người này cho giáo viên chủ nhiệm lớp và trợ giáo biết mặt. Quy định này cũng được áp dụng cho cả các học sinh mẫu giáo tham gia sinh hoạt ngoại khóa. Các trợ giáo sẽ đón học sinh 30 phút trước đầu buổi học và giáo viên chủ nhiệm sẽ đón trước 10 phút. Học sinh các lớp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) được giám thị học đường và sau đó là giáo viên chủ nhiệm lớp đón và quản lý 30 phút trước đầu buổi học. Ngay khi đến trường, học sinh tiểu học phải đi vào khu vực sân chơi của mình. 2-7: Học sinh sử dụng xe đưa đón dưới quyền quản lý của nhà trường. Hội PHHS chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành dịch vụ (dịch vụ này do một công ty ngoài trường ký hợp đồng với Hội PHHS thực hiện). Vào cuối mỗi buổi học, học sinh tiểu học được các nhân viên giám thị theo xe dẫn từ sân chơi ra xe. Học sinh mẫu giáo được các trợ giáo từng lớp dẫn ra điểm tập kết và bàn giao cho các nhân viên giám thị theo xe. Tất cả các học sinh mẫu giáo & tiểu học có tham gia sinh hoạt ngoại khóa sẽ được các nhân viên giám thị theo xe đón từ sân chơi đưa ra xe. 2-8: Khi buổi sinh hoạt ngoại khóa kết thúc (16h30) các gia đình có con em tham gia nhưng không sử dụng dịch vụ xe đưa đón phải đến đón con em mình. Trong mọi trường hợp, học sinh mẫu giáo & tiểu học không được rời sân chơi một mình. Các hướng dẫn viên ngoại khóa có trách nhiệm quản lý học sinh của mình cho đến lúc phụ huynh đến đón. Nếu sau 16h30, vẫn còn học sinh chờ đón, cán bộ phụ trách ngoại khóa sẽ có trách nhiệm trông giữ và thông báo với các gia đình đến đón muộn. 3- Về an toàn học đường 3-1: Tất cả mọi học sinh đều có quyền được học tập và sinh hoạt ở trường trong điều kiện an toàn nhất. Vì vậy, yêu cầu mỗi một học sinh phải tuyệt đối tôn trọng các quy định về an toàn nhằm tránh mọi tai nạn (cho bản thân cũng như cho người khác) hoặc giảm thiểu tối đa các hậu quả có thể xảy ra. Các quy định chung về sơ tán khỏi lớp học được niêm yết trong mỗi lớp. Mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức thực tập sơ tán một lần. 3-2: Học sinh phải tôn trọng các quy định về: - Đi lại trong trường (không vào khu vực cấm) và các khu vực vui chơi - Sử dụng các thiết bị tin học. Học sinh cần biết “các quy định về sử dụng các phương tiện tin học và Interrnet” ngay lần đầu tiên truy nhập vào tài khoản của mình. Sau khi đã đọc và cam kết tôn trọng các quy định, học sinh có thể truy cập vào các công cụ tin học khác nhau tùy ý. - Trường hợp không tôn trong các quy định, một học sinh có thể bị từ chối cho tiếp cận phòng tin học hoặc các máy tính cá nhân, và căn cứ vào tính chất trầm trọng của vụ việc, học sinh đó có thể đối mặt với các hình thức phạt như được ghi trong nội quy này và có thể kèm theo cả phạt tiền khi cần. 3-3: Mỗi giáo viên luôn phải chịu trách nhiệm về các học sinh mà mình được giao phó trong thời gian lên lớp theo thời khoá biểu đã được nhà trường quy định. Trách nhiệm này vẫn được duy trì khi các hoạt động của học sinh diễn ra bên ngoài trường (tham quan, dã ngoại…). Tuy nhiên, mỗi một giáo viên đều phải thể hiện quyền xử lý của mình khi chứng kiến một học sinh phạm lỗi trong khuôn viên trường ngay cả khi học sinh này không thuộc sự quản lý của mình. Khi cần và để quản lý học sinh trong các hoạt động học tập tốt hơn, giáo viên có thể chấp nhận hoặc yêu cầu người ngoài tham gia cùng (phụ huynh tình nguyện, chẳng hạn) nếu hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Trong