1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi thử đại học 06 năm 2010

7 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Đề thi thử đại học môn hóa năm 2010 (đ1) Câu 1 : Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được 896 ml hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO 2 có = 42 gam. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra bằng: A - 9,41 gam B - 10,08 gam C - 5,07 gam D - 8,15 gam Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X( C, H, O) cho ra 4 mol CO 2 . Biết X tác dụng với Br 2 theo tỉ lệ 1:1; X tác dụng với Na cho ra khí H 2 và X cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của hợp chất X là: A - HO- CH= CH- CH 2 CHO B - CH 2 = C(OH)-CH 2 -CHO C - CH 2 = CH-CH(OH)-CHO D - CH 3 -CH 2 -CH(OH)-CHO Câu 3 : Nếu từ cùng một khối lượng như nhau các chất ban đầu (Na 2 Cr 2 O 7 , CrO 3 , Cr(OH) 3 ) thì trường hợp nào sau đây cho nhiều Cr 2 O 3 nhất: A - Na 2 Cr 2 O 7 + S Cr 2 O 3 + Na 2 SO 4 B - Na 2 Cr 2 O 7 + C Cr 2 O 3 + CO + Na 2 CO 3 C - 4CrO 3 2Cr 2 O 3 + 3O 2 D - 2Cr(OH) 3 Cr 2 O 3 + 3H 2 O Câu 4 : Có bao nhiêu chất có thể đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử trong một phản ứng hóa học trong số các chất sau: H 2 S, S, NO 2 , Cl 2 , KClO, FeCl 2 , H 2 O, KClO 3 A - 2 B - 3 C - 4 D - 5 Câu 5 : Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là: A - 40% và 60% B - 50% và 50% C - 35% và 65% D - 45% và 55% Câu 6 : Thể tích khí O 2 cần dùng để đốt cháy hỗn hợp A chứa 1 mol Be, 1 mol Ca là V 1 và thể tích khí H 2 sinh ra khi hòa cùng lượng hỗn hợp A trên vào nước là V 2 . Các thể tích khí cùng điều kiện. Mối liên hệ giữa V 1 và V 2 nào sau đây là đúng: A - V 1 = V 2 B - V 1 = 2V 2 C - 2V 1 = V 2 D - 2V 1 = 3V 2 Câu 7 : Thể tích dung dịch NaOH 0,05 M cần để chuẩn độ hết 50 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M và H 2 SO 4 0,01M là: A - 60 ml B - 40 ml C - 50 ml D - 30 ml Câu 8 : Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe 2 O 3 , FeO và Al 2 O 3 nung nóng. Sản phẩm khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng thu được 215 gam chất rắn trong ống sứ. Vậy giá trị của m là: A - 217,4 gam B - 219,8 gam C - 249,0 gam D - 230,0 gam Câu 9 : Hexa–2,4–đien có số đồng phân hình học là: A - 1 B - 2 C - 3 D - 4 Câu 10 : Mỗi ankan có công thức trong dãy sau sẽ tồn tại một đồng phân tác dụng với Clo theo tỉ lệ 1:1 tạo ra monocloroankan duy nhất? A - C 2 H 6 ; C 3 H 8 ; C 4 H 10 ; C 6 H 14 B - C 2 H 6 ; C 5 H 12 ; C 8 H 18 C - C 3 H 8 ; C 6 H 14 ;C 4 H 10 D - C 2 H 6 ; C 5 H 12 ; C 6 H 14 Câu 11 : Một loại lipit chứa 50,0 % triolein, 30,0 % tripanmitin và 20,0 % tristearin. Xà phòng hóa m gam lipit trên thu được 138 gam glixerol. Vậy giá trị của m là: A - 1302,5 gam B - 1292,7 gam C - 1225,0 gam D - 1305,2 gam Câu 12 : Cho các polime sau đây: tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, len, tơ enang, tơ nilon-6,6, sợi bông. Vậy số polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là: A - 2 B - 3 C - 4 D - 5 Câu 13 : Cho 31,9 gam hỗn hợp Al 2 O 3 , ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư nung nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H 2 (đktc). Thể tích H 2 là: A - 5,6 lít B - 6,72 lít C - 4,48 lít D - 11,2 lít Câu 14 : Cho 13,92 gam Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch HNO 3 thu được 0,224 lít khí N x O y (ở 0 o C, 2 atm). Khối lượng dung dịch HNO 3 20% đã phản ứng bằng: A - 157,50 gam B - 170,10 gam C - 