NỀN TẢNG CỦA THUẬT LÃNH ĐẠO Nhân đọc bài “NỀN TẢNG CỦA THUẬT LÃNH ĐẠO” CỦA Tác giả Trần Đình Hoành, trên trang Đọt chuối non, xin chia sẽ đến các bạn đọc và suy ngẫm! ”Hôm nay, ngày làm việc đầu tiên trong năm 2011, hãy nói về điều quan trọng nhất cho thuật lãnh đạo—cái nền của thuật lãnh đạo, ở trên đó tất cả các hành vi và kỹ năng lãnh đạo của ta hoạt động. Nếu các bạn đã từng học các lớp về lãnh đạo và đọc các sách về lãnh đạo, với đủ mọi quy luật về tầm nhìn, tổ chức, xử thế… và các đức tính tốt về công bình, kiên quyết, v.v…, các bạn sẽ nhận ra những thứ này có giúp một chút về việc quản lý của bạn, nhưng bạn vẫn có cảm tưởng chúng không làm bạn trở thành một người lãnh đạo như bạn mơ tưởng và mong muốn. Các thứ này có vẻ như ngoài da và hình như vẫn thiếu cái gì đó để làm lãnh đạo là lãnh đạo thực sự. Điều thiếu sót đó chính là cái nền của thuật lãnh đạo mà hầu như chẳng sách vở nào nói đến. Bạn nghĩ cái nền đó là gì? Những gì làm lãnh đạo là lãnh đạo? • Khi mọi người quý nh quáng lo sợ, lãnh đạo vẫn bình tâm, không lo sợ. • Khi mọi người nổi nóng đổ lửa, lãnh đạo vẫn dịu dàng như mặt nước hồ thu. • Khi bị chỉ trích, mọi người tự ái đùng đùng, nhưng lãnh đạo thì vẫn khiêm tốn dịu dàng. • Người ta nghĩ về lợi ích của mình, lãnh đạo nghĩ về lợi ích cho người theo mình. • Người ta thấy mình lớn, lãnh đạo thấy mình nhỏ. • Người ta đòi người khác phục vụ mình, lãnh đạo phục vụ những người theo mình. Nói chung, đại đa số mọi người sống theo kiểu phản xạ, tâm hành động và xung động theo phản xạ. Nhưng… Người lãnh đạo thật khắc phục mọi phản xạ, kiểm soát được tâm mình, và điều khiển tâm làm việc theo ý mình. Khắc phục mọi phản xạ, kiểm soát được tâm mình, và điều khiển tâm làm việc theo ý mình, chính là “tĩnh lặng”. Tĩnh lặng là khi thiên hạ sợ, ta tĩnh; khi thiên hạ nóng, ta tĩnh; khi thiên hạ kiêu, ta tĩnh; khi thiên hạ tham, ta tĩnh; khi thiên hạ tiêu cực, ta tĩnh… Đó là nền tảng của lãnh đạo. Lãnh đạo là dẫn đường. Nếu bạn không dẫn đường cho chính trái tim của bạn được, thì làm sao bạn dẫn đường cho người khác? Nhưng lãnh đạo chính trái tim mình là việc khó khăn, không ai muốn làm, không ai muốn học, cho nên hầu như chẳng có sách vở dạy lãnh đạo nào nói đến việc này, và các tác giả của các sách về lãnh đạo chắc cũng không hề biết chuyện này, mà chỉ nói đến các nguyên tắc quản lý và tổ chức bên ngoài, thuộc loại mì ăn liền. Quản lý không phải là lãnh đạo. Người quản gia chẳng phải là lãnh đạo trong nhà, người chủ nhân gia đình mới là người lãnh đạo. Các nguyên tắc quản lý, giúp ta một chút trong việc quản lý, nhưng không thể giúp ta thành lãnh đạo, dù là quyển sách có nói “Đây là sách dạy lãnh đạo”. Nếu các bạn quan tâm về thuật lãnh đạo thực sự thì hãy tu tập cho tâm tĩnh lặng, kiểm soát được tâm mình hoàn toàn, không để tâm mình chạy lung tung như khỉ. Kiểm soát và điều khiển được tâm mình hoàn toàn là nền tảng của lãnh đạo. Nếu không làm được điều này, bạn không thể là lãnh đạo thực sự, dù chức danh trong công ty hay trong nhà nước của bạn là gì. Người không dẫn đường được tâm mình thì không dẫn đường cho người khác được. Chân lý giản dị có vậy. Đừng tốn thời giờ đọc các sách về “lãnh đạo” trước khi bạn bắt đầu tiến trình quản lý tâm bạn thật kỹ luật. Tĩnh lặng. . cho thuật lãnh đạo cái nền của thuật lãnh đạo, ở trên đó tất cả các hành vi và kỹ năng lãnh đạo của ta hoạt động. Nếu các bạn đã từng học các lớp về lãnh đạo và đọc các sách về lãnh đạo, . NỀN TẢNG CỦA THUẬT LÃNH ĐẠO Nhân đọc bài “NỀN TẢNG CỦA THUẬT LÃNH ĐẠO” CỦA Tác giả Trần Đình Hoành, trên trang Đọt chuối non, xin. lãnh đạo là lãnh đạo thực sự. Điều thiếu sót đó chính là cái nền của thuật lãnh đạo mà hầu như chẳng sách vở nào nói đến. Bạn nghĩ cái nền đó là gì? Những gì làm lãnh đạo là lãnh đạo? •