mọi trường hợp, giáo viên vẫn là người duy nhất chịu trách nhiệm về học sinh của mình. 3-4: Cơ sở phụ của trường. Khi phải di chuyển qua lại từ cơ sở chính sang cơ sở phụ, học sinh hoàn toàn chịu sự quản lý của nhà trường. Không được qua lại giữa hai cơ sở cho dù từ cơ sở chính sang cơ sở phụ hoặc ngược lại nếu không có mặt của giám thị vào các giờ sau đây: 09h30, 11h30, 14h30. Khi được gia đình cho phép đi ra ngoài trường thì học sinh chỉ được tự do sang cơ sở phụ hoặc ngược lại vào các giờ sau đây: 08h30, 10h30, 12h30, 13h30, 15h30, 16h30 hoặc vào các giờ khác tương ứng với giờ kết thúc buổi học. Nội quy này được áp dụng một cách đầy đủ đối với cơ sở chính cũng như cơ sở phụ. Règlement intérieur 2013-2014 Page 7 3-5: Toàn bộ học sinh, giáo viên và CBNV của trường đều được đăng ký bảo hiểm tai nạn; bảo hiểm này có giá trị đối với mọi hoạt động do nhà trường tổ chức. Bảo hiểm cũng được mở rộng cho các đối tượng tham gia tự nguyện vào các hoạt động của nhà trường một khi việc tham gia đã được hiệu trưởng nhà trường hợp thức. Tuy nhiên, giá trị của bảo hiểm có giới hạn. Vì thế, PHHS nên mua thêm bảo hiểm trách nhiệm dân sự riêng cho con em mình. 3-6: Lối vào trường Lối vào khu vực mẫu giáo & tiểu học được mở cho PHHS vào các giờ đưa học sinh đến lớp (08h00 đến 08h30) và đến đón về (11h00, 14h45 và 16h30 đối với ngoại khóa). Để tránh tình trạng chen lấn và để bảo đảm an toàn cho học sinh, vào đầu năm học PHHS có con em học ở các lớp mẫu giáo sẽ được phát ba phù hiệu để sử dụng khi vào khu vực mẫu giáo. Người đưa đón trẻ được yêu cầu đeo phù hiệu khi đến các lớp (hoặc vào sân chơi lúc 16h30 đối với ngoại khóa). PHHS các lớp tiểu học chờ lớp tan học tại sảnh trường đối diện VP nhà trường, trong không gian được giới hạn bởi đường vạch màu dưới sàn sảnh. Ngoài lúc đưa con em mình đến lớp và đến đón về, PHHS các lớp tiểu học chờ tại sảnh trường và PHHS các lớp mẫu giáo chờ trước ba-ri-e ngăn cách khu vực MG &TH. Ngoài giờ đưa đón học sinh, việc vào trường chỉ có thể sau khi đã gặp nhân viên bảo vệ (để đăng ký vào sổ theo dõi) và nhận thẻ khách. Trong thời gian học sinh đang học, không một ai được phép tiếp cận các lớp khi không báo với VP nhà trường. Học sinh được trả cho gia đình (hoặc cho nhân viên giám thị theo xe) khi tan học hoặc khi kết thúc sinh hoạt ngoại khóa (16h30). PHHS cần phải thu xếp đến đón con em mình đúng giờ. Khi một PHHS không tôn trọng quy định này, nhà trường sẽ gửi thông báo về nhắc lại nội quy, và gửi lại lần hai nếu tình trạng đón chậm tái diễn. Kể từ thông báo lần thứ ba và sau đó cứ mỗi lần phụ huynh đến đón chậm, hiệu trưởng nhà trường sẽ áp dụng hình thức phạt tiền với mức ấn định là 50€. 3-7: Học sinh đi học bằng xe máy có đội mũ bảo hiểm mới được để xe trong khu vực giữ xe của trường. Cần lưu ý rằng tại Việt Nam, để lái xe mô-tô, xe gắn máy hai bánh từ 50cm 3 đến 175cm 3 người lái xe bắt buộc phải có bằng lái xe mô tô A1. Tuổi tối thiểu để có thể được cấp bằng lái là 18 tuổi. 3-8: Đối với học sinh thành niên. Học sinh đến tuổi thành niên không có nghĩa là gia đình không còn bổn phận nuôi dưỡng dựa theo khả năng của mình và nhu cầu của bản thân học sinh đó. Hiệu trưởng nhà trường vẫn sẽ tiếp tục thông báo với phụ huynh các học sinh thành niên tất cả mọi vấn đề liên quan. Khi một học sinh thành niên không muốn nhà trường thông báo về gia đình một sự việc, hiệu trưởng nhà trường sẽ báo cho