173,25 gam D - 176,40 gam Câu 15 : Cho các ion kim loại sau: Fe 3+ , Fe 2+ , Zn 2+ , Ni 2+ , H + , Ag + . Chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion là: A - Zn 2+ , Fe 2+ , H + , Ni 2+ , Fe 3+ , Ag + B - Zn 2+ , Fe 2+ , Ni 2+ , H + , Fe 3+ , Ag + C - Zn 2+ , Fe 2+ , Ni 2+ , H + , Ag + , Fe3 + D - Fe 2+ , Zn 2+ , Ni 2+ , H + , Fe 3+ , Ag + Câu 16 : Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO 3 , thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N 2 O và N 2 . Tỉ lệ thể tích V NO : V N2O : V N2 = 3:2:1. Trị số của m là: A - 32,4 gam B - 31,5 gam C - 40,5 gam D - 24,3 gam Câu 17 : Ankađien ứng với công thức phân tử C 6 H 10 có số đồng phân hình học là: A - 7 B - 8 C - 9 D - 10 Câu 18 : Dung dịch X chứa các ion : Fe 3+ , SO 4 2− , NH 4 +, Cl − . Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau : − Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa ; − Phần hai tác với lượng dư dung dịch BaCl 2 , thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi): A - 3,73 gam B - 7,04 gam C - 7,46 gam D - 3,52 gam Câu 19 : Tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin (CH 2 =CH-CN) thu được một loại cao su Buna- N chứa 8,69% nitơ. Tính tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrolinitrin trong cao su. A - 1 : 2 B - 1 : 3 C - 2 : 1 D - 3 : 1 Câu 20 : Để thu được vàng tinh khiết 99,99% người ta dùng phương pháp: A - Tạo hỗn hống, rồi đốt nóng cho thủy ngân bay hơi. B - Điện phân dung dịch với anot tan là vàng thô. C - Hòa tan trong dung dịch xianua rồi dùng kẽm đẩy vàng ra. D - Hòa tan trong hỗn hợp cường thủy rồi dùng Zn đẩy vàng ra. Câu 21 : Hòa tan m gam ancol etylic có khối lượng riêng bằng 0,80 g.ml -1 vào 108,0 ml nước tạo thành dung dịch X. Cho X tác dụng hết với Na dư thu được 85,12 lít khí H 2 (ở đktc). Vậy dung dịch X có độ ancol là: A - 52 o B - 42 o C - 46 o D - 56 o Câu 22 : Cho 50,0 gam dung dịch MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6 % tác dụng với 10,0 gam dung dịch AgNO 3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,20 lần so với nồng độ ban đầu. Công thức của muối MX là: A - LiCl B - NaCl C - KBr D - KCl Câu 23 : Cho hỗn hợp Fe 3 O 4 và Cu vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và Cu. Vậy trong dung dịch X có chứa: A - Fe(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 B - Fe(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 C - Fe(NO 3 ) 3 , Cu(NO 3 ) 2 D - Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 Câu 24 : Hiđro hóa chất X có công thức phân tử C 4 H 6 O thu được butan-1-ol. Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A - 3 B - 4 C - 5 D - 6 Câu 25 : Dãy gồm các chất được sắp xếp theo trật tự tăng dần độ mạnh tính axit: A - H 2 O < C 2 H 5 OH < C 6 H 5 OH < H 2 CO 3 < HCOOH B - C 2 H 5 OH < H 2 O < C 6 H 5 OH < H 2 CO 3 < HCOOH C - CH 3 COOH < BrCH 2 COOH < BrCH 2 CH 2 COOH < FCH 2 COOH D - CH 3 COOH < BrCH 2 COOH < FCH 2 COOH < BrCH 2 CH 2 COOH Câu 26 : Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na 2 CO 3 . Sau khi cho hết A vào dung dịch B ta được dung dịch C. Khẳng định nào sau đây không đúng: A - Khi x = 2y thì pH của dung dịch C bằng 7 sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí. B - Khi x < y thì dung dịch C chứa x mol NaCl, x mol NaHCO 3 và (y – x) mol Na 2 CO 3 . C - Khi 2y < x thì dung dịch C chứa x mol NaCl và (x – 2y) mol HCl. D - Khi y < x < 2y thì dung dịch C chứa x mol NaCl và (2y – x) mol NaHCO 3 . Câu 