TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Chương 11 LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP A. Mục đích, yêu cầu : Giúp sinh viên nắm được: - Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của trường phái chính hiện đại. - Những tư tưởng chủ yếu của học thuyết đồng thời có sự liên hệ so sánh với các trưng phái khác. - Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế của nó. B. Nội dung : I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN, ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KINH TẾ HỌC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI 1. Hoàn cảnh xuất hiện Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX trường phái cổ điển và cổ điển mới đề cao vai trò của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Đầu thế kỷ XX trường phái Keynes xuất hiện. Keynes đề cao vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước và phê phán những khuyết tật của cơ chế thị trường. Từ những năm 40-50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do mới ra đời. Trường phái tự do mới một mặt khuyến khích phát triển cơ chế thị trường, nhưng mặt khác lại quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả tiêu cực của cơ chế thị trường thông qua vai trò của nhà nước. Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng nền kinh tế sẽ phát triển không có hiệu quả nếu như đề cao vai trò của thị trường hoặc vai trò của nhà nước. Vì vậy các quan điểm của các xu hướng, các trường phái kinh tế có sự xích lại gần nhau. Quá trình xích lại giữa các xu hướng tư tưởng kinh tế hình thành học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại, người đứng đầu trường phái này là P.A.Samuelson. Paul A.Samuelson, người sáng lập khoa kinh tế học nổi tiếng chuyên đào tạo sau đại học của Viện công nghệ Massachusetts. Ông được đào tạo tại trường đại học Chicago và Harvard. Khi còn trẻ ông đã nổi tiếng thế giới nhờ các công trình khoa học của mình và ông là người Mỹ đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế học (1970). P.A.Samuelson đã từ lâu viết bài trong mục kinh tế học của Tạp chí Newsweek. Ông thường điều trần trước Quốc hội (Mỹ) và hoạt động với tư cách cố vấn chuyên môn cho Ngân hàng Dự trữ liên bang và Bộ Ngân khố Hoa kỳ, và nhiều tổ chức tư nhân Ông đã từng làm cố vấn kinh tế cho tổng thống John F.Kennedy. Ngoài nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts và chơi tennis, P.A.Samuelson còn là giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học New York. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 1 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp 2. Đặc điểm phương pháp luận của trường phái chính hiện đại. Họ sử dụng một cách tổng hợp các quan điểm và phương pháp kinh tế của các trường phái kinh tế trong lịch sử làm cơ sở để dưa ra các lý thuyết kinh tế của mình. Họ sử dụng phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô để trình bày các vấn đề kinh tế học. Kinh tế học gồm hai nội dung: kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô và nền kinh tế hỗn hợp. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là lý thuyết trung tâm trong học thuyết kinh tế. II. MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU 2.1. Lý thuyết vê nên kinh tế hỗn hợp Các nhà kinh tế học thuộc trường phái “Cổ điển” và “Cổ điển mới” say sưa với “bàn tay vô hình” còn Keynes và trường phái Keynes mới lại say sưa với “Bàn tay nhà nước”. P.A.Samuelson chủ trương phát triển kinh tế vừa dựa vào cơ chế thị trường vừa dựa vào vai trò điều tiết của nhà nước để điều hành nền kinh tế.ờ 2.1.1. Cơ chế thị trường. Theo P.Samuelson cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau để xác định vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Cơ chế thị trường là một trật tự kinh tế chịu sự tác động của các qui luật kinh tế khách quan. Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có một bộ não hay hệ thống tính toán trung tâm nhưng nó vẫn giải quyết vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai biết; những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành rất tốt. Trong nền kinh tế thị trường không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá. Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hãng tự nguyện trao đổi nhiều hàng hóa khác nhau. Hơn nữa, giá cả hoạt động như một tín hiệu đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Nếu như người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa nào đó hơn nữa, thì giá sẽ tăng và nó sẽ phát tín hiệu cho người bán rằng cần cung nhiều hơn hơn. Kết quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán sẽ được duy trì. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 2 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Những gì đúng với thị trường hàng tiêu dùng thì cũng đúng với thị trường về các yếu tố sản xuất như đất đai hoặc lao động. Giá cả sẽ kết hợp các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường. Giá tăng lên sẽ làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất. Giá hạ xuống sẽ khuyến khích tiêu dùng và không khuyến khích sản xuất. Giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường. Như vậy, giá cả chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến cung - cầu hàng hóa, đó là hai lực lượng người bán và người mua trên thị trường. Sự biến động của giá cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi. Đó chính là nội dung của quy luật cung - cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng điều khiển thị trường vì họ là người bỏ tiền ra mua hàng hóa mà các hãng sản xuất, nghĩa là họ bỏ phiếu bằng đô la. Họ chọn điểm nằm trên ranh giới khả năng sản xuất. Song kỹ thuật lại hạn chế người tiêu dùng một cách căn bản. Theo P.A.Samuelson vì nền kinh tế không thể vượt quá được ranh giới khả năng sản xuất nên lá phiếu của người tiêu dùng không thể quyết định được vấn đề phải sản xuất hàng hóa gì. Các nguồn lực của nền kinh tế cùng với nền khoa học, công nghệ của nó hạn chế sự ham muốn tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng phải tuân theo khả năng cung cấp hàng hóa của các nhà sản xuất. Người sản xuất dịnh giá hàng hóa của mình theo chi phí sản xuất. Họ sẵn sàng bỏ những lĩnh vực kinh doanh ít lợi nhuận để chuyển sang những lĩnh vực kinh doanh khác có nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, chi phí sản xuất và các quyết định kinh doanh cùng với lá phiếu của tiêu dùng mới thực sự xác định hàng hóa gì sẽ được sản xuất ra. Thị trường hoạt động như một trung gian hòa hợp giữa những sở thích của người tiêu dùng và các khả năng công nghệ. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Các hãng luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì vậy họ sẽ rời bỏ những hoạt động không đem lại lợi nhuận và đầu tư vào sản xuất những hàng hóa có nhu cầu cao, thu được nhiều lợi nhuận. P.A.Samuelson cho rằng, đôi lúc thị trường làm chúng ta thất vọng, đó là những khuyết tật của thị trường và thị trường không phải lúc nào cũng đưa đến kết quả tối ưu. Khuyết tật thứ nhất của thị trường là độc quyền và các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo khác. Khuyết tật thứ hai của bàn tay vô hình xảy ra khi xuất hiện những tác động lan tỏa hay ảnh hưởng ngoại sinh bên ngoài thị trường nạn ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là tình trạng phân phối thu nhập không thể chấp nhận được cả về mặt chính trị lẫn về đạo đức. 2.1.2. Vai trò kinh tế của chính phủ Kinh tế thị trường mang lại những thành tựu kinh tế to lớn nhưng hậu quả kinh tế xã hội do khuyết tật của kinh tế thị trường gây ra như khủng hoảng thất nghiệp, lạm phát, Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 3 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo…cũng rất nghiêm trọng. Vì vậy để kinh tế thị trường phát triển lành mạnh Chính phủ phải thực hiện điều tiết nền kinh tế. Chính phủ có 3 chức năng kinh tế chính trong nền kinh tế thị trường: sửa chữa những thất bại của thị trường; đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế; tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Chức năng thứ nhất là, sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả. Một trong những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó không hiệu quả là do có yếu tố cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền. Cạnh tranh không hoàn hảo làm cho giá bán cao hơn chi phí và mức tiêu thu của người tiêu dùng giảm dưới mức hiệu quả. Trường hợp cực đoan của cạnh tranh không hoàn hảo là độc quyền, một hãng cung cấp duy nhất có thể quyết định giá của mặt hàng hay dịch vụ nào