gia đình biết điều đó và sẽ cùng học sinh liên quan xem xét các quy định khác cần áp dụng. 4- Về sư phạm 4-1: Yêu cầu sư phạm bao gồm việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức, các phương pháp học tập cũng như phương pháp tiếp thu kiến thức, hình thành óc nhận xét và phát triển khả năng cảm thụ và khả năng tìm tòi. Nhà trường đảm bảo cho mọi học sinh một chương trình đào tạo văn hoá chung vững chắc cho phép tiếp tục theo học lên cao (nhất là khi trở về Pháp) và có thể hội nhập tốt vào đời sống xã hội. Nhà trường bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự học tập, năng lực suy luận và suy đoán, năng lực suy nghĩ cá nhân, năng lực giao tiếp và làm việc theo nhóm cũng như năng lực chịu trách nhiệm cá nhân. 4-2: Trong mỗi lớp đều có một cách thức tổ chức về mặt sư phạm. Ngay đầu năm học, thông qua cuộc họp do giáo viên tổ chức, phụ huynh được thông báo về nội dung sư phạm này, đặc biệt là về các điểm sau đây: - Nội dung chương trình giảng dạy và việc phân bố chương trình theo giai đoạn, - Phương pháp giảng dạy, - Các hoạt động của lớp, - Số lần kiểm tra và cách đánh giá, - Các mục tiêu hướng tới, - Các quy định về ứng xử học đường và phiếu theo dõi hạnh kiểm (đối với học sinh tiểu học). Một bản thông báo phù hợp với đối tượng học sinh cũng sẽ được soạn thảo cho từng lớp và sẽ giúp học sinh có thể tích cực tham gia vào các cam kết giáo dục. 4-3: Mỗi một học sinh phải tham gia vào công việc học tập, tuân thủ nội dung chương trình và các cách thức kiểm tra cũng như đánh giá kiến thức. Điểm và lời phê của giáo viên được ghi trong: - Phiếu báo điểm giữa học kỳ, - Phiếu điểm và nhận xét từng học kỳ, Règlement intérieur 2013-2014 Page 8 4-4: Mỗi học sinh cần cố gắng xây dựng dần cho mình định hướng học tập cá nhân. Ở trường, giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN), trưởng Ban QLHĐ, giáo viên thư viện cũng như toàn thể đội ngũ giáo viên là những người chủ yếu mà học sinh có thể trao đổi, tham khảo nhằm giúp mình trong việc lựa chọn và định hướng học tập. Các bước định hướng học tập và chấp thuận cho lên lớp được thực hiện căn cứ theo văn bản chính thức hiện hành của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp. 5- Về việc liên lạc, trao đổi giữa nhà trường với gia đình học sinh 5-1: Gia đình học sinh được thông báo về việc học tập, kết quả học tập cũng như việc tổ chức đời sống học đường cho học sinh, thông qua các phương tiện khác nhau: Đối với học sinh mẫu giáo & tiểu học: - Sổ liên lạc học sinh, - Sổ đánh giá kết quả học tập, - Trao đổi riêng giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và PHHS vào cuối các học kỳ 1 và 2, lúc giáo viên trả sổ đánh giá kết quả học tập cho gia đình học sinh. - Trao đổi riêng giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với PHHS khi có yêu cầu của giáo viên hoặc của gia đình học sinh. Đối với học sinh trung học: - Sổ liên lạc học sinh (nên xem thường xuyên), - Phiếu báo điểm giữa học kỳ (cho học kỳ 1), - Phiếu điểm và nhận xét của từng học kỳ, - Các cuộc gặp giữa PHHS và giáo viên, - Trao đổi cá nhân giữa PHHS và giáo viên, nhất là với giáo viên chủ nhiệm, theo đề nghị của gia đình hoặc của giáo viên, - Bản tóm tắt của đại diện phu huynh lớp sau khi tham dự các cuộc họp Hội đồng giáo dục, - Sổ đầu bài điện tử. Sổ liên lạc được phát miễn phí cho học sinh. Trường hợp sổ bị mất hoặc rách nát không thể sử dụng được nữa, học sinh được phát