27 : Khi bị nhiệt phân, dãy muối nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi: A - Sn(NO 3 ) 2 , Pb(NO 3 ) 2 , Hg(NO 3 ) 2 , Ni(NO 3 ) 2 B - Sn(NO 3 ) 2 , Pb(NO 3 ) 2 , Zn(NO 3 ) 2 , Mn(NO 3 ) 2 C - Fe(NO 3 ) 2 , Pb(NO 3 ) 2 , Li(NO 3 ) 2 , Ni(NO 3 ) 2 D - Cu(NO 3 ) 2 , Mg(NO 3 ) 2 , Na(NO 3 ) 2 , Mn(NO 3 ) 2 Câu 28 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cl 2 → A → B → C → A → Cl 2 . Trong đó A, B, C là chất rắn và đều chứa nguyên tố clo. Các chất A, B, C là: A - NaCl; NaOH và Na 2 CO 3 B - KCl; KOH và K 2 CO 3 C - CaCl 2 ; Ca(OH) 2 và CaCO 3 D - Cả 3 câu A, B và C đều đúng Câu 29 : Chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhân biết các chất lỏng sau rượu etylic, etylen glycol, glucozơ, andehit axetic: A - Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 B - Cu(OH) 2 C - Quỳ tím D - NaHSO 3 Câu 30 : Cho 1 bình kín dung tích không đổi 4 lít chứa 640 ml nước, không khí (ở đktc) chứa N 2 (80 % về thể tích) và O 2 (20 % về thể tích). Bơm 896 ml (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO 2 và NO có tỉ khối so với hiđro là 19 vào bình và lắc kĩ bình tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X ở trong bình. Giả sử áp suất hơi nước ở trong bình không đáng kể. Nồng độ % chất tan trong dung dịch X là: A - 0,3924 % B - 0,3575 % C - 3,924 % D - 3,575 % Câu 31 : Xét phản ứng: FeS 2 + H 2 SO 4 (đ, nóng) Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O Hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước chất oxi hóa, chất khử phía tác chất để phản ứng trên cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là: A - 1; 7 B - 14; 2 C - 11; 2 D - 18; 2 Câu 32 : Có các dung dịch CaCl 2 , ZnSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3 , CuCl 2 , FeCl 3 . Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được các dung dịch trên? A - Dung dịch NaOH và CO 2 B - Dung dịch NaOH C - Dung dịch BaCl 2 D - Dung dịch NH 3 Câu 33 : Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là: A - Glucozơ B - Mantozơ C - Fructozơ D - Saccarozơ Câu 34 : Từ 3 tấn quặng pirit (chứa 58% FeS 2 về khối lượng, phần còn lại là các tạp chất trơ) điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch H 2 SO 4 98%, hiệu suất chung của quá trình điều chế là 70%? A - 2,03 tấn B - 2,50 tấn C - 2,46 tấn D - 2,90 tấn Câu 35 : Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO 3 đã tham gia phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của NaCl trong hỗn hợp đầu là: A - 25,84% B - 27,84% C - 40,45% D - 27,48% Câu 36 : Có 4 dung dịch bị mất nhãn: AlCl 3 , NaCl, MgCl 2 , H 2 SO 4 và các thuốc thử: quỳ tím, Zn, dung dịch NH 3 , HCl, NaOH, BaCl 2 , AgNO 3 , Pb(NO 3 ) 3 . Nếu chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn trên thì số thuốc thử có thể dùng là: A - 1 B - 2 C - 3 D - 4 Câu 37 : Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO 3 loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch X và không thấy có khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa nhỏ nhất thì số mol NaOH đã dùng là: A - 0,16 mol B - 0,19 mol C - 0,32 mol D - 0,35 mol Câu 38 : Khẳng định nào sau đây không đúng về axeton: A - Axeton tan tốt trong nước, đồng thời là dung môi hòa tan nhiều chất hữu cơ B - Có thể điều chế trực tiếp axeton từ cumen, metylaxetilen, ancol isopropylic hoặc canxi axetat C - Khả năng phản ứng của axeton yếu hơn anđehit tương ứng do nhóm chức xeton chịu sự án ngữ không gian của hai gốc metyl D - Oxi