đó.Vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường. Chính phủ cần đưa ra các luật chống độc quyền và luật lệ kinh tế để làm tăng hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Hình thức phi hiệu quả thứ hai là khi có những tác động bên ngoài như ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt Vì vậy chính phủ phải sử dụng những luật lệ để điều hành kinh tế như là một phương pháp để ngăn chặn những tác động đó. Chức năng thứ hai là, đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường tạo ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nguyên nhân là, mức thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm sự nỗ lực, trình độ giáo dục, sự kế thừa, giá cả các yếu tố và cả sự may mắn nữa. Hơn nữa hàng hóa tuân theo các lá phiếu bằng tiền chứ không phải là theo nhu cầu cấp thiết nhất.Vì vậy chính phủ phải can thiệp để phân phối lại thu nhập đó. Công cụ quan trọng nhất là thuế lũy tiến và thuế thu nhập cao. Đồng thời chính phủ phải xây dựng hệ thống hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, những người không có thu nhập, những người có hoàn cảnh khó khăn, già yếu bệnh tật và không có việc làm Chức năng thứ ba là, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Từ khi ra đời chủ nghĩa tư bản đã mắc căn bệnh kinh niên về lạm phát và suy thoái kinh tế. Ngày nay, nhờ những đóng góp trí tuệ của John Maynasd Keynes và những người theo ông, chúng ta đã biết cách kiểm soát như thế nào những tình huống xấu nhất của chu kỳ kinh doanh. Bằng việc sử dụng một cách cấn thận các chính sách tài khóa và tiền tệ, các chính phủ có thể tác động đến sản lượng, việc làm và lạm phát. Chính sách tài khóa của chính phủ là quyền lực đánh thuế và chi tiêu. Chính sách tiền tệ bao gồm việc xác định mức cung tiền tệ và lãi xuất. Sử dụng hai công cụ cơ bản đó, các chính phủ có thể tác động tới mức tổng chi tiêu xã hội, tốc độ tăng trưởng và tổng sản lượng, việc làm và mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Cũng như bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình cũng có những khuyết tật, có nhiều vấn đề chính phủ lựa chọn không đúng, chẳng hạn chính phủ tài trợ cho các chương trình quá lớn trong thời gian quá dài. Chính phủ đưa ra những quyết định sai không phản ánh sự vận động của thị trường Những khuyết tật đó gây ra tính Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 4 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp không hiệu quả của sự can thiệp chính phủ. Vì vậy phải kết hợp cả cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ để điều hành nền kinh tế hiện đại, hình thành một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường quyết định hầu hết các giá cả và sản lượng, còn chính phủ kiểm soát tổng thể nền kinh tế với các chương trình về thuế, chi tiêu ngân sách, và quy định về tiền tệ. 2.2. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn Các nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế của mọi quốc gia có những thuận lợi khó khăn nhất định. Căn cứ vào điều kiện tài nguyên, con người, trình độ kỹ thuật mỗi quốc gia lựa chọn và đưa ra quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù hợp với khả năng của mình. Thực chất lý thuyết “lựa chọn” nhằm đưa ra mô hình số lượng cho người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó, dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu xã hội. Giả sử 2 mặt hàng kinh tế được lựa chọn là lương thực và máy móc. Nguồn tài nguyên dùng cho sản xuất đã được xác định, còn lại là sự lựa chọn nguồn tài nguyên đó sản xuất cái gì. Giữa 2 mặt hàng, nếu tối đa mặt hàng này thì mặt hàng kia bằng không. Nếu giới hạn sản xuất mặt hàng này thì mặt hàng kia sẽ được sản xuất tương ứng với nguồn tài nguyên nó sử dụng. Khả năng sản xuất Lương thực Máy móc A 0 15 B 1 14 C 2 12 D 3 9 E 4 5 F 5 0 Bảng này cho thấy 6 phương án lựa chọn khác nhau. Các khả năng: B,C,D,E chỉ rõ nếu muốn sản xuất mặt hàng này nhiều thì mặt hàng kia phải ít. Hai khả năng: A, F chỉ rõ nếu muốn tối đa mặt hàng này thì mặt hàng kia bằng không. Do đó phải căn cứ vào lao động tài nguyên, kỹ thuật, nhu cầu và hiệu quả để lựa chọn khả năng đầu tư sản xuất có hiệu quả tối đa. Giới hạn khả năng sản xuất biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có. Từ sự phân tích trên đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Theo P.Samuelson, một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 5 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Có thể biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất bằng đồ thị dưới đây. 2. 