Mở cửa cho những người khuyết tật – một ý tưởng kinh doanh thành công Chúng ta luôn có ý nghĩ rằng, sự thành công của một ai đó thường gắn liền với tài năng hay vận may của họ. "Nếu rơi vào trường hợp của ông ta/bà ta, chắc mình cũng thành công chẳng kém". Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó không phải bao giờ cũng đúng. Rất nhiều người tạo dựng sự nghiệp của mình từ việc quan sát tỉ mỉ những gì diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình. Trong lúc đi ăn trưa với một chị bạn mắc chứng bại liệt phải dùng xe lăn, Patrick Hughes, 36 tuổi, đã rất ngạc nhiên khi biết rằng bạn anh đã không thể tiếp cận được với 25 doanh nghiệp ở quanh vùng anh sống tại Evanston, Illinois khi có nhu cầu mua bán hay sử dụng dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp này đều là các công ty tư nhân nhỏ. Bất chấp việc Chính phủ thông qua Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật ( ADA ) vào năm 1990, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng những cánh cửa khó mở hoặc quá hẹp để chiếc xe lăn của các khách hàng khuyết tật có thể lọt qua hoặc có bậc cầu thang khiến họ không thể lên được. Hughes, giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận Natural Ties có trụ sở tại Chicago với mục đích đưa các công dân bị khuyết tật trở lại với cuộc sống đời thường, bắt đầu tìm kiếm giải pháp mang tính thực tế cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhận thấy việc bổ sung các cửa điện hay dốc thoải có thể rất tốn kém, nên Hughes nghĩ ra một giải pháp rẻ tiền hơn: một cái chuông cửa lớn có tên BigBell có thể được lắp tại cửa đúng bằng chiều cao của xe lăn và có thể hoạt động do sự tiếp xúc của tay hoặc đầu. Cái chuông này sẽ báo cho nhân viên phía trong biết rằng một khách hàng đang cần giúp đỡ để có thể vào trong, và cho phép các doanh nghiệp sử dụng lối vào mà ADA yêu cầu. Hughes thành lập doanh nghiệp Inclusion Solutions có trụ sở tại Chicago bán cả hệ thống chuông cửa không dây với giá $199 và một hệ thống chuông cửa tầm xa cũng với giá $199. Biết rằng các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với các vụ kiện theo đạo luật ADA ngày càng nhiều, anh đã tiếp thị các vật dụng trên qua trang web của mình. Terry Smith, giám đốc điều hành Tumbleweeds, một dây chuyền gồm 55 cửa hàng ăn có trụ sở tại Louisville, cho biết sản phẩm BigBell này giúp rất nhiều trong việc cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Ông nói: “Ngay khi khai trương cửa hàng ăn mới nhất của chúng tôi, một khách hàng đã để ý đến chiếc chuông và nói rằng nó gửi tới khách hàng một thông điệp rất tích cực.” BigBell còn phát huy tác dụng lớn tại các điểm bầu cử năm ngoái. Hughes cho biết: “Hơn 65% địa điểm bỏ phiếu tại Mỹ rất khó vào, do đó ngăn cản khoảng năm triệu cử tri thực hiện quyền công dân của họ.” Vì thế, anh đã bán Bộ Dụng cụ Tiếp cận Bỏ phiếu của Inclusion Solutions, trong đó gồm cả BigBell và các biển hiệu cho biết một địa điểm bỏ phiếu có dễ tiếp cận hay không, cho hơn 1000 quan chức phụ trách bầu cử tại bang và địa phương. Khoản thu này khiến doanh thu của công ty mới được thành lập 4 năm này lên mức $1 triệu trong năm ngoái. Sản phẩm tiếp theo của họ sẽ là gì? Hughes cho biết, đó sẽ là một dụng cụ cho phép những người đeo dụng cụ trợ thính sử dụng loa phóng thanh trong các cửa hàng ăn mà người lái có thể ngồi trên xe của mình để thưởng thức bữa ăn của mình. . Mở cửa cho những người khuyết tật – một ý tưởng kinh doanh thành công Chúng ta luôn có ý nghĩ rằng, sự thành công của một ai đó thường gắn liền với tài năng. các doanh nghiệp này đều là các công ty tư nhân nhỏ. Bất chấp việc Chính phủ thông qua Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật ( ADA ) vào năm 1990, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng những cánh cửa khó mở. tiếp theo của họ sẽ là gì? Hughes cho biết, đó sẽ là một dụng cụ cho phép những người đeo dụng cụ trợ thính sử dụng loa phóng thanh trong các cửa hàng ăn mà người lái có thể ngồi trên xe của