MỞ ĐẦU Cây sắn (hay còn gọi là cây khoai mì) là một trong những loại cây lương thực có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Ở nước ta cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ 18 và được trồng ở nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Đồng Nai . Cùng với truyền thống trồng sắn từ lâu đời, nhân dân ta đã biết chế biến củ sắn làm lương thực cho người và làm thức ăn cho gia súc. Trong các loại cây lương thực, sắn là cây trồng cho nguồn nguyên liệu có khả năng chế biến sản phẩm vào loại phong phú nhất. Sản phẩm từ cây sắn được sử dụng trong thực phẩm như dùng tinh bột sắn làm tinh bột biến tính, làm nguồn nguyên liệu để chế biến các loại bánh hay sản xuất đường glucose, sản xuất mì chính Tuy nhiên, không chỉ có ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất thực phẩm, mà trong các lĩnh vực khác cây sắn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng như làm chất kết dính, thúc ăn gia súc, làm chất độn trong dược phẩm, ngăn cản các tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình in ấn, hoặc được sử dụng như chất bao phủ bề mặt trong công nghệ sản xuất giấy . Qua đó ta thấy tinh bột sắn có rất nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế khác nhau. Điểm đáng chú ý, tinh bột sắn được dùng rất phổ biến và thông dụng trong nhiều loại bánh kẹo, phụ gia thực phẩm, mì ăn liền với các công thức phối trộn phong phú và đa dạng. Chính vì vậy trên thị trường giá sắn nguyên liệu mới được tăng lên gần đây, kéo theo sự quan tâm trở lại của bà con nông dân sau nhiều năm thăng trầm của việc phát triển cây sắn.
Đăng ký Đăng nhập Trợ giúp Liên hệ Luận văn, đồ án, đề tài, tiểu luận, luận án Cộng đồng chia sẻ luận văn, đồ án, tiểu luận, đề tài tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì MỞ ĐẦU Cây sắn (hay còn gọi là cây khoai mì) là một trong những loại cây lương thực có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Ở nước ta cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ 18 và được trồng ở nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Đồng Nai . Cùng với truyền thống trồng sắn từ lâu đời, nhân dân ta đã biết chế biến củ sắn làm lương thực cho người và làm thức ăn cho gia súc. Trong các loại cây lương thực, sắn là cây trồng cho nguồn nguyên liệu có khả năng chế biến sản phẩm vào loại phong phú nhất. Sản phẩm từ cây sắn được sử dụng trong thực phẩm như dùng tinh bột sắn làm tinh bột biến tính, làm nguồn nguyên liệu để chế biến các loại bánh hay sản xuất đường glucose, sản xuất mì chính Tuy nhiên, không chỉ có ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất thực phẩm, mà trong các lĩnh vực khác cây sắn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng như làm chất kết dính, thúc ăn gia súc, làm chất độn trong dược phẩm, ngăn cản các tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình in ấn, hoặc được sử dụng như chất bao phủ bề mặt trong công nghệ sản xuất giấy . Qua đó ta thấy tinh bột sắn có rất nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế khác nhau. Điểm đáng chú ý, tinh bột sắn được dùng rất phổ biến và thông dụng trong nhiều loại bánh kẹo, phụ gia thực phẩm, mì ăn liền với các công thức phối trộn phong phú và đa dạng. Chính vì vậy trên thị trường giá sắn nguyên liệu mới được tăng lên gần đây, kéo theo sự quan tâm trở lại của bà con nông dân sau nhiều năm thăng trầm của việc phát triển cây sắn. Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất có hạn, sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng ngày càng gay gắt thì dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của cây sắn mà đặc biệt là tinh bột sắn ngày càng tăng, giá ngày càng cao thì khả năng mở rộng diện tích trồng sắn cũng không nhiều. Hướng phát triển của cây sắn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước là thâm canh tăng năng suất để đạt giá trị tổng sản lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị sản phẩm cũng là công việc rất cần phải giải quyết. Đó thực sự là những khó khăn mà các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì phải đối mặt. Chính vì thế, nhóm chúng em chọn để tài này để cùng nhau tìm hiểu và đưa ra những phương án khả thi nhất để có thể duy trì hoạt động cho một nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì. PHẦN 1 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên Thế giới và khu vực Châu Á Sắn được sử dụng khá phổ biến để sản xuất tinh bột, đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp dệt, thực phẩm, may mặc, bánh kẹo, sản xuất lên men cồn, sản xuất acid hữu cơ, . Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Sắn có xuất xứ từ Trung – Nam Mỹ. Sau đó phát triển sang Châu Phi, Châu Á, Cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp cây sắn ngày càng trở nên có giá trị kinh tế cao. Hiện nay sắn được trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng 18,96 triệu ha. Năm 2006 sản lượng sắn thế giới đạt 211,26 triệu tấn củ tươi, nhưng đến năm 2007 sản lượng sắn trên thế giới đạt 226,34 triệu tấn. Như vậy, sản lượng sắn thế giới tăng 15,08 triệu tấn. Khi phân chia sản lượng sắn theo các lục địa, tổ chức lương thực thế giới (FAO) ước tính sản lượng sắn ở Châu Phi năm 2000 là 92,7 triệu tấn tăng không đáng kể so với năm 1999, mặc dù ở Châu lục này sắn được trồng ở 39 quốc gia song có tới 70% sản lượng sắn được trồng ở Nigeria, công gô, Tanzania. Khu vực Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê: Theo ước tính sản lượng sắn của vùng chiếm 20% sản lượng sắn toàn cầu. Năm 2000 toàn khu vực có sản lượng sắn 32,1 triệu tấn, tăng 10% so với năm 1999 có được chủ yếu do sự mở rộng thêm diện tích trồng sắn và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình tưới tiêu. Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Brazil nước chiếm 70% tổng sản lượng sắn toàn khu vực đã tăng thêm 12% tổng diện tích trồng sắn trong năm 2000. Giá sắn tăng cao đã khuyến khích người dân sản xuất mở rộng qui mô và diện tích trồng sắn. Sắn được trồng nhiều nhất tại Châu phi khoảng 11,82 triệu ha (chiếm 57% diện tích sắn toàn cầu), tiếp theo là Châu Á 3,78 triệu ha (chiếm 25%), Châu Mỹ La Tinh 2,7 triệu ha (chiếm 18%). Nước có sản lượng sắn lớn nhất thế giới là Nigeria 45,72% triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan: 22,58 triệu tấn, Inđonesia: 19,92 triệu tấn. Nước có năng suất cao nhất thế giới là Ấn Độ: 31,43 tấn củ/ha, tiếp theo là Thái Lan 21,09 tấn/ha, so với năng suất bình quân của thế giới là 12,15 tấn/ha. Thái Lan là nước mà toàn bộ sắn thu hoạch đều được sử dụng trong công nghiệp với các sản phẩm chính là sắn lát, sắn viên và tinh bột sắn. Trên 55% sản lượng sắn của Thái Lan được sử dụng dưới dạng sắn lát phơi khô làm thức ăn cho. gia súc. Trong đó 99% trực tiếp được xuất khẩu sang châu Á, chỉ có 10% tiêu thụ trong nội địa, mặc dù sản lượng sắn củ tươi chỉ chiếm khoảng 18 triệu tấn trên sản lượng toàn cầu là 175 triệu tấn. Khả năng thu lợi cao từ việc xuất khẩu tinh bột sắn khiến các nước xuất khẩu chủ yếu, sẽ thay đổi các giống sắn truyền thống bằng các giống sắn mới cho năng suất cao, hàm lượng tinh bột lớn thích hợp với chế biến công nghiệp. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước đang gia tăng. Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam Việt Nam hiện đang sản xuất hằng năm hơn 2 triệu tấn sắn củ tươi, đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng sắn, nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Trong chiến lược toàn cầu cây sắn đang được xem là một loại cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất cằn cỗi, đây cũng là cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác. Ở nước ta, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây công nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến tinh bột, tinh bột biến tính bằng hoá chất và Enzim, sản xuất sắn lát, sắn viên để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản xuất thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tinh bột sắn ở Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng được chính phủ và các địa phương quan tâm. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động và 7 nhà máy đang được xây dựng. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: [1] Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, “Cây sắn”, NXB Nông Nghiệp, 1985. [2] Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Thị Cúc, Mai Văn Lê, Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Hợi, “Chế biến lương thực – tập 2”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1985. [3] Khoa Hóa thực phẩm và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, “Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo dục, 1996. [4] Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên, “Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2005. [5] Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Thoa, “Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo Dục, 2005. [6] Đinh Hữu Dung, “Giáo trình vẽ xây dựng”, NXB Xây Dựng, 2000. [7] Vũ Duy Cừ, “Quy hoạch khu công nghiệp, thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy nhà và công trình công nghiệp”, NXB Xây Dựng, 2003. [8] Trần Văn Phú, “Tính toán và thiết kế hệ thống Luận văn liên quan Nghiên cứu sản xuất enzym cellulase từ nấm mốc 2 trang | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 10 Xây dựng kế hoạch haccp cho mặt hàng cá tra - Cá basa fillet đông lạnh 24 trang | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 7 Đề tài Đánh giá tác động môi trường mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 101 trang | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0 Kĩ thuật môi trường 35 trang | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 8 Nghiên cứu Công nghệ sản xuất dịch đạm, bột cá từ phụ phẩm cá tra và cá basa 82 trang | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 4 Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 61 trang | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 2 Thiết kế nhà máy sản xuất trái cây năng suất 30 tấn/giờ 158 trang | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 15 Đề tài : kiến trúc xanh 49 trang | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 3 Đồ án Thiết kế sơ bộ trạm xử lý nước thải cho thành phố và thiết kế kỹ một công trình của trạm 50 trang | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 3 Đề tài Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hỗn hợp đường Glucose-Fructose từ tinh bột khoai mì bằng phương pháp enzym 56 trang | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0 Trang Chủ Tài Liệu Upload sấy”, NXB Giáo Dục, 2000. [9] Các tác giả, “Sổ tay: Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa chất – Tập 1 và Tập 2”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 1994. Trang web: 1. http://www.vnn.vn/province/tayninh/invest1.htm 2. http://www.gso.gov.vn/default.aspx? t.=3&ItemID=5084 3. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?t.=3&ItemID=5083 4. http://www.tayninh.gov.vn/3cms/? cmd=.=1123213307382 5. http://www.codexalimentarius.net/dow.9/CXS_176e.pdf 6. http://www.fao.org/docrep/X5032E/X5032E00.htm 7. http://www.fao.org/docrep/V4510E/V4510E00.htm 8. http://www.fao.org/docrep/007/y5287e/y5287e00.htm 9. http://www.ipfsaph.org/servlet/CDSServlet? status=ND1jdGh0dHB3d3dmYW9vcmdhb3NpcGZz YXBoaW5mb3JtYXRpb25zb3VyY2Vjb2RleC5jb2RleDU5JjY9ZW 4mMzM9Zm9ybWFsX3RleHQmMzc9aW5mbw~~ 10. http://www.cassava.org/2007/index.ph.d=26&Itemid=49 11. http://conveyorsinc.net/ 12. http://www.alfalaval.com/ecoreJava/W.1&languageID=1 13. http://www.tema.com.au/CENTRIFUGES.html 14. http://www.tema.net/Vibratory.aspx 15. http://news.thomasnet.com/fullstory/14118/3461 16. http://web.rajx.cn/153/web/en/200684160523.html Tóm tắt tài liệu Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên … (còn gọi là tác nhân sấy). Sấy tiếp xúc: là phương pháp sấy không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy mà tác nhân sây truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một bề mặt ngăn. Sấy đối lưu Quá trình sấy có lớp vật liệu rời xếp lớp Nguyên tắc: trong các thiết bị sấy loại này, vật liệu được bố trí nằm yên tại chỗ (trạng thái tĩnh) và dòng tác nhân thổi song song dọc theo bề mặt vật liệu. Phạm vi ứng dụng: chỉ sử dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Thiết bị: Thiết bị sấy hoạt động gián đoạn dạng buồng sấy. Cấu tạo Hình 21 : Buồng sấy Chú thích: A – Lối vào của tác nhân sấy B – Lối ra của tác nhân sấy C – Quạt D – Động cơ của quạt E – Calorifer G – Tấm chắn hướng dòng không khí H – Xe goòng và khay chứa nguyên liệu Nguyên tắc hoạt động: Tinh bột ướt được cho lên các khay chứa, xếp khay chứa lên giá đỡ của xe goòng, đưa xe goòng vào trong buồng sấy. Không khí được hút vào buồng sấy qua cửa A, được gia nhiệt khi đi qua calorifer E, sau đó không khí được quạt thổi vào trong buồng sấy để bắt đầu quá trình sấy tinh bột. Không khí sau khi sấy được chia làm 2 phần: một phần tiếp tục hoàn lưu lại calorifer, một phần thoát ra ngoài thông qua cửa thoát khí B. Sau khi vật liệu sấy đạt độ ẩm yêu cầu, xe goòng được đưa ra ngoài. Xe goòng được đưa vào hoặc lấy ra ở cửa phòng bằng tay hoặc động cơ. Trong suốt quá trình sấy, lớp vật liệu sấy đứng yên. Thông số kỹ thuật: Nhiệt độ dòng không khí : 50 ÷ 70oC. Áp suất trong buồng sấy: áp suất khí quyển. Vận tốc tác nhân sấy trong buồng sấy: 0,5 ÷ 1m/s. Thiết bị sấy hoạt động liên tục dạng hầm sấy Cấu tạo Hình 22 : Hầm sấy sử dụng băng tải để vận chuyển vật liệu sấy Nguyên tắc hoạt động: Tinh bột ướt theo hệ thống máng nhập liệu được đưa vào bên trong buồng sấy. Không khí sau khi được gia nhiệt được dẫn vào hệ thống dẫn không khí nóng nằm vuông góc với chiều chuyển động của dòng vật liệu sấy và thực hiện quá trình sấy. Nguyên liệu sau khi đi hết chiều dài của băng tải thứ nhất, qua thiết bị nghiền rồi rớt xuống băng tải thứ hai và tiếp tục quá trình sấy. Khi tinh bột đạt đến độ ẩm yêu cầu thì nó được tháo ra ngoài qua máng tháo liệu. Không khí sau khi sấy một phần hoàn lưu trở lại thiết bị sấy, một phần thoát ra ngoài theo ống thoát khí. Thông số kỹ thuật: Độ ẩm ban đầu của tinh bột khi sấy bằng phương pháp này có giá trị khoảng 40%. Độ ẩm đầu ra của tinh bột khoảng 17%. Nhiệt độ sấy khoảng 50 ÷ 55oC. Vận tốc dòng không khí khoảng 0,5 ÷ 1m/s. So sánh ưu nhược điểm của thiết bị sấy hoạt động liên tục và gián đoạn: Cả hai thiết bị này đều có chung một nhược điểm của loại máy sấy tĩnh là sấy không đều giữa các lớp do hiện tượng phân tầng không khí (không khí nóng có khối lượng riêng bé nổi lên trong khi đó không khí lạnh có khối lượng riêng lớn chìm xuống). Bảng 12 : So sánh thiết bị sấy hoạt động liên tục và gián đoạn Buồng sấyHầm sấyVật liệu sấy không được đảo trộn trong quá trình sấy nên thời gian sấy dài.Vật liệu sấy được đảo trộn khi đi từ băng tải trên xuống băng tải dưới nên sấy đều hơn và dẫn đến thời gian sấy ngắn hơn.Tổn thất nhiệt lớn vì nhiệt lượng của tác nhân sấy không được sử dụng triệt để (nạp vật liệu vào và tháo vật liệu ra phải mở toang cửa phòng).Tổn thất nhiệt ít hơn.