2.3. Lý thuyết thất nghiêp 2. 3.1. Ảnh hưởng của thất nghiệp Hậu quả đau đớn nhất của suy thoái là thất nghiệp tăng lên. Thất nghiệp cao, vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Là vấn đề kinh tế, nó là sự lãng phí những nguồn lực quí báu. Là vấn đề xã hội, nó là căn nguyên của những thiệt thòi to lớn vì công nhân thất nghiệp phải vật lộn với nguồn thu nhập ngày càng eo hẹp. Tác động kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, trên thực tế, nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những hàng hóa dịch vụ mà những người thất nghiệp đáng lẽ sản xuất ra. Tác động xã hội.Thất nghiệp gây ra những thiệt hại về người và tâm lý xã hội nặng nề. Những nghiên cứu về y tế cộng đồng chỉ ra rằng, thất nghiệp dẫn đến sự suy sụp sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần: bệnh tim tăng cao hơn, nghiện rượu và tự sát 2. 3.2. Các loại thất nghiệp Thất nghiệp là những người không có việc làm, đang chờ để được đi làm hoặc đang đi tìm việc làm. Khi phân loại cơ cấu thị trường lao động, các nhà kinh tế xác định có ba loại thất nghiệp khác nhau: thất nghiệp cơ học; thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp cơ học xuất hiện do sự di chuyển không ngừng của mọi người giữa các vùng, giữa các công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Thất nghiệp cơ cấu là sự bất cập giữa cung và cầu về lao động. Sự bất cập đó có thể xảy ra do cầu về một loại lao động nào đó tăng lên trong khi cầu một loại khác giảm xuống, còn cung không điều chỉnh theo một cách nhanh chóng. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị Máy móc 15 14 12 9 5 0 1 2 3 4 Lương thực 6 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Thất nghiệp chu kỳ tồn tại khi nhu cầu chung về lao động thấp. Khi tổng chi tiêu và sản lượng giảm, thất nghiệp tăng ở hầu khắp mọi nơi. Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Thất nghiệp tự nguyện là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không đi làm ở mức lương thị trường. AE: là số công nhân có việc làm với mức lương W; EF: là số công nhân muốn đi làm nhưng ở mức lương cao hơn W. Do vậy EF là lượng thất nghiệp tự nguyện. Nếu mức lương thay đổi linh hoạt sẽ không còn thất nghiệp nữa Thất nghiệp không tự nguyện, là những người đang muốn làm việc với mức lương hiện tại trên thị trường nhưng không tìm được việc làm. ở mức lương W’, số công nhân muốn đi làm nằm ở G, nhưng các doanh nghiệp chỉ thuê ở H, vì vậy HG đượ coi là thất nghiệp không tự nguyện, có nghĩa họ là những Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị Mức lương W Lao động E A D F Có việc làm Thất nghiệp tự nguyện S D Mức lương W ’ H G W E S D S Thất nghiệp không tự nguyện Có việc làm Lao động 7 D TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp người đủ tiêu chuẩn muốn làm việc ở mức lương phổ biến nhưng không thể tìm được việc làm. Thất nghiệp không tự nguyện diễn ra do tiền lương không linh hoạt khi có những biến động kinh tế lớn. Tính không linh hoạt tăng lên một phần do chi phí của việc quản lý hệ thống tiền lương. Những chi phí này có thể thấy trong quãng thời gian dài của những hợp đồng của nghiệp đoàn –thường là 3 năm. Trong những thỏa thuận nghiệp đoàn, tiền công và lương tháng nói chung được quy định không quá một lần một năm. 2. 3.3. Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động (tính theo tỷ lệ %). Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên biến đổi cùng chiều với khủng hoảng và mức độ lạm phát trong nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh mức lạm phát do giá cả và tiền lương gây ra. Do đó trong nền kinh tế thị trường hiện đại nếu ngăn chặn được mức lạm phát cao thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ ở mức thấp. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn luôn lớn hơn 0. Vì trong một quốc gia các hoạt động kinh tế như thị hiếu tài năng đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hóa, dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng là tăng thêm số thanh thiếu niên, người thiểu số, phụ nữ vào lực lượng lao động; tác động của chính sách (như trợ cấp bảo hiểm) làm cho công nhân thất nghiệp không tích cực tìm việc làm; do thay đổi cơ cấu sản xuất Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường lao động, mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ; tạo ra việc làm công cộng. 2. 4 . Lý thuyêt lạm phát 2. 4.1. Bản chất lạm phát Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung. Mức giá (năm t)- mức giá (năm t-1) Tỷ lệ lạm phát(năm t) = x 100 Mức giá (năm t-1) Lạm phát bao gồm: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm, là lạm phát hàng năm một chữ số. Lạm phát phi mã là lạm phát trong phạm vi hai hoặc 3 chữ số trong một năm Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 8 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Siêu lạm phát diễn ra khi các nhà máy in tuôn ra tiền và giá cả bắt đầu tăng lên gấp nhiều lần mỗi tháng. 2.4.2. Tác động của lạm phát Lạm phát tác động đến nền kinh tế bằng cách phân phối lại thu nhập và của cải, và bằng cách làm giảm tính hiệu quả kinh tế. Tác động đến phân phối lại thu nhập và của cải xảy ra thông qua ảnh hưởng của nó đối với giá trị thực tế trên của cải của mọi người.Lạm phát không dự đoán được thường phân phối lại của cải từ những người chủ nợ sang con nợ, giúp đỡ người đi vay làm thiệt hại cho người cho vay. Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế. Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá cả, sai lệch việc sử dụng đồng tiền, thuế suất và lãi suất thực tế. Mọi người đi đến ngân hàng nhiều hơn, thuế có thể leo khung và thu nhập tính được có thể bị bóp méo. Khi các ngân hàng trung ương có những biện pháp hạ thấp lạm phát, chi phí thực tế của những biện pháp này về phương diện việc làm và sản lượng có thể rất đau xót. 2.4.3. Nguồn gốc của lạm phát Lạm phát có xu hướng dừng lại ở một mức từ năm này qua năm khác gọi là lạm phát đã tính toán trước và được đưa vào các hợp đồng lao động và những thỏa thuận trước. Tỷ lệ lạm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh tế bị chấn động. Những chấn động chính là cầu kéo và chi phí đẩy Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt qua mức sản xuất tiềm năng, việc tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Trong trường hợp này, với mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn đến tăng lạm phát. Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết, khủng hoảng diễn ra, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Đây là hiện tượng mới của nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Nguyên nhân là: Tăng tiền lương, làm tăng chi phí sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá. Tăng giá dầu lửa và các sản phẩm sơ khai. 2. 4.4 Những biện pháp kiểm soát lạm phát Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại. Dùng “chỉ số hóa” và những kỹ thuật thích ứng. Chỉ số hóa là một cơ chế, theo đó, người ta miễn dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức giá nói chung. Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện. Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương. Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm phát. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 9 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11:Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp C. Nội dung ôn tập: 1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại. 2. Nội dung cơ bản của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của trường phái chính hiện đại. Ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 10 . vấn đề kinh tế học. Kinh tế học gồm hai nội dung: kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô và nền kinh tế hỗn hợp. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là lý thuyết trung tâm trong học thuyết kinh tế. II tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11: Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Chương 11 LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP A. Mục đích, yêu cầu : Giúp sinh viên nắm được: - Hoàn cảnh ra đời, đặc. khoa Lý luận chính trị 9 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 11: Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp C. Nội dung ôn tập: 1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh