I. TỔNG QUAN: VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Khoa Công nghệ sinh học & BÁO CÁO TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ SX THUỐC TRỪ SÂU VI SINH Svth: Nguyễn Văn Vinh & Chu Thanh Huyền Lớp: 0705 Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2010 Ở Việt Nam đâu đâu cũng thấy cây nho. Loài cây cho quả và đem lại bóng râm này đã được trồng ở khắp nơi. Trái nhỏ, chùm bé, vị chua của trái nho đã đem lại cảm giác khó quên đối với mỗi người khi thưởng thức nó. Nho là loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ . Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho. Cây nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu . Một đặc điểm rất đáng chú ý của nho là cần có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường. Nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ, tránh những vùng có gió bão vì gió to có thể làm đổ giàn , dập lá, rụng quả. Ở nhiều nơi khác ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô 4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Cũng phải tính toán nên thu hoạch 1 vụ hay 2 vụ vì những nơi mưa nhiều chi phí về phun thuốc cộng với khả năng ô nhiễm môi trường làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng nho. Gió to không những có thể làm dập nát lá, chùm nho, còn có thể làm đổ giàn, vậy nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ. Những vùng hay có gió bão không thuận tiện. Đất phù sa ven sông Dinh (Phan Rang), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát nước, là đất nho rất tốt. Tuy nhiên theo điều tra của Trung tâm Nha Hố đất thịt, đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi, đều có thể trồng nho nếu đầu tư phân hữu cơ và phân khoáng với lượng cao, cũng phải có điều kiện tưới nước về mùa khô và bao giờ cũng phải thoát nước. Độ pH thích hợp cho nho là pH = 6,5 - 7,0 nếu pH dưới 5 phải bón thêm vôi. Vùng Phan Rang mưa ít pH hay gặp là 6 - 7 có khi vượt 7 ở các đất phèn và trường hợp này phải rửa phèn. Đất phải nhiều mùn, vì thế phải bón nhiều phân hữu cơ. Vẫn theo điều tra của Nha Hố ở 30 điểm trồng nho vùng Ninh Thuận tỷ lệ mùn trong đất thường là 2% trong 100 g đất hàm lượng lân dễ tiêu là 77,76 mg và 44,47 mg kali trao đổi là những chỉ tiêu cao. Tóm lại, nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng. Có những điều kiện này thì những điều kiện khác, ví dụ về đất, về ánh sáng v.v cũng thuận tiện theo, sợ nhất là mưa vì mưa làm rụng hoa, rụng trái, và nhất là tạo điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm phát triển. 2. Tác nhân gây hại: Có nhiều sâu bệnh và bệnh hại ở cây nho nhưng dưới đây chỉ kể đến sâu, bệnh hại nhiều và phổ biến: Rầy, rệp sáp, Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả, Bệnh phấn trắng, Bệnh rỉ sắt. bệnh sương mai. Dưới đây chúng em xin trình bày một loại bệnh là bệnh sương mai nho. Bệnh sương mai hại nho có nguồn gốc từ châu Mỹ rồi sang châu Âu (Pháp) năm 1874, từ đó phổ biến khắp các nước trồng nho trên thế giới. Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn ở những vùng khí hậu ấm và ẩm ướt, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 3. Tác nhân phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy. - Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng. - Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng. - Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh. - Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch. - Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi trồng. - Trong những thí nghiệm trừ bệnh mốc sương đã kết luận : AN-P 0.4% và Rozin 1.5 kg/ha (1.5%) trừ bệnh mốc sương tốt hơn đối chứng là sulfat đồng + vôi. Ngoài ra còn có các loại thuốc khác như Ridomil MZ 58WP 0.5%, Tilt 250 EC, Baycor 300 EC cũng có tác dụng trừ mốc sương tốt. II. Nội Dung: 1. Cơ chế gây bệnh: Nấm gây bệnh Plasmopara viticola (Berk. et Curt.) Berl. et De Toni thuộc bộ Peronosporales. Sợi nấm hình ống, không màu, không có màng ngăn. Sợi nấm hình thành các vòi hút nằm trong tế bào lá để hút chất dinh dưỡng. Cành bào tử phân sinh thường chui ra ngoài ở mặt dưới lá qua lỗ khí. Cành bào tử phân sinh không màu, phân nhánh ở phía trên không đều đặn. Nhánh đâm ra tương đối thẳng góc với trục cành và có nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3. Nhánh thứ cấp