hóa axeton bằng dung dịch KMnO 4 trong môi trường trung tính, đun nóng thấy có khí CO 2 thoát ra Câu 39 : Một este (E) tạo thành từ 1 axit cacboxylic đơn chức có một nối đôi C = C và ancol no 3 chức. Biết (E) không mang nhóm chức khác và có % khối lượng cacbon là 56,69%. Công thức phân tử của (E) là: A - C14H18O6 B - C 13 H 16 O 6 C - C 12 H 14 O 6 D - C 11 H 12 O 6 Câu 40 : Khi trùng hợp buta-1,3-đien thành cao su buna, ngoài polime thu ta còn thu được một sản phẩm phụ X. Khi hiđro hóa X thì thu được etylxiclohexan. Vậy tên gọi nào sau đây của X là phù hợp nhất: A - 4-vinylxiclohex-2-en B - 3-vinylxiclohex-2-en C - 3-vinylxiclohex-1-en D - 4-vinylxiclohex-1-en Câu 41 : Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4gam. Thành phần % khối lượng sắt đã bị oxi hóa là: A - 99,9% B - 60% C - 81,4% D - 48,8% Câu 42 : Khẳng định nào sau đây không đúng: A - Muối ăn, xút ăn da là tinh thể ion còn nước đá, iot là tinh thể phân tử. B - Kim cương, than chì đều là tinh thể nguyên tử. C - Kiểu liên kết trong tinh thể phân tử là liên kết cộng hóa trị. D - Tinh thể kim loại có tính dẻo còn tinh thể ion lại giòn. Câu 43 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Giai đoạn cuối xảy ra hoàn toàn. Vậy E có thể là: A - CH 3 CH(OH)CH 2 CHO B - CH 2 =CH–CH 2 CHO C - CH 2 =CHCO–CH 3 D - CH 3 CH(OH)CO-CH 3 Câu 44 : Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C 3 H 9 N? A - 2 B - 3 C - 4 D - 5 Câu 45 : Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm CH 4 và H 2 cần 1 mol O 2 . Phần trăm theo thể tích của CH 4 và H 2 trong hỗn hợp lần lượt là: A - 50% mỗi chất B - 33.3% và 66.7% C - 66,7% và 33,3% D - 87,7% và 12,3% Câu 46 : Để phận biệt Fe 2+ và Fe 3+ không dùng thuốc thử: A - H 2 SO 4 (loãng) B - KMnO 4 /H 2 SO 4 C - NaSCN D - NH 3 Câu 47 : Hiđro hóa 49,0 gam hỗn hợp X gồm bezen và naphtalen bằng hiđro (có xúc tác thích hợp) thu được 39,72 gam hỗn hợp sản phẩm Y gồm xiclohexan và đecalin. Biết hiệu suất hiđro hóa benzen và naphtalen lần lượt bằng 70,0 % và 80,0 %. Vậy thể tích hiđro (ở đktc) đã phản ứng là: A - 32,032 lít B - 32,480 lít C - 34,272 lít D - 34,720 lít Câu 48 : Đốt cháy hết một lượng hiđrocacbon là đồng đẳng của benzen thu được 3,96 gam CO 2 và 1,08 gam H 2 O. Vậy số hợp chất thơm thỏa mãn tính chất trên là: A - 6 B - 8 C - 9 D - 7 Câu 49 : Hoà tan một lượng oxit sắt vào dd H 2 SO 4 loãng được dd X. X có khả năng làm mất màu dd brôm, làm mất màu dd thuốc tím, hoà tan được đồng kim loại. Công thức của oxit sắt là: A - Fe 3 O 4 . B - FeO. C - Fe 2 O 3 . D - không oxit nào phù hợp. Câu 50 : Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H 2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm: A - Một este và một rượu B - Một axit và một este C - Một axit và một rượu D - Hai este Hãy click vào đây để xem đáp án hoặc các bài tiếp theo trong đề Link xem đáp án: http://www.moon.vn/lophoc/viewKey.aspx? ChuyenDeID=503&UserKey=poko_windy . Đề thi thử đại học môn hóa năm 2010 (đ1) Câu 1 : Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được 896. H 2 SO 4 và các thuốc thử: quỳ tím, Zn, dung dịch NH 3 , HCl, NaOH, BaCl 2 , AgNO 3 , Pb(NO 3 ) 3 . Nếu chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn trên thì số thuốc thử có thể dùng. là chất rắn và đều chứa nguyên tố clo. Các chất A, B, C là: A - NaCl; NaOH và Na 2 CO 3 B - KCl; KOH và K 2 CO 3 C - CaCl 2 ; Ca(OH) 2 và CaCO 3 D - Cả 3 câu A, B và C đều đúng Câu 29

Ngày đăng: 11/07/2014, 06:00

w