lần hai miễn phí. Kể từ lần phát thứ ba trong một năm học, nhà trường sẽ tính 4€ cho một sổ và gia đình sẽ thanh toán cho phòng tài vụ theo giấy báo nợ. Giáo viên chủ nhiệm các lớp trung học và các lớp mẫu giáo & tiểu học là những người đầu tiên mà phụ huynh có thể gặp gỡ và trao đổi thông qua sổ liên lạc. Đối với tất cả các bậc học: - Thông qua các thông báo của nhà trường, - Trao đổi qua điện thoại, hoặc thư tín cho một vấn đề cụ thể, hoặc qua thư điện tử, - Trao đổi với các cán bộ quản lý của nhà trường. 5-2: Gia đình cần theo dõi việc đi học chuyên cần của con em mình. Khi con em mình nghỉ học, PHHS được yêu cầu thông báo ngay qua điện thoại cho Ban QLHĐ đối với học sinh trung học, và thông báo bằng thư điện tử cho VP nhà trường đối với học sinh mẫu giáo & tiểu học; đồng thời thông báo số ngày nghỉ dự kiến. Sau đó, khi học sinh đi học trở lại, phụ huynh ghi rõ lý do nghỉ vào sổ liên lạc, kèm theo giấy xác nhận y tế có thể đi học trở lại trong trường hợp học sinh đó đã bị bắt buộc phải nghỉ học vì mắc một bệnh truyền nhiễm (danh mục các bệnh buộc phải nghỉ học đăng trên Công báo ngày 22/02/1990). 5-3: PHHS có thể đề nghị Ban giám hiệu, các giáo viên và cán bộ quản lý của trường cho ý kiến, lời khuyên về việc học tập cũng như về những khó khăn con em mình đang gặp phải. Trường hợp gặp khó khăn dù nhỏ, phụ huynh cũng nên liên lạc với nhà trường để được hướng dẫn cần phải gặp ai để có thể giúp xử lý vấn đề hoặc trả lời các câu hỏi của mình như: giáo viên bộ môn, GVCN, trưởng Ban QLHĐ, hiệu trưởng nhà trường, hay hiệu trưởng khối mẫu giáo & tiểu học. 5-4: Trong bất kỳ trường hợp nào, phụ huynh cũng không được phép giải quyết các tình huống xung đột với học sinh hoặc với PHHS trong khuôn viên của trường hoặc trên xe đưa đón. 6- Về sức khỏe 6-1: Khi bị mệt, ốm hoặc bị tai nạn, học sinh trung học phải liên hệ với một đại diện Ban QLHĐ để người này cho tiến hành các biện pháp chăm sóc ban đầu cần thiết và thông báo cho gia đình học sinh được biết. Đối với học sinh mẫu giáo & tiểu học khi gặp tình huống tương tự thì giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc ban đầu và thông báo cho Ban giám hiệu. Trong mọi trường hợp, học sinh không được tự ý một mình vào phòng y tế. Règlement intérieur 2013-2014 Page 9 Không được phép cho học sinh sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chỉ được phép tiến hành các sơ cứu ban đầu cần thiết. Trường hợp bị tai nạn, nhà trường sẽ chuyển nạn nhân đến bệnh viện do PHHS đã chỉ định trên tờ khai thông tin y tế đồng thời thông báo cho PHHS biết. Nếu một học sinh (mẫu giáo, tiểu học) hoặc một học sinh trung học đang phải điều trị bệnh và phải uống thuốc trong thời gian ở trường thì học sinh đó sẽ giao thuốc kèm với bản sao đơn thuốc cho giáo viên chủ nhiệm lớp (đối với học sinh mẫu giáo & tiểu học) hoặc cho y tá trường (đối với học sinh trung học) và chỉ được uống thuốc dưới sự giám sát của y tá trường. Khi một học sinh mắc bệnh lây nhiễm, phụ huynh phải thông báo cho Ban giám hiệu biết nếu là học sinh trung học, và cho giáo viên chủ nhiệm lớp nếu là học sinh mẫu giáo & tiểu học. Học sinh mắc bệnh phải tuân thủ thời gian nghỉ học bắt buộc do bác sĩ chỉ định và phải thông báo cho giáo viên được biết. Mọi dạng bệnh lý, đã được xác định và kéo dài (bệnh mãn tính, dị ứng v.v…) sẽ là đối tượng của Dự án đón tiếp và quản lý cá thể hóa (PAI) nhằm quy chế hóa trách nhiệm quản lý học sinh của