Pizza - "thương hiệu" ẩm thực Italy. Không ai biết chính xác chiếc bánh pizza ra đời từ khi nào mà chỉ biết từ lâu chúng đã là món ăn truyền thống ưa thích của người dân vùng Napoli, Italia trước khi trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19. Chiếc bánh pizza gồm 2 phần chính là phần đế bánh được làm bằng bột mỳ nhào trộn với các loại gia vị đặc biệt và phần nhân bánh gồm sốt cà chua, phomat và các loại topping tùy theo sở thích của thực khách. Tại mỗi nơi trên thế giới, bánh pizza được chế biến kèm với nhiều loại thực phẩm khác nhau để phù hợp với người tiêu dùng nhưng quan trọng nhất là dù làm thế nào hay ở đâu thì cách làm bánh và hương vị của nó vẫn mang phong cách và khẩu vị đặc trưng của người Italia. Tại Việt Nam, Pizza đã du nhập được khá lâu và chiếm được cảm tình của số đông người Việt bởi hương vị tuyệt hảo và tính tiện lợi, đặc biệt là những người luôn thiếu thời gian. Không mất quá nhiều thời gian, nhưng người dùng vẫn có thể thưởng thức chiếc bánh ngon lành tuyệt hảo, giàu dinh dưỡng. Bánh Pizza tại Việt Nam được biến tấu theo nhiều phong cách du nhập từ phương Tây: từ những loại bánh thông thường làm từ thịt thăn, xúc xích, cá ngừ cho đến những loại bảnh hảo hạng được chế biến đặc biệt từ cá hồi xông khói, thịt lợn rừng… Nhưng trên thực tế, một chiếc bánh Pizza thế nào là ngon thì không phải người Việt nào cũng có khái niệm đúng. Một bộ phận người Việt, đặc biệt là giới trẻ - đối tượng dễ tiếp nhận xu hướng mới - thường có thói quen dùng những đồ ăn được quảng cáo rầm rộ và theo họ là sành điệu mà không hiểu thế nào mới là một món ăn công phu và ngon đúng nghĩa. Ông Bùi Nhật Thu - giám đốc chuỗi nhà hàng cao cấp Italia - Classico và Mondo Gelato cho biết: hiện tại một bộ phận người Việt vẫn cho rằng ăn những thứ người khác biết vẫn hơn là biết mình ăn cái gì. Đó thực sự là một khái niệm sai lầm. Những người sành ăn sẽ nhận thấy ngay đâu là một chiếc bánh Pizza ngon với hương vị tơi xốp của bạt bánh, vị đậm đà của nước sốt và sự tươi ngon trong từng thớ thịt… Cũng theo bếp trưởng hệ thống nhà hàng này, ông Federico Tonti cho biết lò nướng bánh pizza phải là lò xây bằng gạch chịu nhiệt, vòm lò hình vòng cung. Sau khi củi được đốt nóng trực tiếp trên nền lò ở một góc, hơi nóng tỏa đều từ trên xuống và từ nền lò lên với nhiệt độ khoảng 300 độ C. Lúc đó chiếc bánh - đã được phủ sẵn nhân và pho mát cho vào lò nướng ngay. Nhờ nhiệt độ cao và nóng đều, bột bánh sẽ nở xốp ngay tức khắc. Theo ông Tonti, bí quyết của chiếc bánh pizza ngon ở chỗ bạt bánh phải mỏng và tươi, được nhào trộn, cán hoàn toàn bằng phương pháp thủ công khi nướng thì nở xốp và giòn, không được chai, cứng và một thành phần không kém phần quan trọng là pho mát. Loại pho mát được sử dụng phải là loại Mozzarella được nhập trực tiếp từ vùng Campania - Italia mới đủ tạo nên hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Công đoạn chế biến công phu là thế, nguyên liệu hảo hạng là thế… nhưng Pizza đang dần bị lạm dụng như một chiếc bánh khoai được bày bán ngoài vỉa hè. Nguyên nhân cho tình trạng này một phần nhỏ là do sự dễ tính của người dùng và một phần lớn là do sự cẩu thả của đầu bếp: vì chạy theo lợi nhuận mà giảm chất lượng chiếc bánh. Một lời khuyên chân thành đối với nhưng người thường dùng đồ ăn nhanh: hãy gọi bánh trước 30 phút để đầu bếp có thời gian chuẩn bị (đối với bánh pizza tươi) và hãy cảm nhận theo cách riêng của bạn nhé. . Pizza - "thương hiệu" ẩm thực Italy. Không ai biết chính xác chiếc bánh pizza ra đời từ khi nào mà chỉ biết từ lâu chúng đã là. trên thực tế, một chiếc bánh Pizza thế nào là ngon thì không phải người Việt nào cũng có khái niệm đúng. Một bộ phận người Việt, đặc biệt là giới trẻ - đối tượng dễ tiếp nhận xu hướng mới - thường. topping tùy theo sở thích của thực khách. Tại mỗi nơi trên thế giới, bánh pizza được chế biến kèm với nhiều loại thực phẩm khác nhau để phù hợp với người tiêu dùng nhưng quan trọng nhất là dù