Điều kiện làm việc nặng nhọc, khó kiểm tra quá trình.Điều kiện làm việc tương đối dễ dàng. Quá trình sấy có lớp vật liệu rời lưu động Trong công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì, phương pháp chủ yếu dùng để sấy khô tinh bột là sử dụng hệ thống sấy khí thổi. Nguyên tắc: Thực hiện quá trình sấy trong trạng thái khí động, hạt vật liệu sấy bị lôi cuốn theo dòng tác nhân nên sự trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm giữa dòng tác nhân và vật liệu sấy rất mãnh liệt. Phạm vi ứng dụng: Vật liệu sấy dạng hạt nhẹ dễ tách ẩm. Sản phẩm sấy khô đều, năng suất cao. Ứng dụng trong các nhà máy lớn. Thiết bị sấy khí thổi Hình 23 : Thiết bị sấy khí thổi Cấu tạo Hình 24 : Hệ thống sấy khí thổi một bậc có bộ phận phân loại vật liệu sấy theo độ ẩm Nguyên lý hoạt động: Tinh bột ướt được cấp vào ống sấy nhờ vít tải nhập liệu. Không khí do quạt thổi qua lò gia nhiệt không khí, tác nhân sấy được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết rồi được thổi vào ống sấy. Với vận tốc cao của dòng tác nhân sấy, tinh bột bị cuốn theo dòng tác nhân sấy chuyển động từ dưới lên và được sấy khô. Phía trên ống sấy, tinh bột được thổi vào bộ phận giảm tốc độ dòng và phân loại theo độ ẩm, các hạt tinh bột còn ẩm nặng hơn sẽ rơi vào ống thứ nhất và hoàn lưu trở lại thiết bị sấy, các hạt tinh bột đã khô thì rơi vào cyclon lắng để tách ra khỏi dòng không khí. Thông số kỹ thuật: Do thời gian sấy ngắn (5 ÷ 7 giây) nên cho phép sấy ở nhiệt độ cao (100 ÷ 150oC) mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng của hạt tinh bột. Vân tốc dòng tác nhân khoảng 10 ÷ 20m/s. Năng lượng tiêu thụ khoảng 4600 ÷ 5000 KJ/Kg ẩm. Độ ẩm ban đầu của tinh bột khoảng 40%. Độ ẩm của tinh bột sau khi sấy khoảng 10 ÷ 13%. Ưu, nhược điểm của hệ thống sấy khí thổi: Ưu điểm: thời gian sấy ngắn, năng suất cao, thiết bị tương đối đơn giản. Nhược điểm: tiêu tốn nhiều năng lượng. Sấy tiếp xúc Một phương pháp sấy khác cũng được ứng dụng trong kỹ thuật sấy tinh bột là phương pháp sấy tiếp xúc. Tuy nhiên hiện nay người ta rất ít sử dụng thiết bị này để sấy tinh bột. Thiết bị sấy sử dụng là thiết bị sấy 2 trục lăn. Cấu tạo Hình 25 : Thiết bị sấy 2 trục lăn nhập liệu từ dưới lên Hình 26 : Thiết bị sấy 2 trục lăn nhập liệu từ trên xuống Nguyên tắc hoạt động: Tinh bột ướt được nhập từ trên xuống giữa hai trục lăn (drum) quay ngược chiều nhau. Hơi nước được cấp vào trong 2 trục đốt nóng thành trục cấp nhiệt gián tiếp cho vật liệu sấy, làm khô vật liệu sấy. Tinh bột khô sẽ được tách khỏi bề mặt trục lăn nhờ dao cạo. Vật liệu khô sẽ rơi xuống vít tải và được vận chuyển ra ngoài. Sau khi sấy xong tinh bột thu được ở dạng Các file đính kèm theo tài liệu này: Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì.doc Copyright © 2012 LuanVan.co - Thư viện tài liệu tham khảo - Đọc Truyện tranh online nhanh nhất. Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT. Chia sẻ: 107 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Ngày: 26/01/2013 | Lượt xem: 6388 | Lượt tải: 59 . giúp Liên hệ Luận văn, đồ án, đề tài, tiểu luận, luận án Cộng đồng chia sẻ luận văn, đồ án, tiểu luận, đề tài tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì MỞ ĐẦU. nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì. PHẦN 1 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên Thế giới và khu. thiết kế kỹ một công trình của trạm 50 trang | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 3 Đề tài Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hỗn hợp đường Glucose-Fructose từ tinh bột khoai mì bằng phương pháp enzym 56