nhà trường. Theo tinh thần này, PHHS liên quan cần phải liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường ngay từ đầu năm học để làm thủ tục, hồ sơ sớm nhất. 7- Về xử phạt, kỷ luật và các biện pháp xử lý tích cực 7-1: Hiệu trưởng và toàn thể giáo viên và CBNV nhà trường ưu tiên áp dụng phương châm đối thoại và tìm kiếm giải pháp xử lý mang tính giáo dục hoặc sư phạm trước khi đưa ra biện pháp kỷ luật một học sinh. Trưởng Ban QLHĐ, giáo viên thư viện, giám thị, giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, mỗi người trong lĩnh vực của mình luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của học sinh, sẵn sàng chỉ dẫn và khuyên bảo vì lợi ích của học sinh và trên tinh thần hoàn toàn tin cậy và kín đáo. 7-2: Mọi hình thức kỷ luật đều được áp dụng trên tinh thần tôn trọng quyền của học sinh liên quan. Hình thức kỷ luật phải hàm chứa đồng thời tính khuyên can và tính giáo dục, phải khuyến khích được thái độ trách nhiệm từ đó học sinh tự vấn về hạnh kiểm của mình, về hậu quả những việc mình đã gây ra, đồng thời nhắc nhở về ý thức sống tập thể và ý thức tôn trọng luật pháp. Hình thức xử phạt có thể bao gồm cả biện pháp phòng ngừa, biện pháp đi kèm hoặc sửa chữa. Hình thức xử phạt phải được tăng dần và mang tính cá nhân, nghiêm cấm mọi hình thức xử phạt tập thể. Nghiêm cấm mọi hình thức bạo lực thể xác hoặc tinh thần cũng như mọi thái độ xúc phạm hoặc gây phiền nhiễu đối với học sinh. Việc xử phạt liên quan đến thái độ của một học sinh cũng cần được phân biệt với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đó. Vì vậy, không được trừ điểm bài làm của học sinh vì lý do hạnh kiểm hoặc nghỉ học không lý do. Các hình thức phạt chép bài nhiều lần và cho điểm “0” vì hạnh kiểm cũng đều bị cấm. 7-3: Xử phạt. Hình thức xử phạt được áp dụng trong trường hợp có thiếu sót nhỏ về bổn phận học sinh hoặc gây mất trật tự trong lớp hoặc trong trường. Các hình thức xử phạt có thể là: - Ghi sự vụ vào sổ liên lạc. - Yêu cầu nói hoặc viết lời xin lỗi. - Từ chối tạm thời cho vào lớp một tiết học, trường hợp này phải báo cho trưởng ban QLHĐ và hiệu trưởng nhà trường bằng văn bản. Trường hợp bị từ chối cho vào lớp, học sinh liên quan sẽ được một học sinh của lớp đi cùng đến gặp trưởng ban QLHĐ. - Yêu cầu làm bài tập bổ sung ở nhà hoặc tại trường ngoài giờ học. - Lao động công ích. - Tịch thu tạm thời phương tiện gây mất trật tự, cản trở các hoạt động dạy và học đồng thời đi ngược lại với các quy tắc về đời sống tập thể (điện thoại di động, máy nghe nhạc, chẳng hạn…). Các hình thức xử phạt liên quan đến thái độ hoặc đến kết quả kiểm tra đánh giá học tập của một học sinh có thể do giáo viên, trưởng ban QLHĐ hoặc nhân viên giám thị đề xuất hoặc do hiệu trưởng nhà trường đề nghị theo yêu cầu của một cán bộ hành chính, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ. 7-4: Kỷ luật Các hình thức kỷ luật mang tính cá nhân và tương ứng với mức độ vi phạm nội quy nhà trường. Bất kỳ một vi phạm nghiêm trọng đến con người, tài sản hoặc đến đời sống tập thể nào cũng như bất kỳ một khuyết điểm trầm trọng nào trong việc thực hiện bổn phận người học sinh đều phải chịu một hình thức kỷ kuật theo các mức độ sau đây (theo Điều R. 511-13 của Bộ luật Giáo dục): - Khiển trách, - Cảnh cáo, - Áp dụng các biện pháp giúp người vi phạm nhận thức được trách nhiệm (tham gia vào các hoạt động đoàn kết, lao động công ích trong nhà trường), - Đình chỉ học