ngắn, tầy hoặc hơi nhọn , đầu nhánh có hình sao 3 - 4 cạnh. Bào tử phân sinh đơn bào, hình trứng hoặc hình bầu dục, không màu, có kích thước 12- 32 x 9 – 18 µm. Bào tử truyền lan trong thời kỳ cây sinh trưởng nhờ gió hoặc nước mưa. Khi rơi vào giọt nuớc và có điều kiện nhiệt độ thích hợp nó hình thành 5 - 8 bào tử động có 2 lông roi. Các bào tử động di chuyển, xâm nhập qua lỗ khí hoặc biểu bì vào trong tế bào cây. Thời kỳ tiềm dục của bệnh từ 4 đến 20 ngày, tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, ẩm độ. Bào tử trứng hình cầu hoặc hình tròn, màng dày, màu vàng nâu, đường kính 30 – 35 µm hình thành trong mô bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử trứng nảy mầm hình thành bọc bào tử động và bào tử động tiếp tục xâm nhiễm lây bệnh. 2. Biểu hiện của bệnh: Trên lá non, vết bệnh lúc đầu chỉ là một điểm nhỏ, màu xám nhạt không rõ ràng. Về sau vết bệnh chuyển sang màu nâu, hình tròn hoặc hình bất định. Mặt dưới phiến lá chỗ vết bệnh xuất hiện một lớp nấm phủ mịn màu trắng. Đó là cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Trên lá bánh tẻ, vết bệnh thường có hình góc cạnh nhỏ. Bệnh phá hoại cả cuống lá, chồi non, hoa, quả và hạt. Khi gặp điều kiện ẩm ướt trên các bộ phận này cũng xuất hiện một lớp mốc trắng xốp như sương muối. 3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh Bệnh sương mai hại nho phát triển trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ xuống thấp. Bào tử phân sinh thường hình thành vào ban đêm với phạm vi nhiệt độ từ 13 - 280C và ẩm độ không khí trên 90%. Điều kiện thích hợp nhất đối với sự hình thành bào tử là nhiệt độ 18 - 240C, và ẩm độ tương đối của không khí từ 97 - 100%. Đặc biệt, bệnh lây lan rất mạnh khi có mưa nhỏ, mưa phùn với lượng mưa 2 lít/m2. Bào tử trứng nảy mầm ở nhiệt độ 11 - 330C và ẩm độ đất trên 70% trong thời gian 3 ngày. Nếu có điều kiện nhiệt độ thích hợp (250C) thì bào tử trứng sẽ nảy mầm trong thời gian 12 giờ. Các giống nho Vitis venifera rất dễ nhiễm bệnh. 4. Cơ chế phòng trừ: - Chọn tạo và trồng các giống nho chống bệnh. - Để phòng trừ bệnh cần chú ý thông thoáng gió ở vườn trồng nho, tránh nơi ẩm thấp, ứ đọng nước. Tiêu diệt nguồn bệnh. Thu dọn làn dư lá bệnh ở vườn ươm cũng như vườn sản xuất. Thường xuyên tỉa cành lá bệnh đem đốt hoặc chôn sâu. - Nông dân trị bệnh bằng sulfat đồng - vôi (thuốc Bordeaux) hoặc hỗn hợp lưu huỳnh vôi + Zineb phun kỹ và nhiều lần khi bệnh xuất hiện (đặc biệt vào mùa mưa tháng 10-11-12). - Trong những thí nghiệm trừ bệnh mốc sương đã kết luận : AN-P 0.4% và Rozin 1.5 kg/ha (1.5%) trừ bệnh mốc sương tốt hơn đối chứng là sulfat đồng + vôi. Ngoài ra còn có các loại thuốc khác như Ridomil MZ 58WP 0.5%, Tilt 250 EC, Baycor 300 EC cũng có tác dụng trừ mốc sương tốt. III. KẾT LUẬN: 1. Ưu điểm của cơ chế phòng trừ: - Với thuốc hóa học chúng ta có thể giải quyết phòng trừ dịch hại cây trồng. - Có tác dụng nhanh. 2. Nhược điểm của cơ chế phòng trừ: - Việc sử dụng thuốc hóa học liên tục với nồng độ cao, lượng thuốc trừ sâu không phân hủy hết làm môi trường ô nhiễm trầm trọng và để lại dư lượng hóa chất. - Dùng nhiều thuốc hóa học các sâu hại có hiện tượng nhờn thuốc. - Thuốc hóa học không chỉ tiêu diệt sâu hại và còn tiêu diệt cả các sinh vật có ích, các quần thể côn trùng ký sinh. Chính vì biện pháp hóa học có nhiều ảnh hưởng không tốt đến môi trường, nên biện pháp sinh học đang được quan tâm và có xu hướng dần thay thế biện pháp hóa học. Chú ý: Quả nho hiện nay phần lớn được sử dụng ăn tươi vì vậy người trồng nho nên tránh lạm dụng thuốc hoá học, nhất là những loại thuốc tồn dư lâu, để giảm bớt tác hại không đáng có do thuốc gây ra trong loại trái cây đặc sản này. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm nho, cần ngừng phun thuốc tối thiểu 15 ngày trước khi thu hoạch. . bày một loại bệnh là bệnh sương mai nho. Bệnh sương mai hại nho có nguồn gốc từ châu Mỹ rồi sang châu Âu (Pháp) năm 1874, từ đó phổ biến khắp các nước trồng nho trên thế giới. Bệnh gây thiệt. dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho. Cây nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều. cây nho. Loài cây cho quả và đem lại bóng râm này đã được trồng ở khắp nơi. Trái nhỏ, chùm bé, vị chua của trái nho đã đem lại cảm giác khó quên đối với mỗi người khi thưởng thức nó. Nho là