tập tạm thời (trong thời gian thi hành kỷ luật, học sinh vẫn phải đến trường. Thời gian đình chỉ không vượt quá tám ngày) - Đình chỉ học tập tạm thời (áp dụng ngay hoặc treo), tối đa là một tháng. Règlement intérieur 2013-2014 Page 10 - Đuổi học khỏi trường (áp dụng ngay hoặc treo). Thông quan các quyết định kỷ luật nghiêm khắc như đình chỉ học tập hoặc đuổi học, cộng đồng giáo dục bày tỏ thái độ lên án đối với những hành động làm phương hại đến đời sống cũng như hoạt động hoặc mục đích hoạt động của mình. Những hình thức kỷ luật này thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng (đình chỉ học tập tối đa 08 ngày) hoặc của Hội đồng kỷ luật (đình chỉ học tập tối đa 01 tháng hoặc đuổi học). Các hình thức kỷ luật này sẽ được lưu trong hồ sơ học bạ của học sinh liên quan trong vòng một năm, trừ kỷ luật đuổi học. Các hình thức kỷ luật này không áp dụng ở bậc tiểu học. Trường hợp học sinh phạm một lỗi nặng hoặc rất nặng, hiệu trưởng nhà trường sẽ chuyển vụ việc cho cơ quan pháp luật giải quyết. Thực vậy, không thể dung thứ việc một hành vi vi phạm pháp luật trong khuôn viên một trường học lại có thể được xử lý khác với luật lệ chung. 7-5: Hội đồng kỷ luật Bao gồm các thành viên lấy từ Hội đồng nhà trường, hội đồng kỷ luật có thẩm quyền quyết định đình chỉ học tập hoặc đuổi học một học sinh. Hội đồng này có các thành phần: - Hiệu trưởng nhà trường (chủ tịch) hoặc Hiệu trưởng khối mẫu giáo & tiểu học, - Tham tán văn hóa ĐSQ Pháp, - Trưởng Ban QLHĐ, - Trưởng phòng hành chính và tài chính, - 04 đại diện giáo viên, - 01 đại diện cán bộ, nhân viên hành chính và phục vụ, - 03 đại diện PHHS, - 02 đại điện học sinh. Hiệu trưởng là người duy nhất có quyền triệu tập Hội đồng kỷ luật trên cơ sở đề nghị của một thành viên trong cộng đồng giáo dục. Phụ huynh và học sinh liên quan được triệu tập, gia đình có thể chọn thêm một người để đến dự cùng. 7-6: Các hình thức khuyến khích, động viên tích cực Những học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và cố gắng hết mình xứng đáng được cổ vũ và khen ngợi. Hội đồng giáo dục thừa quyền hiệu trưởng sẽ quyết định hai hình thức Khích lệ và Biểu dương. Hình thức Khích lệ dành cho những học sinh có thể không đạt được kết quả cao nhưng đã có rất nhiều cố gắng trong học tập. Hình thức Biểu dương dành cho những học sinh đạt được kết quả học tập rất tốt. 8- Tôn trọng và thực hiện Nội quy Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ, giáo viên có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Nội quy này. Việc giải thích nội dung Nội quy thuộc thẩm quyền của Ban giám hiệu trường Pháp Alexandre Yersin Hà Nội. Nội quy này được thông báo tới tất cả các thành viên của cộng đồng giáo dục nhà trường. Việc ghi danh nhập học, bởi gia đình hoặc bởi chính bản thân học sinh nếu đã đến tuổi thành niên, đồng nghĩa với việc học sinh đó tán thành Nội quy này và cam kết tôn trọng và thực hiện những điều ghi trong đó mà bản thân học sinh coi như đã biết. Tuy nhiên, do Nội quy này sẽ có thể khó hiểu đối với những học sinh nhỏ tuổi, nên các giáo viên Mẫu giáo & Tiểu học cùng học sinh của mình có thể soạn một Nội quy riêng phù hợp với khối lớp của mình theo tinh thần của Nội quy này. Đã đọc và ghi nhận, ngày ………… ………… Học sinh: Đại diện hợp pháp của học sinh: (Ký tên) (Ký tên) Bản Nội quy này luôn phải được đính kèm trong sổ liên lạc của học sinh. [...]... Règlement intérieur 2013-2014 Page 12 TRƯỜNG PHÁP ALEXANDRE YERSIN HÀ NỘI QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI HỌC SINH – CÔNG DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (đã được Hội nghị toàn thể các đại diện học sinh thông qua ngày 28/05/2013) HỌC SINH TRƯỜNG PHÁP ALEXANDRE YERSIN, Xét thấy: -Môi trường là di sản chung của tất cả mọi người; -Tương lai và ngay cả chính cuộc sống của loài người gắn liền với môi trường tự nhiên xung quanh; -Tính... học đường để cho thay khóa trong thời gian sớm nhất 8) Trường hợp thôi học giữa năm học, học sinh phải trả lại khóa và chìa khoá cho nhà trường 9) Vào cuối năm học, học sinh phải dọn sạch tủ và mở cánh trước khi trả lại tủ Khóa và chìa khóa phải được trả lại cho nhà trường. /- Règlement intérieur 2013-2014 Page 11 TRƯỜNG PHÁP ALEXANDRE YERSIN HÀ NỘI QUY ĐỊNH về mượn sách giáo khoa đối với học sinh từ lớp...TRƯỜNG PHÁP ALEXANDRE YERSIN HÀ NỘI QUY ĐỊNH về sử dụng ngăn tủ cá nhân Năm học 2013/2014 Tủ số : ……… Họ và tên học sinh: ………………………………………………… Lớp: ………………………………………………………………… 1) Học sinh chịu trách nhiệm về tủ cá nhân của mình 2) Trường hợp làm hỏng tủ do thiếu cẩn thận, học sinh sẽ phải trả một khoản tiền tương ứng... bên trong 5) Không được để thức ăn dễ hư hỏng trong tủ, không chứa các đồ cấm theo Nội quy của trường 6) Trường hợp làm hỏng khóa hoặc mất chìa khóa, học sinh phải báo ngay cho Ban quản lý học đường Học sinh sẽ được cấp lại một chìa khóa khác Nếu trong năm học, học sinh xin cấp chìa khóa mới đến lần thứ ba, thì nhà trường sẽ cấp một ổ khóa mới và sẽ tính 5€, gia đình sẽ có trách nhiệm thanh troán với... có quy n được sống trong một môi trường hài hòa và thân thiện với sức khỏe Tuyên bố: Điều 1:- Mỗi người đều có nghĩa vụ hạn chế mọi sự lãng phí (cốc uống nước, giấy, túi ni lông, thức ăn, nước uống …) Điều 2:- Chỉ bật các thiết bị điện khi cần thiết Điều 3:- Mỗi người phải ưu tiên sử dụng trong chừng mực có thể các phương tiện vận tải công cộng hoặc không gây ô nhiễm Điều 4:- Mỗi học sinh đều có quy n... dùng Trên bìa bọc, dán nhãn có ghi họ tên học sinh và lớp Phía trong bìa trước của mỗi quy n sách, có phiếu lý lịch sách trên đó được ghi: năm học, họ và tên người mượn, lớp và tình trạng sách (mới, đã dùng, cũ) Trong bất kỳ trường hợp nào học sinh cũng không được bóc gỡ hoặc làm hỏng phiếu này (gạch xóa, viết bẩn…) 5) Trường hợp bị mất hoặc bị mất cắp, học sinh phải báo ngay cho Ban quản lý học đường... chừng mực có thể các phương tiện vận tải công cộng hoặc không gây ô nhiễm Điều 4:- Mỗi học sinh đều có quy n học tập trong một ngôi trường sạch sẽ và tươm tất Điều 5:- Mỗi người đều phải giữ gìn cơ sở vật chất và tôn trọng đồ đạc của người khác Điều 6:- Mỗi người phải hành động một cách có trách nhiệm Điều 7:- Mỗi người phải góp phần khắc phục những thiệt hại do mình gây ra Règlement intérieur 2013-2014 . QUÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM Trường Pháp Alexandre Yersin Hà Nội NỘI QUY Năm học 2013/2014 Règlement intérieur 2013-2014 Page 2 NỘI QUY Trường Pháp Alexandre. diện với quy n lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Nội quy này không quy định các cách thức áp dụng chi tiết vì thuộc phạm vi của Ban giám hiệu nhà trường. Trường Pháp Alexandre Yersin Hà Nội (LFAY). Alexandre Yersin Hà Nội (Đã được sửa đổi tại cuộc họp Hội đồng nhà trường ngày 23/05/2013) Mở đầu Nội quy này xác định các quy tắc sống chung ở trường đối với mọi thành viên của cộng đồng trường